Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” năm 2019 - 5 Mẫu bài viết tấm gương dân vận giỏi mới nhất
Nội dung chi tiết:
Cuộc thi Báo chí viết về tấm gương “Dân vận khéo” do Ban Dân vận Trung ương phối hợp với Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Đây là một trong những hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2020). Qua đó, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn xã hội về dân vận và thực hiện công tác dân vận theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương của Đảng.
Sau đây, Download.com.vn muốn giới thiệu đến các bạn Mẫu bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” năm 2019 được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” - Mẫu số 1
“Dân Vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Đó là câu kết của bài báo “Dân vận” do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngày 15/10/1949 trên Báo Sự Thật, số 120. Mấy chục năm qua, những lời Bác dạy trong bài báo “Dân vận” đã trở thành ý thức chính trị và là phương châm hành động cách mạng cho mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Là người dân thôn ............. xã ............ huyện .............ín ai cũng biết đến Ông trưởng thôn .............. Một người không nằm trong hàng ngũ của Đảng nhưng là người được bà con nhân dân vô cùng tín nhiệm bởi sự khéo léo trong công tác dân vận đoàn kết dân tộc. Người đàn ông đã ngoài 60 tuổi nhưng sức vẫn còn rất khỏe và đặc biệt là sự nhiệt huyết đóng góp cho quê hương. Ông đã được nhân dân thôn ............. làm trưởng thôn hai nhiệm kỳ.
Khi gặp gỡ Ông không ai nghĩ ông đã 67 tuổi bởi sự trẻ trung, nhanh nhẹn và đầy nhiệt huyết đóng góp cho quê hương. Tìm hiểu về Ông tôi được biết Ông sinh ra trong một gia đình đông con, gia đình thiếu thốn, bố mẹ thì ốm yếu nên ngay từ bé anh em đã tự gồng gánh, nuôi nhau ăn học rất cực nhọc. Khi lớn lên các anh em Ông đều lên đường đi bảo vệ tổ quốc. Khi trở về lại hăng hái tham gia các hoạt động lao động ở địa phương kiến thiết đấu nước. Sau năm 1986 với chính sách khoán 10 đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, anh em nhà Ông đã không ngần ngại đi học nghề ở nơi khác về dạy và vực dạy nghề truyền thống của quê hương đó là nghề thêu. Trong khoảng những năm 1990 đến nay tiếng tăm của Ông không chỉ dừng lại ở địa phương thôn ............. mà tiếng tăm của Ông đã vang xa mọi miền của tổ quốc như TP Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Hội An… hay ngay cả Đà Lạt các nghệ nhân thêu cũng biết đến Ông.
Ngay cả hiện tại dù công việc bận, các nơi mời ông đi truyền nghề Ông vẫn không từ chối. Mặt khác được bà con nhân dân địa phương tín nhiệm bầu là trưởng thôn, Ông cũng vui vẻ nhận lời và làm việc một cách hiệu quả, được bà con vô cùng tín nhiệm.
Trước đây, với những người tiền nhiệm khi làm việc không mấy người được lòng dân, không được nhân dân ủng hộ, hay nói chính xác là họ đã làm mất long tin vào nhân dân. Nhưng từ khi ông lên làm việc mọi việc đều vô cùng tốt đẹp. Lúc đầu có nhiều người không tin vào tài năng lãnh đạo của Ông, nhưng ngày một ngày hai họ đã dần hiểu con người của ông, cách làm của ông.
Ông luôn là người đi đầu trong các phong trào của địa phương, luôn tuyên truyền thấu tình đạt lý cho nhân dân những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước để rồi từ đó dân tin và chính quyền vào Đảng, nhà nước.
Từ các cuộc vận động hưởng ứng ngày đền ơn đáp nghĩa 27/7, đến ủng hộ vì người nghèo, đồng bào lũ lụt, hay các phong trào ấm tình đồng đội trước đây người dân rất thờ ơ và cho rằng đó không phải là nghĩa vụ của mình thì nay nhân dân đã thực sự ý thức được và thực hiện một cách nghiêm túc. Trước đây thôn ............. luôn là địa phương nợ sản phẩm nhiều nhất xã, đó là sự trây ì của nhân dân nhưng nay được trưởng thôn nhắc nhở thuyết phục đã không còn nợ sản phẩm mà lại còn được coi là tấm gương cho địa phương khác noi theo. Đó chính là tài năng dân vận của Ông.
Cùng với uy tín, và tài dân vận khéo léo của mình , Ông đã cùng các ban ngành đoàn thể hỏa giải nhiều vụ tranh giành đất đai, mâu thuẫn trong khu dân cư, mâu thuẫn vợ chồng ….
Tôi còn nhớ một thời gian dài các phong trào của địa phương tôi rất trầm lắng, nhưng khi ông làm trưởng thôn, với tài dân vận của mình ông đã vực dậy mọi thứ tưởng chừng như ngủ yên mãi mãi. Đầu tiên là phải kể đến hội làng, hội chùa đã được khôi phục, phong trào văn nghệ của địa phương cũng được phát triển mạnh với đội văn nghệ địa phương với hàng vài chục người tham gia với mọi lứa tuổi. Rồi các phong trào thanh thiếu niên lâu nay bị “vùi dập” thì nay đã được dựng lại với đội bóng đá của thôn, phong trào khuyến học của địa phương, của dòng họ cũng được thúc đẩy và phát triển mạnh.
Không thể không nhắc đến tài dân vận khéo léo của Ông khi ông đem đến niềm vui cho nhân dân địa phương thôn ............. đó là ông đã khéo léo vận dụng, áp dụng phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Để rồi thôn ............. có hàng nghìn mét đường bê tông đường làng, đường làng ngõ xóm không còn cảnh chưa mưa đã lụt, chưa nắng đã bụi, hệ thống đường đèn điện dọc đường làng cũng được thắp sang phục vụ cho bà con đi lại và đảm bảo an ninh trật tự. Cũng với cách làm này ông đã vận động được nhân dân đóng góp tu sửa lại ngôi đình làng bốn trăm năm tuổi, xây dựng bờ kè toàn bộ ao trứơc cửa Đình làng sang trang sạch đẹp.
Với tài năng dân vận khéo léo, sự nhiệt huyết với quê hương ông đã tham mưu cho cấp ủy, động viên nhân dân hiến đất mở rộng đường làng, đóng góp tiền xây đường bê tông hóa ra các cánh đồng của địa phương thuận lợi cho bà con nhân dân trong việc đồng áng. Ông cũng động viên nhân dân chung tay cả nhà chùa xây dựng lại ngôi chùa đã đổ nát nhiều năm nay. Nay nhân dân địa phương đã có ngôi chùa khang trang để thực hiện, duy trì tín ngưỡng phật giáo của mình.
Đặc biệt hơn cả chính là tài năng dân vận khéo léo của mình Ông đã vận động được nhân dân địa phương hai thôn ............. và Xóm Bến cùng nhau chung sức góp tiền, hiến ruộng để xây dựng ngôi chùa mới ở địa phương phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, ngoài ra ruộng khuyên góp thừa ông đã đã có ý tưởng cùng nhân dân xây dựng một sân bóng mini cho thanh thiếu niên địa phương và mở rộng phần nghĩa trang địa phương.
Trong mắt tôi và nhân dân địa phương Ông luôn là người mẫu mực, là một công dân tốt là một “ đầy tớ” thực sự của dân , là một “dân vận viên” gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cá nhân tôi tin tưởng rằng, với những nỗ lực, cố gắng của mình ông sẽ có những cách làm hay hơn nữa để đưa những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước ngày càng gần dân, sát dân hơn nữa để dân tin vào đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Ông thực sự xứng đáng là tấm gương “Dân vận khéo” để mọi người học hỏi. Tấm gương của ông một lần nữa đã chứng minh câu nói của Bác: “Dân Vận khéo thì việc gì cũng thành công” là hoàn toàn đúng đắn.
Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” - Mẫu số 2
“KHI CÁN BỘ LÀM NÔNG DÂN”
Mở đầu câu chuyện với tôi, ông ............., Chủ tịch Hội nông dân xã ............. tâm sự: “Cũng là người nông dân thôi, nhưng được nhân dân tin tưởng giao nhiệm vụ, tôi nghĩ bản thân mình cần nổ lực cống hiến cho nhiều hơn nữa. Khi được lĩnh hội những giá trị về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tôi hiểu rằng nhân dân là tất cả, bản thân người cán bộ nào nếu mất lòng dân thì người đó thất bại. Công tác dân vận, vận động nhân dân là chiếc chìa khóa thành công của mọi công cuộc đổi mới, “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho… Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Chính vì thế, tôi luôn lấy cái lí của người cán bộ, cái tâm của người nông dân để kêu gọi, vận động bà con… ấy thế mà lại thành công…”
Với nhận thức đó, người cán bộ xã ............. đã không ngừng cố gắng, khắc phục khó khăn của bản thân, của địa phương để “thay da đổi thịt” cho mảnh đất Trường Định còn bao gian truân.
Thôn Trường Định là một thôn nằm ở vùng trũng thấp sát sông Cu Đê. Đời sống bà con dựa vào nông nghiệp là chính, “bán lưng cho trời, bán mặt cho đất”. Những năm trước, khi cây cầu chưa xây dựng, việc đi lại của người dân chủ yếu là thuyền đò. Mỗi mùa nước lớn, ông trời cứ như giận ai, nhấn chìm toàn bộ hoa màu của người dân. Dường như Trường Định tách biệt với bên kìa vùng đất liền. Chính vì vậy, đời sống bà con còn lắm khó khăn, hộ nghèo cũng nhiều, thất nghiệp cũng nhiều, các phong trào chung của thôn dường như đi vào ngõ cụt.
Mảnh đất tưởng chừng chỉ giậm chân tại sự nghèo khó đã có nhưng khởi sắc bởi bàn tay của người nông dân ấy. Người nông dân khởi đầu với hai bàn tay trắng gầy guộc và một trái tim đầy yêu thương và chân thành, ấy là Chủ tịch Hội nông dân xã kiêm Bí thư thôn Trường Định, đồng chí ..............
Năm..............., chú được đưa về thôn Trường Định giữ chức Bí thư chi bộ, thực hiện phát động xây dựng thôn kiểu mẫu cho xã .............. Những khó khăn, thử thách không đếm xuế. Xác định việc quan trọng, cần thiết ngay lúc này là củng cố, khơi dậy lại hệ thống chính trị ở thôn, chú đã từng bước giựt lại sự sống cho chi bộ, các hội đoàn thể; để đến hôm nay các hội đoàn thể liên tục đạt vững mạnh, xuất sắc. Mặc dù ban đầu khi nhận công việc này, chú phải đi vận động từ cá nhân để họ chịu đứng ra làm người đứng đầu. Ai cũng nản chí, ai cũng mệt mỏi, để họ lấy lại nhiệt huyết cống hiến cho cộng đồng là cả một quá trình khó khăn. Dần rồi hình ảnh bác nông dân thuần chất, người Bí thư mẫu mực đã đi vào lòng người nơi đây.
Từ những cố gắng, nổ lực của bản thân, trong 02 năm, đất và con người thôn Trường Định đã khác, khác xưa lắm rồi.
Con đường đã được bê tông hóa theo chuẩn nông thôn mới lên 6km, chẳng còn lầy lội, ngập úng trong trong mùa mưa như mấy năm trước. Bà con ai nấy cũng phấn khởi, chiều chiều quét dọn cho nó sạch, nó đẹp như mới. Suốt tuyến đường, được trồng cây xanh, tuyên truyền, xây dựng tổ đoàn kết, văn hóa văn minh khu dân cư. Dọc con sông Cu Đê được điểm tô, rợp mát bới những hàng dừa xanh, hứa hẹn một khu du lịch sinh thái không xa tại mảnh đất thôn quê này.
Có đường rồi thì phải có đèn, từ...............-..............., toàn thôn hiện có 4.700 đường điện chiếu sáng, chiếm 90% toàn thôn. Đời sống tinh thần của người dân ấy thể được tăng cao.
Không những mang cái đường, cái điện về với làng với xóm, mà chú mang cả công ăn việc làm về cho bà con. Đứng ở vị trí của một chủ tịch Hội nông dân, chú nhìn ra những tiềm năng của vùng đất Trường Định được bồi đắp phù sa từ dòng sông Cu Đê. Ngày hôm nay khi đến mảnh đất này, người ta không quên dành cho nhau những quả dưa hấu Hắc mỹ nhân theo tiêu chuẩn VietGAP. Bà con nông dân được vận động để chuyển đổi đất trồng hoa màu, tham dự các lớp tập huấn của Hội nông dân thành phố. Có những thời điểm được mùa, giá tăng cao, dịp tết, bà con lại phấn khởi vô cùng.
“Ai về Trường Định mà coi, con tôm nó nhảy, con cua nó bò”. Tăng năng suất, tăng chất lượng, bà con thi đua nhau phát triển kinh tế nhờ sự vận động và chia sẽ của chú. Vào mùa thu hoạch tôm ở nơi đây đông vui nhộn nhịp lắm. Từ việc ban đầu chỉ vài hộ rụt rè dám nuôi con tôm, giờ thì diện tích lên gần 24 ha với 36 hộ; mỗi năm thu gần 29,2 tỷ đồng với 84 tấn/năm. Đây là mô hình phát triển khá bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân. Ngoài dưa hấu, tôm nước lợ, thì vùng đất này đang mở rộng thêm nhiều mô hình hơn nữa như nuôi cua, cá dìa xen kẻ vụ mùa để hạn chế rủi ro thiên tai. Có thể nói thịt tôm, thịt cua ở đây ngọt hơn bình thường, phải chăng nó đi từ những đôi bàn tay lam lũ, vay vốn ngân hàng, từ chưa biết gì về kỹ thuật cho đến những cố gắng hơn ai hết của chú Xuân, của bà con.
Từ khi có công việc ổn định, Trường Định cũng giảm dần hộ nghèo, bà con an tâm phấn khởi sản xuất. Rồi các hoạt động trong thôn cũng đẩy mạnh hơn, nhất là hoạt động của chi hội phụ nữ. Bác Hồ từng nói “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”quả thực đúng. Bằng cái tâm, cái lòng của người cán bộ, chú Xuân đã đưa Trường Định đồng lòng một khối, để lịu cái khó vạn lần. Nhìn vào ánh mắt chú, đâu đó chúng tôi thấy ánh lên sự vui mừng, hạnh phúc và mong chờ mảnh đất Trường Định sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.
..................
Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” - Mẫu số 3
MỘT NHÀ GIÁO DÂN VẬN KHÉO- TẤM GƯƠNG TÂM HUYẾT, SÁNG TẠO, HỌC THEO LỜI BÁC
Cô............. sinh ra và lớn lên tại huyện .......,tỉnh ……. Cô tốt nghiệp trường Trung học Sư phạm ....... năm 1995 và nhận công tác tại Trường PTDT Nội trú số 1 huyện ............... với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, say mê với nghề dạy trẻ, không ngại khó khăn. Trong quá trình giảng dạy, cô luôn truyền đạt những kiến thức đã được học ở giảng đường cho các em học sinh bằng cả tấm lòng, trái tim, hết mực yêu thương quan tâm học trò. Cô luôn luôn quan tâm những học sinh học gặp khó khăn trong học tập, tìm biện pháp phù hợp để giảng dạy và giúp đỡ động viên học sinh, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn động viên học sinh yên tâm học tập nội trú tại trường. Với sự nỗ lực trong giảng dạy, nhiều năm liền cô luôn hoàn thành xuất sắc trong giảng dạy và được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng trường ............... 1 năm…..
Cô không ngừng chỉ đạo đổi mới trong công tác lãnh chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường, hằng năm nhà trường đều có giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, học sinh đạt giải các kì thi cấp huyện, cấp tỉnh. Năm 2010 được sự tín nhiệm của Huyện, của phòng Giáo dục Đào tạo huyện ............... cô tiếp tục được điều động làm Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Thị trấn ..............., với kinh nghiệm của bản thân và lòng nhiệt huyết với nghề Cô đã chỉ đạo chuyên môn nhà trường ngày một phát triển. Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên vận dụng các phương pháp mới linh hoạt mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục như: phương pháp Bàn tay nặn bột; tổ chức dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo mô hình Công nghệ giáo dục, mô hình trường học mới Việt Nam tại các lớp 2, 3, 4, 5 và được Phòng giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo đánh giá cao, được nhiều trường trong huyện và ngoài tỉnh đến tham quan học hỏi. Cô không chỉ là cốt cán giỏi của Phòng giáo dục Đào tạo huyện ............... mà cô còn là cốt cán giỏi của Sở giáo dục Đào tạo tỉnh ........ Ngoài đổi mới chuyên môn Cô đẩy mạnh bồi dưỡng giáo viên giỏi, giúp đỡ giáo viên mới ra trường còn bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy cô tận tình hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, cô thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ để đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài công tác chuyên môn Cô còn chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên bồi dưỡng chất lượng mũi nhọn, nâng cao chất lượng đại trà, tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao kỹ năng sống cho học sinh. Hàng tháng Cô còn tổ chức cho học sinh các khối lớp từ lớp 2 ,3,4 đến lớp 5 thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi, thi Rung chuông vàng tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho học sinh, giúp học sinh được trải nghiệm trong học tập có kiến thức chuyên sâu hơn trong các môn học của từng khối lớp trong bậc tiểu học. Giúp học sinh năng động, sáng tạo, tự tin hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Với sự quan tâm của nhà trường, sự nỗ lực lãnh chỉ đạo chuyên môn của Cô và cố gắng giảng dạy của giáo viên, năm học............... – ..............., nhà trường có 2 đồng chí giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, 12 giáo viên giỏi cấp huyện, 8 giáo viên giỏi cấp trường. Tổng số học sinh toàn trường là 515 em.Trong học sinh được khen thưởng Hoàn thành xuất sắc trong quá trình giáo dục đạt 237 em, nhiều học sinh được khen thưởng có thành tích nổi bật trong các môn học. Nhiều học sinh đạt giải trong các kỳ thi. Giải toán qua mạng cấp huyện đạt 22 giải, trong đó 13 giải nhì, 19 giải ba; cấp tỉnh đạt 13 giải, trong đó giải nhì 6 giải, giải ba 7 giải. Điều vinh dự hơn nữa là nhà trường có học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp Quốc gia môn toán đạt giải bạc, môn tiếng Anh qua mạng đạt giải bạc .
Là phó hiệu trưởng mẫu mực trong công tác chuyên môn, cô Trà đồng thời là Bí thư Chi bộ nhà trường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao cô luôn tham gia các cuộc vận động của ngành, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tham mưu xây dựng chuẩn mực cho chi bộ, đẩy mạnh tuyên truyền học tập và làm theo Bác Hồ, gương mẫu, xây dựng chuẩn mực đạo đức, lối sống, tác phong làm việc, giám nghĩ, giám làm, nâng cao tinh thần đồng chí, đồng nghiệp, gắn các nhiệm vụ của nhà trường với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Không chỉ là một Bí thư chi bộ gương mẫu, một nhà giáo mẫu mực mà Cô còn là một tấm gương “Dân vận khéo”.Trong năm học...............- ............... cô............. cùng với Ban giám hiệu nhà trường vận động phụ huynh chung tay góp sức đổ được gần 2000 m bê tông sân trường, cũng năm học này Ban giám hiệu nhà trường cùng cô Trà huy động được hơn một trăm triệu tiền xã hội hóa giáo dục từ phụ huynh trường Tiểu học Thị Trấn.Không chỉ vận động phụ huynh chung tay chia sẻ với nhà trường để xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường mà cô còn vận động học sinh toàn trường ủng hộ các bạn học sinh vùng cao sách, vở, truyện, quần áo. Việc làm đó của cô rất có ý nghĩa, không những giúp đỡ các bạn học sinh vùng cao có sách vở để học mà còn giáo dục học sinh có tinh thần tương thân tương ái, biết giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Ngày 25 tháng 12 năm ............... Cô đã vận động học sinh toàn trường thực hiện
....................
Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” - Mẫu số 4
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết “Dân Vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Mấy chục năm qua, những lời Bác dạy đã trở thành ý thức chính trị và là phương châm hành động cách mạng cho mỗi cán bộ, Đảng viên
Ở trường ................... chúng tôi ai cũng tự hào cô về cô hiệu trưởng ................... một Hiệu trưởng mẫu mực, một Đảng viên gương mẫu bởi sự khéo léo trong công tác dân vận đoàn kết dân tộc. Cô luôn là người đi đầu trong các phong trào của ngành và của nhà trường, luôn tuyên truyền thấu tình đạt lý cho nhân dân và giáo viên, nhân viên trong trường những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước để rồi từ đó tạo được lòng tin với nhân dân và đồng nghiệp kính trọng.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề nhà giáo. Cô được thừa hưởng tình yêu nghề nghiệp từ người cha. Ngay từ nhỏ cô đã mong ước trở thành cô giáo và giờ đây cô đã là một hiệu trưởng của trường ................... và được nhiều giáo viên phụ huynh quý mến.
Với thâm niên nhiều năm công tác trong nghề và bản chất nhanh nhẹn và đầy nhiệt huyết cô đã đóng góp một phần không nhỏ trong bề dày thành tích của nhà trường và sự phát triển vượt bậc của nhà trường có được như ngày hôm nay.
Ai là người Sài Sơn hẳn không quên được sự thay da đổi thịt của trường từ những năm đầu thành lập cho đến nay. Trường ................... được tách ra từ trường mầm non Sài Sơn,ban đầu trường phải đi nhờ nhà chùa , nhờ hợp tác để làm địa điểm nuôi dạy các con rồi dần dần mới có được những khu mầm non mới của chính mình .Từ khi còn là hiệu phó của trường cô đã không ngại khó khăn để chỉ đạo chuyên môn dẫn dắt giáo viên vững vàng chuyên môn ,tạo sự tin yêu từ phía phụ huynh .Đến khi chính thức là hiệu trưởng của trường trên cương vị là người đứng đầu cô luôn tích cực trong công tác tham mưu đề xuất với các cấp chính quyền, tuyên truyền quan tâm đầu tư kinh phí, trang thiết bị, đồng thời vận động phụ huynh ham gia hỗ trợ cho nhà trường . Từ một ngôi trường nghèo nàn thiếu thốn đến nay trường ................... đã khang trang với những khu vui chơi ngoài trời đẹp và rộng cho các con trải nghiệm và giáo viên cũng được thuận tiện hơn đủ đồ dung đồ chơi để chăm sóc giáo dục trẻ, tỷ lệ bán trú của nhà trường cũng tăng cao trong những năm gần đây. Có được những thành tích như vậy là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của cô Thanh
Cùng với uy tín, và tài dân vận khéo léo của mình, cô đã cùng các ban ngành đoàn thể hóa giải được nhiều khúc mắc băn khoăn của dân về công tác nuôi dạy trẻ, giữ gìn được sự đoàn kết nội bộ trong nhà trường vững chắc, giữ lại hạnh phúc cho nhiều gia đình phụ huynh và giáo viên, nhân viên trong trường
Không thể không nhắc đến tài dân vận khéo léo của cô khi cô đem đến niềm vui cho lớp lớp học sinh Sài Sơn và giáo viên nhân viên của trường đó là cô đã khéo léo vận dụng, áp dụng phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Để rồi trường mầm con Sài Sơn B có nguồn nước sạch, có những khu vườn rau sạch an toàn cho trẻ để trẻ có những bữa ăn ngon và an toàn ở trường, những khu vui chơi của trẻ có mái che an toàn không còn cảnh chưa mưa đã lụt, chưa nắng đã bụi, hệ thống đèn điện ánh sáng học đường cũng được thay lắp phục vụ cho việc học tập của các con.
Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” - Mẫu số 5
Đến với tuyến ngõ 668 Lạc Long Quân - phường Nhật Tân, ngày nay ai cũng ngỡ ngàng về một diện mạo mới đô thị văn minh, khang trang, sạch đẹp. Để có được sự thay đổi đó thể hiện sự vào cuộc của tập thể Cấp ủy, Ban công tác mặt trận, tập thể lãnh đạo tổ dân phố số 4 và sự đồng lòng ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, trong đó không thể không nhắc đến vai trò tiền phong gương mẫu của đồng chí Chu Văn Chi - Bí thư chi bộ, Tổ trưởng tổ Dân vận, Trưởng ban công tác mặt trận KDC cư số 4 phường Nhật Tân, đồng chí đã triển khai, thực hiện hiệu quả mô hình “Tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng tuyến ngõ 668 Lạc Long Quân là Tuyến ngõ văn minh đô thị kiểu mẫu”.
Với vai trò là Bí thư chi bộ, Tổ trưởng tổ Dân vận, Trưởng ban công tác mặt trận KDC cư đồng chí Chu Văn Chi đã tuyên truyền, vận động cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, nhân dân thực hiện tốt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước; Thông tri số 13-TT/QUTH, ngày 23/3/2017 của Ban Thường vụ Quận ủy về “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Tây Hồ, giai đoạn 2016 - 2020” ; thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ công tác của Đảng ủy - HĐND - UBND Phường Nhật Tân; phát động, xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên 04 lĩnh vực: lĩnh vực kinh tế; lĩnh vực văn hóa - xã hội; lĩnh vực an ninh quốc phòng; lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị gắn với thực hiện các phong trào thi đua như: phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, tiếp tục xây dựng “Phường văn hóa”, “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”. Trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện đồng chí luôn dân chủ trong thảo luận, trao đổi, bàn bạc với nhân dân, đề ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong các cuộc họp của tổ dân phố.
Trong năm 2018, đồng chí cùng với Chi bộ, Ban công tác mặt trận, tổ dân phố tích cực tổ chức 03 buổi họp với các hộ dân trong tuyến ngõ 668 Lạc Long Quân để bàn về việc “Xây dựng tuyến ngõ văn minh đô thị kiểu mẫu”; vận động nhân dân thực hiện 17 tiêu chí xây dựng tuyến ngõ văn minh đô thị, đảm bảo các tiêu chí “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”; mỗi tuyến ngõ đều gắn với trách nhiệm của Ban công tác mặt trận, chi hội đoàn thể khu dân cư; tổ chức 10 buổi tuyên truyền phát 150 tờ rơi đến các hộ gia đình; vận động nhân dân mua rỏ hoa treo trước cổng nhà; thường xuyên ra quân VSMT vào chiều Thứ 6 hoặc sáng thứ 7 hàng tuần; vận động nhân dân không đổ nước thải, vứt rác ra ngõ phố; không thả chó, để chó phóng uế ra ngõ phố, vườn hoa công cộng; không phơi quần áo trước ban công làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị; thực hiện việc bóc xóa biển quảng cáo rao vặt trái phép trên các tuyến đường; vận động nhân dân xã hội hóa xây dựng cổng trào đầu ngõ 668 Lạc Long Quân trang trí đèn; vẽ tranh bích họa được các hộ dân đồng tình ủng hộ đóng góp với số tiến 17.800.000đ.
Tuyến ngõ 668 Lạc Long Quân hiện nay không có tình trạng vứt đổ rác bừa bãi, không có chó thả rông; nhân dân hưởng ứng việc treo quốc kỳ nhân các dịp lễ hàng năm của Thủ đô và đất nước; phối hợp với công an khu vực thường xuyên tuần tra, trực dân phòng nhằm đảm bảo tình hình ANCT - TTATXH, trong tuyến ngõ không có tình trạng chộm cắp, đánh nhau, nghiện hút.
..............
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết