180 câu trắc nghiệm lý thuyết môn Sinh học ôn thi THPT quốc gia 2018 - Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2018 môn Sinh học

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 514,2 KB
Lượt tải: 4,691
Nhà phát hành: Sưu tầm


[Chia sẻ] 180 câu trắc nghiệm lý thuyết môn Sinh học có đáp án kèm theo, giúp các em củng cố lại kiến thức môn Sinh học, cũng như rèn cách trả lời câu hỏi trắc nghiệm để kỳ thi THPT Quốc gia 2018 đạt kết quả cao.

Nội dung chi tiết:

180 câu trắc nghiệm lý thuyết môn Sinh học có đáp án kèm theo, giúp các em củng cố lại kiến thức, cũng như rèn cách trả lời câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học để kỳ thi THPT Quốc gia 2018 đạt kết quả cao.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm này sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức về tháp sinh thái, kỹ thuật chuyển gen, hệ sinh thái, đột biến gen... Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm bộ 560 câu trắc nghiệm Sinh học, để chuẩn bị thật tốt kiến thức cho kỳ thi THPT Quốc gia 2018 sắp tới:

180 câu trắc nghiệm lý thuyết môn Sinh học

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái?

A. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.

B. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ.

C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.

D. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.

Câu 2: Người ta dùng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh tetraxiclin vào vi khuẩn E. coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong một môi trường có nồng độ tetraxiclin thích hợp. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ?

A. tồn tại một thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển.

B. bị tiêu diệt hoàn toàn.

C. sinh trưởng và phát triển bình thường.

D. sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trường một loại thuốc kháng sinh khác.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.

B. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.

C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

D. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.

Câu 4: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.

B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit (CO).

C. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí.

D. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó.

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?

A. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.

B. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.

C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.

D. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới.

Câu 6: Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN?

A. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN.

B. ARN có thành phần nuclêôtit loại uraxin.

C. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (prôtêin).

D. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử. Chất không màu 1 Chất không màu 2 Sắc tố đỏ. gen Aenzim Agen B enzim B

Câu 7: Cho các thông tin sau:

(1) Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.

(2) Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.

(3) Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện ngay ở kiểu hình.

(4) Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng. Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội là:

A. (2), (4).        

B. (2), (3).            

C. (1), (4).          

D. (3), (4).

Câu 8: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là:

A. 11180.        

B. 11020.           

C. 11220.           

D. 11260.

Câu 9: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về:

A. di - nhập gen.

B. giao phối không ngẫu nhiên.

C. thoái hoá giống.

D. biến động di truyền.

Câu 10: Để tạo ra động vật chuyển gen, người ta đã tiến hành?

A. đưa gen cần chuyển vào cơ thể con vật mới được sinh ra và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.

B. đưa gen cần chuyển vào phôi ở giai đoạn phát triển muộn để tạo ra con mang gen cần chuyển và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.

C. đưa gen cần chuyển vào cá thể cái bằng phương pháp vi tiêm (tiêm gen) và tạo điều kiện cho gen được biểu hiện.

D. lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử (ở giai đoạn nhân non), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung con cái.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

download.com.vn