Bài dự thi Vì an toàn giao thông thủ đô 2017 - Đáp án cuộc thi viết “Vì An toàn giao thông Thủ đô" (5 mẫu)

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 498,7 KB
Lượt tải: 4,305
Nhà phát hành: Sưu tầm


Lâu mới có thời gian rảnh, nay chia sẻ cùng các bạn: Nhằm hưởng ứng chương trình "Thập kỷ hành động an toàn giao thông đường bộ 2011 - 2020" của Liên Hợp quốc, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 151/KH-UBND triển khai Chương trình truyền thông "Vì An toàn giao thông Thủ đô - 2017".

Nội dung chi tiết:

Nhằm hưởng ứng chương trình "Thập kỷ hành động an toàn giao thông đường bộ 2011 - 2020" của Liên Hợp quốc, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 151/KH-UBND triển khai Chương trình truyền thông "Vì An toàn giao thông Thủ đô - 2017". Thời gian bắt đầu nhận bài dự thi từ 20/7/2017 đến hết 20/02/2018 (tính theo dấu bưu điện).

Tất cả công dân Việt Nam cư trú trong nước và ngoài nước, người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam đều có thể tham gia cuộc thi này. Mời các bạn tham khảo mẫu bài dự thi Vì an toàn giao thông thủ đô 2017 trong bài viết dưới đây:

Bài dự thi Vì an toàn giao thông thủ đô

Họ và tên:.....................................................

Đơn vị trường:.............................................. 

Tôi đang nghe lời của một bài hát và cảm xúc đó thật khó diễn tả "Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam. Tôi yêu Việt Nam"..

Bài hát này thường cất lên mỗi khi nhắc về chủ đề an toàn giao thông và tôi rất thích nó, hay và đầy ý nghĩa, ý nghĩa vì chúng ta đang sống trong sự chuyển mình không ngừng của một xã hội đầy biến động.

Chúng ta đang sống trong những tháng năm đầu của thế kỷ 21 đất nước đã, đang và sẽ chứng kiến biết bao biến động đổi thay nhưng không có một sự kiện nào làm chấn động lương tri con người bằng những vụ tai nạn giao thông liên tiếp xảy ra trong những năm gần đây. Đứng trước thực trạng này khắp nơi trong cả nước đã náo nức hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông đặc biệt là luật giao thông đường bộ.

Như chúng ta đã biết tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của triệu triệu những con người, nó đe dọa sự bình yên trong mỗi một gia đình, biết bao đau thương khi chúng ta phải chứng kiến cảnh vợ mất chồng, mẹ mất con trong nỗi xót xa vì tai nạn. Nguyên nhân vì đâu mà biết bao con người phải rơi vào tình cảnh như vậy? Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tai nạn thương tâm, trong đó phải kể đến những hành vi sai phạm hay nói đúng hơn là những biểu hiện thiếu văn hóa của một số đối tượng khi tham gia giao thông. Lạng lách, đánh võng, chở quá tải, phóng nhanh vượt ẩu, tất cả những hành vi này đều được xem là thiếu văn hóa. Vậy như thế nào thì được coi là một hành vi có văn hóa khi tham gia giao thông? Bàn luận về vấn đề này có rất nhiều ý kiến khác nhau và theo nghĩa hẹp của nó thì tôi hiểu rằng: "Văn hóa giao thông chính là cách ứng xử của con người khi tham gia giao thông, đó là sự tôn trọng là sự hiểu biết về luật giao thông như giao thông đường bộ, giao thông đường thủy nội địa, giao thông đường sắt, đường hàng hải và hàng không dân dụng… Vì thế khi nói đến văn hóa giao thông là ta nói đến ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông. Văn hóa giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống khơi dậy nét đẹp thuần phong mỹ tục, giúp chúng ta có ý thức và trách nhiệm đúng khi tham gia gia thông không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác.

Với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay chúng ta thấy rằng phương tiện giao thông cứ mọc lên như nấm. Văn hóa giao thông nói chung và văn hóa giao thông đường bộ nói riêng luôn là vấn đề phải quan tâm của toàn xã hội. Ở Việt Nam nước ta giao thông đường bộ là loại hình phổ biến nhất, có số lượng người tham gia đông nhất, đây cũng là loại hình thường xảy ra tai nạn nhiều nhất. Chính vì những lẽ nêu trên mà tôi đã chọn chủ đề cho bài viết của mình về vấn đề liên quan đến an toàn giao thông đường bộ.

Như ở trên tôi đã nói lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, chở quá số người quy định, không tuân thủ luật lệ giao thông đó là những hành vi thiếu văn hóa, vậy tiêu chí nào để khẳng định là tiêu chí có văn hóa? Người có văn hóa giao thông chính là sự hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông. Ngoài việc chấp hành những quy định về giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông cần biết thể hiện sự tôn trọng, nhường nhịn những đối tượng tham gia giao thông là trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và người tàn tật, biết cứu giúp những người bị nạn, người gặp rủi ro trên đường.

Bên cạnh đó người có văn hóa giao thông là người biết tỏ thái độ lên án những hành vi thiếu văn hóa của người tham gia giao thông như: Không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, chở quá tái, đua xe, đi hàng ba, gây nạn rồi bỏ trốn, cố ý làm sai lệnh hiện trường...

Rất nhiều tiêu chí để đánh giá về văn hóa giao thông mà chúng ta vừa kể trên, văn hóa giao thông còn thể hiện được sự hiểu biết sâu rộng về những thông tin cần thiết liên quan đến các cơ quan chức năng để kịp thời ứng phó trợ giúp khi có rủi ro tai nạn xảy ra như số điện thoại của cơ quan công an, bệnh viện, dịch vụ cứu thương... đó chính là sự hợp tác tạo điều kiện hỗ trợ lực lượng chức năng hoàn thành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý trật tự an toàn giao thông khi cần thiết, ngoài ra nét văn hóa đó còn thể hiện ở trang phục quần áo gọn gàng, tiện lợi khi tham gia giao thông giữ gìn trật tự và vệ sinh môi trường.

Bài dự thi chủ đề: Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

Các cháu học sinh từ tiểu học đến trung học được nhà trường giáo dục an toàn giao thông trong chương trình chính khoá, cũng như ngoại khoá thông qua các hoạt động của Đoàn, Đội trong nhà trường, và của các đoàn thể địa phương…

Việc giáo dục tuyên truyền này là “đúng địa chỉ”, có định hướng bài bản song nó vẫn còn nhiều bất cập. Các em được trang bị kiến thức về an toàn giao thông là để vận dụng ngay vào đời sống, tuy nhiên trẻ tiểu học đa số do cha mẹ, người lớn chở đến lớp thì “phải” đi đứng đủ kiểu và phải chứng kiến nhiều hình ảnh trái ngược với những gì các cháu được học. Rất nhiều người chạy vượt đèn đỏ, chở ba chở bốn, không đội mũ bảo hiểm, nhiều thanh niên chạy quá tốc độ quy định, chạy lạng lách, đánh võng trên đường…

Đây chính là hình ảnh xấu, phản cảm, tác động rất mạnh vào ý thức trẻ em. Như thế thì sao các cháu học sinh nhỏ sẽ hình thành và thực hiện tốt văn hoá giao thông được?! Học sinh ở trường được thầy cô dạy cái hay, cái đúng, nhưng người thân đưa đón các cháu đi học thì thực hành không đúng, khiến cho việc giáo dục an toàn giao thông sẽ không có hiệu quả.

Như vậy chúng ta phải tuyên truyền, hướng dẫn việc chấp hành pháp luật an toàn giao thông từ cha mẹ, người lớn, đồng bộ với việc giáo dục học sinh. Người lớn gương mẫu trong tham gia giao thông thì kết quả giáo dục các cháu chấp hành Luật Giao thông mới tốt được.

Đối với các em học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, hiện nay còn có không ít trường hợp các em đi xe mô tô, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, chạy hàng hai hàng ba trên đường; thậm chí có cả trường hợp đi xe máy phân khối lớn chở ba chạy lạng lách trên đường, vi phạm Luật Giao thông. Phải chăng các em chưa được nhà trường quan tâm kiểm tra nhắc nhở? Hay cha mẹ lơ là trong việc uốn nắn hành vi của các em?

Một điều rất đáng báo động, nhưng không khó ngăn chặn là tình trạng nhiều gia đình nuông chiều, giao xe mô tô, xe máy cho con em chưa đủ tuổi sử dụng. Chính việc làm này tạo điều kiện cho các em vi phạm Luật Giao thông.

Theo tôi, giữa nhà trường, gia đình, các cơ quan chức năng cần phải có sự phối hợp giải quyết thật cụ thể như cha mẹ chỉ cho con em đi xe đạp đến trường; nếu nhà xa, các em cần đi học bằng xe máy thì phải là xe máy dưới 50cc, hoặc đi xe đạp điện, và tất cả đều phải đội mũ bảo hiểm đúng chuẩn; phải đi hàng một, không đẩy kéo lẫn nhau, không vượt đèn đỏ…

Trong mỗi giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần nhà trường, thầy cô nên dành nhiều thời gian uốn nắn hành vi chưa đúng của các em; tạo điều kiện cho các em trao đổi ý kiến về văn hoá giao thông, những vấn đề hằng ngày các em nhìn thấy khi đi đường, từ đó đánh giá, nhận xét các hành vi đúng - sai … đây là bài học rút ra cho chính các em…

Cảnh sát giao thông nên thường xuyên phối hợp cùng địa phương, trường học phổ biến Luật Giao thông, chỉ ra các lỗi thường gặp để giáo dục các em học sinh- nhất các em học cấp 2, cấp 3. Những việc làm thực tế như thế không phải là khó, nhưng sẽ có hiệu quả giáo dục rất lớn.

Một điều cũng cần suy nghĩ là, nên chăng, tránh việc trách phạt hay nêu cái xấu, việc làm chưa tốt của các em như khi bị cảnh sát giao thông xử phạt hay nhà trường phát hiện lỗi vi phạm về chấp hành pháp luật giao thông ở các em.

Đồng thời cần có các hình thức biểu dương gương người tốt việc tốt trong công tác tuyên truyền thực hiện văn hoá giao thông từ khu dân cư, các cơ quan công sở đến các trường học; tổ chức triển lãm những hình ảnh đẹp về văn hoá giao thông cho học sinh, thanh thiếu niên xem để các em học tập, thực hiện…

Và trước hết, theo tôi, thầy cô giáo, cha mẹ, người lớn luôn phải gương mẫu trong việc thực hiện văn hoá giao thông. Hành vi gương mẫu của người lớn sẽ là bài học thực tế cho chính mình và cho con trẻ noi theo.

Tải file để tham khảo nội dung chi tiết!

download.com.vn