2006 FIFA World Cup - Sống lại cùng World Cup 2006 tại Đức
FIFA World Cup 2006 đã kết thúc với chức vô địch thuộc về đội Ý, sau khi đội quân Azzurri đã thể hiện sức mạnh đoàn kết vượt qua mọi đối thủ. Kỷ niệm đáng quên nhất trong trận chung kết tại sân vận động Olympic của Berlin có thể là khoảnh khắc không kìm chế được của Zinedine Zidane. Cựu cầu thủ của đội tuyển Pháp đã phải nhận thẻ đỏ khi sử dụng thiết đầu công đối với Marco Materazzi. Tuy nhiên, điều này cũng không làm ảnh hưởng tới đội tuyển Ý khi họ xứng đáng với nỗ lực của mình và giành chức vô địch thế giới lần thứ 4.
Dẫn dắt bởi huấn luyện viên Marcello Lippi, người đã tận hưởng những thành công vang dội với Juventus cùng với việc toàn đội dường như đã bỏ lại bê bối dàn xếp tỷ số ở quê nhà, người Ý ngay lập tức chứng tỏ được sự đoàn kết giữa các thành viên. 21 trong số 23 cầu thủ đã tham dự đội hình chính và 10 trong số này đã tìm đến mảnh lưới đối phương.
Với hàng phòng ngự được xây dựng xung quanh thủ thành Gianluigi Buffon và đội trưởng Fabio Cannavaro, Italia là phòng ngự tốt nhất lịch sử World Cup, chỉ lọt lưới 2 bàn, một là phản lưới nhà, bàn còn lại là penalty. Sự kết hợp mềm mại nhưng vô cùng vững chắc của bộ đôi tiền vệ Andrea Pirlo và Gennaro Gattuso cũng gây được sự chú ý, cũng như sự tham gia tấn công ấn tượng của bộ đôi Gianluca Zambrotta và Fabio Grosso.
Italia vượt qua nỗi ám ảnh
Chính bàn thắng của Grosso trong trận bán kết với đội tuyển Đức đã mở toang cánh cửa đến với trận chung kết cho người Ý và cú sút phạt đền của cầu thủ này cũng đã mang lại chiến thắng trong trận chung kết nghẹt thở sau khi đã hòa 1 -1 ở 120 phút thi đấu. Ấn tượng hơn cả, đây chính là chiến thắng đầu tiên của đoàn quân Azzurri trên chấm penalty, giúp họ vượt qua nỗi ám ảnh 3 lần thất bại ở chung kết World cup - đáng chú ý nhất là trận chung kết năm 1994.
Tuy nhiên, FIFA World Cup 2006 không chỉ ghi nhận câu truyện thành công của riêng đội tuyển Ý. Đội bóng trẻ được dẫn dắt bởi Jurgen Klinsmann của đội tuyển Đức đã xuất sắc giành vị trí thứ 3 nhờ lối đá tấn công nhịp độ cao rất hấp dẫn. Đội chủ nhà đã kết thúc giải với tư cách là đội ghi được nhiều bàn thắng nhất: 14 bàn, trong đó có 5 bàn của chiếc giày vàng Adidas Miroslav Klose và 3 bàn của cầu thủ trẻ nhất giải năm đó Lukas Podolski.
Quan trọng hơn cả, đoàn quân của Klinsmann đã nắm bắt được tinh thần của Đức 2006. Nếu trên sân cỏ, khuôn mẫu xưa cũ của người Đức đã được các cầu thủ trẻ gỡ bỏ và thay thế bằng sự sống động, trẻ trung thì ngoài sân cỏ, công chúng Đức đã cho thấy ý nghĩa thực sự của giải đấu này “Đã đến lúc kết bạn”. Hàng triệu cổ động viên trên khắp thế giới đã tụ tập các công viên, dựng lều tại đó còn nước chủ nhà thì đã thể hiện tinh thần hiếu khách, hào phóng của mình với khách thập phương.
Một tháng trải nghiệm bóng đá ở Đức đã ghi lại được không chỉ 3,359,439 lượt khán giả đến sân theo dõi trực tiếp các trận đấu ở 12 sân vận động, mà còn dự tính khoảng hơn 30 triệu người trên khắp thế giới theo dõi qua Tivi. Tất cả đều được ghi lại với lượng người theo dõi từ Angola cho tới nước Mỹ, tất cả đều háo hức và cuồng nhiệt qua 64 trận đấu cùng 147 bàn thắng.
Zidane trở lại
Khán giả có rất nhiều điều để thưởng thức, bao gồm cả hình ảnh sự trở lại của Zidane khi anh khoác áo để giúp Pháp của Raymond Domenech đánh bại Tây Ban Nha và Brazil trên con đường đến với Berlin. Nỗ lực của cầu thủ 33 tuổi đã giúp anh giành danh hiệu quả bóng vàng dù đã gây ra scandal trong trận chung kết với Ý. 8 năm chờ đợi sau khi đã ghi 2 bàn thắng ở trận chung kết France 1998, vẫn không có cái kết có hậu cho Zidane và đội tuyển Pháp.
Cầu thủ chạy cánh người Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo cũng là một nhân tố tỏa sáng khác khi đội bóng của anh đạt vị trí thứ 4, cao nhất kể từ năm 1966. Thất bại trước đội tuyển Pháp đã khiến huấn luyện viên Luiz Felipe Scolari không thể có lần thứ 2 lọt vào trận chung kết, kể từ năm 2002 với đội tuyển Brazil.
Mặc dù các trận bán kết chỉ là “chuyện của người châu Âu”, các quốc gia khác cũng cho thấy khả năng đáng chú ý của mình. Trước khi chấp nhận chịu thua trên chấm penalty trước Đức, Argentina đã cho khán giả thấy lối đá sắc sảo của mình cùng bàn thắng đẹp nhất mùa khi Esteban Cambiasso ghi bàn thắng sau 24 đường chuyền trong trận thắng như một séc tennis 6-0 với Serbia và Montenegro. Và một bàn thắng cá nhân nữa cũng rất đáng chú ý là là pha bắt volley đỉnh cao của Maxi Rodriguez trong trận đấu với đối thủ Mexico.
Niềm tự hào châu Phi
Những đội mới tham dự giải đến từ châu Phi cũng có niềm tự hào riêng. Bờ Biển Ngà đã cho Argentina và Hà Lan thấy nỗi sợ hãi mặc dù thất trận, Angola thì kiếm được trận hòa trước Mexico và Iran. Riêng Ghana với tinh thần tấn công đã ăn sâu vào tâm trí, với 2 thủ lĩnh là Stephen Appiah và Michael Essien đã kiếm được trận thắng trước cộng hòa Séc và Mỹ trước khi bị Brazil hạ gục ở vòng 16 đội.
Những điểm sáng khác đến từ châu Phi có thể kể tới tí hon Trinidad và Tobago cầm hòa không bàn thắng với Thụy Điển, Ecuador đánh bại Ba Lan và Costa Rica giành vị trí thứ 2 bẳng đấu ở lần đầu tiên tham dự. Bên cạnh đó, tinh thần Úc đã đánh bại Nhật Bản 3 bàn trắng chỉ trong 10 phút cuối trận trên đường lọt vào vòng 16 đội. Hàng phòng ngự Thụy Sĩ cũng rất đáng khen ngợi khi họ không bị đánh bại trong 4 trận thi đấu ở giải.
Hiển nhiên là vẫn còn đó những sự thất vọng. Mặc dù Ronaldo đã đi vào lịch sử các kỳ World Cup với bàn thắng thứ 15 ghi được, đội bóng của anh cũng không thi đấu thành công dù đã lọt vào vòng 8 đội. Điều này cũng tương tự đối với đội tuyển Anh. Các đội bóng châu Á cũng thất bại trong việc xây dựng hình ảnh giống như năm 2002 đã làm được và sớm phải trở về nhà. Càng vào sâu giải đấu, số bàn thắng ghi được càng giảm dần - World cup 2006 tại Đức cho thấy số bàn thắng thấp nhất kể từ năm 1990. Có thể thấy ở sự tiến bộ của Ukraine khi họ đã lọt vào đến tứ kết. Tại vòng này, họ đã bị thất bại trước Ý, nhưng điều này cũng chẳng phải là điều xấu hổ. Cannavaro và Co đã cho thấy họ xứng đáng là những nhà vô địch.