88 bài cảm thụ văn học lớp 5 - Ôn tập tiếng Việt lớp 4 có đáp án
Nội dung chi tiết:
88 bài văn cảm thụ văn học lớp 5 có đáp án kèm theo, giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng viết văn của mình, ôn luyện thật tốt kiến thức tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo nội dung dưới đây:
40 bài cảm thụ văn học lớp 3
20 bài cảm thụ văn học lớp 4
88 câu cảm thụ văn học lớp 5 có đáp án
Câu 1: Trong bài Bài ca về trái đất, nhà thơ Định Hải có viết:
Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, cánh chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sang biển
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được những điều gì về trái đất thân yêu?
Gợi ý:
Cảm nhận về trái đất thân yêu:
- Trái đất là tài sản vô giá của tất cả mọi người.
- Trái đất được so sánh với hình ảnh quả bóng xanh bay giữa trời xanh cho thấy vẻ đẹp của sự bình yên, của niềm vui trong sáng, hồn nhiên.
- Trái đất hoà bình luôn ấm áp tiếng chim gù (hình ảnh chim bồ câu thường dùng làm biểu tượng của hoà bình).
- Trái đất đẹp và nên thơ với hình ảnh cánh chim hải âu bay chập chờn trên sóng biển.
Câu 2: Trong bài Trên hồ Ba Bể, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể
Trên cả mây trời, trên núi xanh
Mây trắng bòng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh
Theo em, đoạn thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc của tác giả khi đi thuyền trên hồ Ba Bể như thế nào?
Gợi ý:
Khi con thuyền lướt nhẹ trên Ba Bể, nhìn thấy cả mây trời, núi xanh in bang trên mặt nước, tác giả cảm thấy mình được đi trên con thuyền đang trôi trên bầu trời và ngọn núi cao, mái chèo khua nước làm cho bang núi rung rinh, cảnh vật thêm kì ảo, nên thơ. Đó là những cảm xúc trước hồ Ba Bể đẹp đẽ và thơ mộng, thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả đối với thiên nhiên dất nước tươi đẹp.
Câu 3: Trong bài Mùa thu mới, nhà thơ Tố Hữu viết:
Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát
Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
Yêu biết mấy, những con đường ca hát
Qua công trường mới dựng mái nhà son!
Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những vẻ đẹp gì trên đất nước chúng ta?
Gợi ý:
- Qua khổ thơ tác giả đã bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ của mình trước những cảnh đẹp của quê hương, đất nước: Vẻ đẹp của những "dòng sông bát ngát" đang chảy giữa "đôi bờ dào dạt lúa non". Những vẻ đẹp đó hứa hẹn một cuộc sống ấm no cho những người dân trên đất nước chúng ta.
- Vẻ đẹp của những " con đường ca hát" (vui, phấn khởi) vì được chạy qua công trường đang xây dựng những mái nhà ngói mới. Đó cũng chính là vẻ đẹp của hạnh phúc đầy hứa hẹn đối với nhân dân ta.
Câu 4: Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ gợi cho em những suy nghĩ gì?
Gợi ý:
Hạt gạo của làng quê ta đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn thử thách to lớn của thiên nhiên: nào là bão tháng bảy (thường là bão to), nào là mưa tháng ba (thường là mưa lớn). Hạt gạo còn được làm ra từ những giọt mồ hôI của người mẹ hiền trên cánh đồng nắng lửa: "Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy...". Hình ảnh đối lập của hai dòng tơ cuối ("Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy") gợi cho ta nghĩ đến sự vất vả, gian truân của người mẹ khó có gì so sánh nổi. Càng cảm nhận sâu sắc được nỗi vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo, ta càng thêm thương yêu mẹ biết bao nhiêu.
Câu 5: Tả vẻ đẹp của rừng mơ ở Hương Sơn (Hà Tây), trong bài Rừng mơ của nhà thơ Trần Lê Văn có đoạn:
Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa...
Hãy ghi lại vài dòng cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
Gợi ý:
Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp hấp dẫn của rừng mơ Hương Sơn. Rừng mơ bao quanh núi, rừng mơ được nhân hoá ("ôm lấy núi") càng cho ta thấy sự gắn bó với núi một cách gần gũi, thân thiết và yêu thương. Hoa mơ nở trắng như mây trên trời đọng (kết) lại. Gió chiều đông nhẹ nhàng gờn gợn đưa hương hoa mơ lan toả khắp nơi. Có thể nói: đoạn thơ đã vẽ ra bức tranh mang vẻ đẹp của đất trời thiên nhiên hoà quyện trong rừng mơ Hương Sơn.
Câu 6: Trong bài Hoàng hôn trên sông Hương có đoạn tả cảnh như sau:
Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn...
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Em hãy cho biết: Đoạn văn trên có những hình ảnh và âm thanh nào có sức gợi tả sinh động? Gợi tả được điều gì?
Gợi ý:
- Hình ảnh có sức gợi tả sinh động: khói nghi ngút cả một vùng tre trúc (khi xóm Cồn Hến nấu cơm chiều)- gợi tả vẻ ấm áp, bình yên của người dân thôn xóm ven sông, giúp người đọc tưởng tượng ra bức tranh thuỷ mặc đơn sơ nhưng có cả một không gian rộng rãi (khói bay lên bầu trời, tre trúc và sông nước trên mặt đất).
- Âm thanh có sức gợi tả sinh động: tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước (ở đâu đó sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông) dường như có sức âm vang xa rộng trong khung cảnh tĩnh lặng, khiến tác giả có cảm giác mặt sông nghe như rộng hơn, gợi cho người đọc cảm nhận được vẻ thanh bình và nên thơ của một buổi chiều trên sông Hương.
Câu 7: Kết thúc bài thơ Tiếng vọng, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết:
Đêm đêm tôi vừa chợp mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.
Đoạn thơ cho thấy những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả? Vì sao như vậy?
Gợi ý:
Đoạn thơ cho ta thấy những hình ảnh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả: tiếng đập cánh của con chim sẻ nhỏ như cầu mong sự giúp đỡ trong đêm cơn bão về gần sáng; những quả trứng trong tổ không có chim mẹ ấp ủ sẽ mãi mãi không nở thành chim non được. Những hình ảnh đó làm nên tiếng vọng "khủng khiếp" trong giấc ngủ và trở thành nỗi băn khoăn, day dứt khôn nguôi trong tâm hồn tác giả.
Câu 8: Trong bài Mùa thảo quả, nhà văn Ma Văn Kháng tả hương thơm trong thảo quả như sau:
Gió tây lướt thướt ba qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lung, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi rừng thảo quả về, hương thơm đạm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
Hãy nêu nhận xét về cách dùng từ, đặt câu nhằm nhấn mạnh hương thơm của thảo quả chín trong đoạn văn trên.
Gợi ý:
Tác giả đã lặp lại liên tiếp 3 lần từ "thơm" (điệp từ), dùng các từ thơm nồng, thơm đậm để nhấn mạnh hương thơm của thảo quả chín. Câu đầu của đoạn văn tuy dài nhưng được ngắt thành nhiều cụm từ diễn tả cơn gió mang hương thơm của thảo quả chín trong rừng bay đi xa rộng. Ba câu ngắn tiếp theocàng khẳng định hương thơm của thảo quả chín như lan toả, thấm đượm vào tất cả thiên nhiên, đất trời. Hương thảo quả chín còn ấp ủ trong tong nếp áo, nếp khăn của người đi từ rừng về, thơm mãi với thời gian.
Câu 9: Kết bài Hành trình của bầy ong, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu có viết:
Bầy ong giữ hộ cho người
Những loài hoa đã tàn phai tháng ngày.
Qua hai dòng thơ trên, em hiểu công việc của bầy ong có ý nghĩa gì đẹp đẽ?
Gợi ý:
Qua hai dòng thơ, ta thấy công việc của bầy ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ: Bầy ong rong ruổi khắp nơi để tìm hoa, hút nhuỵ, mang về làm thành những giọt mật thơm ngon. Những giọt mật ong được làm nên bởi sự kết tinh từ hương thơm vị ngọt của những loài hoa. Do vậy, khi thưởng thức mật ong, dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng con người vẫn cảm thấy những màu hoa được "giữ lại" trong hương thơm, vị ngọt của mật ong. Có thể nói: bầy ong đã giữ gìn được vẻ đẹp của thiên nhiên để ban tặng con người, làm cho cuộc sống của con người thêm hạnh phúc.
Câu 10: Trong bà Cô Tấm của mẹ, nhà thơ Lê Hồng Thiện có viết:
Bao nhiêu công việc lặng thầm
Bàn tay của bé đỡ đần mẹ cha
Bé học giỏi, bé nết na
Bé là cô Tấm, bé là con ngoan.
Đoạn thơ trên giúp em thấy được những đièu gì đẹp đẽ ở cô bé đáng yêu?
Gợi ý:
Đoạn thơ cho thấy những điều đẹp đẽ ở cô bé đáng yêu: âm thầm, lặng lẽ làm nhiều công việc đỡ đần cho cha mẹ, học hành giỏi giang, cư xử tốt với mọi người (tính nết tốt).Cô bé xứng đáng là co tấm trong gia đình, là con ngoan của cha mẹ, luôn đem đến niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
Tải file PDF hoặc Word để tham khảo nội dung chi tiết.