150 câu hỏi trắc nghiệm địa lí phần kinh tế ngành và kinh tế vùng - Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2018 môn Địa lý
Nội dung chi tiết:
150 câu hỏi trắc nghiệm địa lí phần kinh tế ngành và kinh tế vùng là tài liệu tham khảo ôn thi THPT quốc gia hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo.
Câu hỏi trắc nghiệm địa lí phần kinh tế ngành và kinh tế vùng
Câu 1. Thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?
A. Kinh tế nhà nước. B. Kinh tế ngoài nhà nước.
C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. Kinh tế tư nhân.
Câu 2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp theo xu hướng
A. giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành lâm nghiệp
B. tăng tỉ trọng nông nghiệp, giảm tỉ trọng thủy sản
C. tăng tỉ trọng thủy sản, giảm tỉ trọng lâm nghiệp
D. giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thủy sản
Câu 3. Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta thể hiện ở sự hình thành A. các vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung
B. các trung tâm kinh tế với quy mô lớn
C. các vùng sản xuất lương thực thực phẩm
D. các vùng chuyên canh cây công nghiệp
Câu 4. Ngành nào có xu hướng tăng tỉ trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
A. Công nghiệp năng lượng. B. Công nghiệp chế biến.
C. Công nghiệp khai thác. D. Công nghiệp luyện kim.
A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III
B. Giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I, III
C. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II, III
D. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I, III
Câu 6. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là
A. trồng trọt. B. thủy sản. C. chăn nuôi D. dịch vụ nông nghiệp
Câu 7. Cơ cấu sản phẩm công nghiệp chuyển biến theo hướng:
A. tăng tỉ trọng các sản phẩm thô, sơ chế phục vục xuất khẩu
B. tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp có chất lượng và sức cạnh tranh cao
C. tăng tỉ trọng các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp
D. tăng tỉ trọng các sản phẩm công nghiệp khai thác
Câu 8. Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp thay đổi theo xu hướng:
A. tăng tỉ trọng trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi
B. tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt
C. tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt D. tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi
Câu 9. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng chủ yếu là do có sự phân hóa các điều kiện
A. khí hậu và địa hình
B. địa hình và đất trồng
C. đất trồng và nguồn nước tưới
D. nguồn nước và địa hình
Câu 10. Thế mạnh nông nghiệp ở Trung du và miền núi là
A. trồng cây lâu năm
B. nuôi trồng thủy sản
C. trồng cây hàng năm
D. nuôi gia cầm
Câu 11. Biểu hiện nào sau đây không đúng với việc nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?
A. Các tập đoàn cây con phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái.
B. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng
C. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn
D. Đẩy mạnh sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu Câu 12. Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa là
A. mỗi cơ sở sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm B. phần lớn sản phẩm sản xuất ra để tiêu dùng tại chỗ
C. nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp D. sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính
Câu 13. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng đến A. cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp
B. áp dụng các biện pháp canh tác khác nhau giữa các vùng C. việc huy hoạch các vùng chuyên canh quy mô lớn
D. việc phát triển các nông sản đặc trưng của vùng miền
Câu 14. Để góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới nước ta cần A. phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa
B. đẩy mạng phát triển nông sản xuất khẩu
C. thay đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa
D. thay đổi hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp.
Câu 15. Biểu hiện cho thấy nước ta đang khai thác hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới không phải là
A. cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi
B. tính mùa vụ được khai thác tốt
C. xuất hiện nhiều nông sản mới
D. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu
Câu 16. Tính bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới không phải là
A. thời tiết thất thường
B. nhiều thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh
C. nông sản nhiệt đới ít khả năng cạnh tranh
D. đất đai dể bị suy thoái
Câu 17. Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta là
A. Bắc Trung Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 18. Cây công nghiệp nào sau đây không thích hợp trồng ở vùng Tây Nguyên?
A. cây cao su.
B. cây cà phê.
C. cây hồ tiêu.
D. cây dừa.
Câu 19. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là
A. cây công nghiệp. B. cây lương thực. C. cây rau đậu. D. cây ăn quả.
Câu 20. Vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất nước ta là
A. Đông Nam Bộ. B. Trung du miền núi Bắc Bộ.
C. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 21. Cây ăn quả được trồng nhiều ở
A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 22. Cây công nghiệp chủ yếu của nước ta có nguồn gốc
A. cận xích đạo. B. nhiệt đới. C. cận nhiệt đới. D. ôn đới.