Bài dự thi Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - 2 mẫu bài dự thi học tập và làm theo lời Bác

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 210 KB
Lượt tải: 244
Nhà phát hành: Sưu tầm


Miễn phí - Xin giới thiệu đến các bạn Bài dự thi Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018 được chúng tôi tổng hợp chi tiết và đăng tải trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nội dung chi tiết:

Download.com.vn xin giới thiệu đến các bạn Bài dự thi Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018 được chúng tôi tổng hợp chi tiết và đăng tải trong bài viết dưới đây. Mời các bạn đọc giả cùng tham khảo và tải bài dự thi tại đây.

Bài viết dự thi Tuổi trẻ học tập và làm theo Bác

BÀI DỰ THI VIẾT
“Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Họ và tên: …………………………………

Địa chỉ: …………………………………………

Nghề nghiệp: …………………………………

Số điện thoại ………………………………

Câu 1: Bác Hồ sáng lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội vào thời gian nào? Ở đâu?

Trả lời:

Bác Hồ sáng lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội vào ngày 14 tháng 6 năm 1925, tại Quảng Châu, Trung Quốc.

Câu 2: Hãy trích đoạn văn trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về vấn đề bồi dưỡng giáo dục đoàn viên, thanh niên.

Trả lời:

Đoạn văn trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về vấn đề bồi dưỡng giáo dục đoàn viên, thanh niên: “…Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng”, vừa “chuyên”.

Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết…”.

Câu 3: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới gồm những nội dung cơ bản nào?

Trả lời:

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới gồm có 4 nội dung cơ bản

(1) Trung với nước, hiếu với dân:

Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển trong điều kiện mới. Trung với nước là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước, giữ nước, phát triển đất nước, làm cho đất nước “sánh vai với cường quốc năm châu”. Nước là của dân, dân làm chủ đất nước, trung với nước là trung với dân, vì lợi ích của nhân dân, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”… Hiếu với dân nghĩa là cán bộ đảng, cán bộ nhà nước vừa là người lãnh đạo, vừa là “đầy tớ trung thành của nhân dân”.

Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng. Người dạy, mỗi cán bộ, đảng viên phải “tuyệt đối trung thành với Đảng với nhân dân”, phải “tận trung với nước, tận hiếu với dân”. Trung với nước, hiếu với dân là phải gắn bó với dân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của người làm chủ đất nước.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung với nước, hiếu với dân thể hiện quan điểm của Người về mối quan hệ và nghĩa vụ của mỗi cá nhân với cộng đồng, đất nước.

(2) Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình:

Yêu thương con người trong tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Hồ Chí Minh coi yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Yêu thương con người thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã hội.

Thương yêu con người phải tin vào con người. Với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc; với người thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cả với những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm. Yêu thương con người làm giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn. Vì vậy, phải thực hiện tự phê bình và phê bình, chân thành, giúp đỡ nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để không ngừng tiến bộ. Yêu thương con người phải biết và dám dấn thân để đấu tranh giải phóng con người.

(3) Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất tring tâm của đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, là mối quan hệ “với tự mình”. Theo Hồ Chí Minh, cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính của con người, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương. Chí công vô tư là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải trọng lợi ích của cách mạng hơn tính mệnh của mình. Phải hy sinh lợi ích của mình cho Đảng; việc của cá nhân và lợi ích của cá nhân để lại sau. Theo Bác, chí công vô tư là đạo đức cao nhất.

Muốn chí công vô tư thì phải chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân. Bởi vậy, Hồ Chí Minh coi đây là chuẩn mực của người lãnh đạo, người “giữ cán cân công lý”, không được vì lòng riêng mà chà đạp lên pháp luật.

Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.

(4) Tinh thần quốc tế trong sáng:

Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là sự mở rộng những quan niệm đạo đức nhân đạo, nhân văn của Người ra phạm vi toàn nhân loại, vì Người là “người Việt Nam nhất”, đồng thời là nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam mang tầm vóc nhân loại, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế.

Quan niệm đạo đức về tình đoàn kết quốc tế trong sáng của Hồ Chí Minh thể hiện ở trong các điểm sau: Đoàn kết với nhân dân lạo động các nước vì mục tiêu chung đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột. Đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản toàn thế giới vì một mục tiêu chung, “bốn phương vô sản đều là anh em”. Đoàn kết với nhân loại tiến bô vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội. Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng, chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa vị kỷ, hẹp hòi, kỳ thị dân tộc…

Câu 4: Bộ Chính trị khóa XI và khóa XII đã ban hành hai văn bản quan trọng về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Anh (chị) hãy cho biết đó là hai văn bản nào? Ngày, tháng, năm ban hành hai văn bản đó?

Trả lời:

Bộ Chính trị khóa XI và khóa XII đã ban hành hai văn bản quan trọng về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đó là hai văn bản sau:

- Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Câu 5: Chọn một trong hai nội dung:

- Viết về tấm gương người thật việc thật trong đảng viên, đoàn viên, thanh thiếu niên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Khuyến khích những tác phẩm dự thi có tính phát hiện những cá nhân, tập thể có những hành động và việc làm cụ thể trong đời sống hàng ngày.

- Viết về tổ chức Đoàn, Hội, Đội các cấp có nhiều thành tích trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cơ quan, đơn vị mình, gắn với trách, nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên.

Các đ/c tự nghiên cứu ………

........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết mẫu bài dự thi.

download.com.vn