Bài tập làm văn mẫu Lớp 10 số 5 (Đề số 1 đến đề số 4) - Những bài văn mẫu lớp 10

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 387 KB
Lượt tải: 77
Nhà phát hành: Sưu tầm


Chia sẻ về Bài tập làm văn mẫu Lớp 10 số 5 (Đề số 1 đến đề số 4): Bài tập làm văn mẫu Lớp 10 số 5 dành cho các bạn học sinh tham khảo để lấy ý tưởng cho bài tập làm văn số 2 lớp 10 của mình. Sau đây, mời quý thầy cô giáo và các em cùng tham khảo.

Nội dung chi tiết:

Để giúp các em học sinh có nhiều ý tưởng hay cho bài viết số 5 lớp 10 môn Tập làm văn. Download.com.vn xin giới thiệu đến các bạn bộ sưu tập Bài tập làm văn mẫu Lớp 10 số 5 (từ đề số 1 đến đề số 4). Hi vọng, những bài văn mẫu hay lớp 10 dưới đây sẽ giúp các em biết lập dàn ý khi làm văn, nắm được các cách kể lại một câu chuyện đã đọc, hoàn thành bài viết số 2 lớp 10 một cách tốt nhất. Chúc các em học tốt!

Bài văn mẫu lớp 10 số 5 đề 1: Thuyết minh về tấm gương học tốt của lớp em

Bài làm 1

Trong cuộc sống quanh ta có rất nhiều tấm gương sáng vươn lên bằng ý chí và nghị lực, họ vượt khó để chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận. Ngày nay không có ít những tấm gương sáng của tuổi thiếu niên nghèo mà hiếu học. Có những người còn được ca ngợi trên báo chí được cả nước biết đến nhưng trong đó vẫn có những người âm thầm vượt lên với cuộc sống đói nghèo để nuôi dưỡng được và thực hiện những ước mơ khát vọng cháy bỏng của mình. Sau đây là một tấm gương sáng học sinh nghèo luôn học giỏi trong nhiều năm, cái tên đó là: Trần Bình Gấm, cô bé bán khoai đậu ba trường đại học.

Chắc mọi nguời vẫn nhớ vì cách đây sáu năm báo chí viết nhiều về chị. Chị Gấm là một cô con gái lớn trong một gia đình nghèo, ba chị đi đạp xích lô. Mẹ chị đi bán khoai để có thêm thu nhập cho gia đình. Cuộc sống mỗi ngày chỉ kiếm đươc mấy chục nghìn đồng, số tiền ít ỏi ấy dùng cho sáu người. Vì gia đình không có nhà riêng nên phải sống ở nhà bà ngoại ven kênh. Dưới chị là mấy em nhỏ. Thương ba mẹ làm vất vả, các em còn nhỏ thơ nên chị Gấm đã một mình lo toan công việc gia đình.

Nửa ngày chị Gấm đi học, nửa ngày còn lại chị đi bán vé số để tăng thu nhập cho gia đình. Có những ngày gặp mưa, vé số bán hoài không hết, chị cố gắng vào quán cà phê năn nỉ khách mua dùm. Tấm thân gầy guộc ấy run rẩy lẩy bẩy vì lạnh trong những ngày mưa mà không oán trách một câu gì. Nhìn cô gái gầy guộc, xanh xao, mắt bị cận thị nặng không ai có thể đoán ra được đó là người có ý chí nghị lực phi thường, vươn lên trước số phận nghiệt ngã.

Rồi một ngày bất ngờ xảy ra đối với gia đình chị, ba chị ra đi vì lao lực, chị vô cùng đau khổ. Gánh nặng gia đình đổ hết lên đôi vai nhỏ bé của mẹ chị. Nhưng chị vẫn không lùi bước. Hôm nào cũng san sẻ gánh nặng đó cho đôi vai của mẹ nhẹ bớt sự lo toan. Chị luôn tìm cách để giúp đỡ cho mẹ đỡ vất vả. Tan học,chị về nhà ngay rồi đi bán khắp các con hẻm. Khách mua khoai rất đông và phần lớn toàn lao động nghèo quanh khu ga xe lửa. Có điều rất lạ là dù nghèo khổ như vậy mà chị Gấm vẫn học giỏi, nhất là những môn tự nhiên.

Rồi một ngày cái tin chị Gấm thi đậu liền ba trường đại học đã khiến cho cả xóm nghèo chấn động. Rất nhiều niềm xúc động, sự khâm phục của mọi người đối với chị. Người trong xóm luôn đem chị ra làm tấm gương cho con cháu họ. Cuối cùng chị chọn vào trường đại học y để thỏa mãn ước trở thành bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo. Hiện giờ chị đã tốt nghiệp đai học trở thành bác sĩ chuyên khoa não. Cuộc sống của cô gái đấy nghị lực đó đã được cải thiện và đầy đủ hơn.

Đó là môt tấm gương sáng vượt khó trong muôn vàn tấm gương về học tập, nhìn vào đó ta thấy chị Gấm đã kiên trì vươt lên hoàn cảnh, bất chấp số phận nghiệt ngã, không ngừng cố gắng học tập để đưa gia đình qua khỏi cảnh nghèo khổ, cực nhọc.

Bài làm 2

Có những con người được may mắn sống trong một gia đình giàu có, với điều kiện tốt, họ học tốt là điều đương nhiên. Những con người sống trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng có ý chí vươn lên học tập tốt với là những con người đáng ca ngợi và tự hào. Tấm gương đó không ai xa lạ, chính là bạn Lan, học cùng lớp với tôi.

Lan là một cô con gái lớn trong một gia đình nghèo có tới 5 chị em. Mẹ Lan là người ốm yếu bệnh tật, người trụ cột trong gia đình là cha cũng chỉ kiếm được vài chục nghìn một ngày để nuôi sống cả gia đình.

Là chị lớn trong gia đình nên Lan cũng phải lo toan mọi việc trong gia đình. Tan trường về nhà, Lan dọn dẹp mọi việc cho cha mẹ rồi đi bán vé số để tăng thu nhập cho gia đình.

Cuộc sống của gia đình Lan vốn dĩ đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn. Vào một ngày giá rét, ba của Lan đã đột ngột ra đi, gánh nặng gia đình đổ hết lên đôi vai nhỏ bé của mẹ quanh năm đau yếu. Khó khăn là thế nhưng Lan không hề quỵ ngã trước sự nghiệt ngã của số phận. Tan học, Lan đào khoai về luộc và đi bán khắp các con hẻm. Khách mua khoai rất đông và phần lớn toàn lao động nghèo quanh khu ga xe lửa. Vừa học, vừa lao động kiếm sống nhưng Lan học rất giỏi, có thể xếp vào hàng nhất nhì của lớp. Cuộc sống của Lan luôn gắn liền với nỗi lo cơm áo gạo tiền, vậy mà không hề ảnh hưởng tới kết quả học tập của bạn. Từ lớp 6 cho tới tận bây giờ bạn luôn là học sinh xuất sắc nhất của lớp tôi.

Tôi đã tự hỏi lòng mình, tai sao trong hoàn cảnh thiếu thốn như vậy, mà Lan vẫn làm được điều phi thường. Phải chăng ông trời đã cho bạn một trí tuệ hơn người, hay nhờ ý chí nghị lực phi thường mà bạn được kết quả học tập như vậy.

Đó là môt tấm gương sáng vượt khó trong muôn vàn tấm gương về học tập, chúng ta phải biết trân trọng và noi theo những tấm gương đó, phải kiên trì vươt lên hoàn cảnh, bất chấp số phận nghiệt ngã, không ngừng cố gắng học tập để đưa gia đình qua khỏi cảnh nghèo khổ, cực nhọc.

Bài văn mẫu lớp 10 số 5 đề 2: Thuyết minh về một món ăn đặc sản

Bài làm 1

Ẩm thực Việt luôn là đề tài không bao giờ có điểm dừng. Chúng ta tự hào là người con của một quốc gia có nền ẩm thực độc đáo, không chỉ thu hút người dân trong nước mà cả du khách nước ngoài. Với nền văn hóa ẩm thực đa dạng từng vùng miền khác nhau, ẩm thực luôn là thứ thu hút khách du lịch nhất. Trong nhiều cuộc bình chọn của tờ báo trong nước và quốc tế, thì "phở" là món ăn được nhiều người ưa thích nhất, cả người Việt và bạn bè quốc tế.

Phở nổi tiếng nhất vẫn là phở Hà Nội. Không biết tự bao giờ, phở đã trở thành món ăn vô cùng hấp dẫn mỗi khi đến Hà Nội. Với hương vị độc đáo không có một nơi nào có được, phở Hà Nội đã in sâu vào tiềm thức con người, mặc định nó là món ăn ngon nhất. Muốn ăn phở phải đến Hà Nội. Vào những năm 1940. phở đã rất nổi tiếng ở Hà Nội. Phở là một món ăn có thể ăn vào bất cứ khoảng thời gian nào mà bạn muốn: sáng, trưa, chiều, tối đều được cả. Điểm đặc biệt, món phở không ăn kèm, uống kèm bất cứ thứ gì khác. Một bát phở bao gồm: nước dùng, bánh phở, gia vị ăn kèm như tiêu, hành lá, lát chanh, ớt… Nước dùng của phở có thể được chế biến từ xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Bánh phở phải dai, mềm. Hành lá, ớt, tiêu tăng thêm mùi vị của bát phở. Tùy thuộc vào bí quyết nấu mà mỗi nơi lại có mùi vị của phở khác nhau.

Chế biến món phở, khâu quan trọng nhất là khâu nấu nước dùng. Nước dùng là linh hồn của bát phở nên nước dùng không ngon bát phở cũng không giữ được hương vị của nó. Nước dùng truyền thống được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị trong nhiều giờ. Khâu chọn xương cũng rất kĩ lưỡng. Đầu bếp chọn xương phải không còn thịt bám vào, xương phải được rửa sạch, sau đó được cho vào nồi đun với nước. Sôi lầm đầu, người nấu sẽ đổ hết phần nước đi. Làm như vậy là để nước dùng không bị nhiễm mùi hôi của xương bò. Sau đó, họ lại cho nước vào nồi ninh tiếp. Đến lúc này, nước ninh mới được dùng làm nước dùng cho bát phở. Lúc này, để làm nước dùng có hương vị ngon, đầu bếp sẽ cho gừng và củ hành đã được nướng chín vào nồi. Nồi nước dùng được đun trên lửa lớn đến khi sôi. Khi nước bắt đầu sôi, người nấu vặn nhỏ lửa hơn, bắt đầu vớt bọt trong nồi. Người nấu vớt bọt để nước dùng trong, không bị đục. Sau đó họ lại cho thêm nước, để lửa lớn đến khi sôi, giảm lửa và tiếp tục vớt bọt. Họ cứ làm liên tục như vậy đến khi nước dùng trong, không xuất hiện bọt nữa. Lúc này, người nấu cho một số gia vị và đun ở lửa nhỏ sao cho nồi nước sôi lăn tăn. Làm như vậy để nồi nước trong, vị ngọt từ xương có thời gian tan ra hòa vào nước dùng và giữ được nhiệt độ nóng. Thường ở các quán phở, họ thường để nồi nước trên lửa nhỏ cả ngày, đến khi không còn khách cũng như không bán nữa thì thôi. Món phở Hà Nội hấp dẫn là bởi nước dùng của nó có hương vị ngọt chân chất của xương ống, cùng với đó là những bánh phở dai mềm, thịt bò vừa chín tới được nêm nếm vừa miệng. Màu nước dùng trong, bánh phở mỏng trắng hòa quyện cùng hương vị của hành lá, ớt, ngò, chanh. Tất cả hòa vào nhau thành một thể thống nhất, không thể tách rời, thiếu đi một thứ, bát phở không thể hoàn hảo.

Có ba món phở chính là: phở nước, phở xào và phở áp chảo. Trong ba loại trên, phở nước là phổ biến nhất. Phở nước được ăn nóng. Bát phở nóng hổi nghi ngút rất thích hợp cho những ngày đông lạnh ở Hà Nội. Phở nước gồm phở bò, phở gà, phở tim gan. Có các loại phở khác nhau là do nước dùng cùng thịt ăn kèm khác nhau. Nhưng những người sành ăn vẫn lựa chọn phở bò cho thực đơn của mình. Món phở hấp dẫn bởi hương vị tinh túy cũng như ngọt ngào mà nước dùng đem lại. Du khách bị hấp dẫn bởi món phở vì sự lạ lẫm cũng như hương vị độc đáo của nó. Một bát phở ngon luôn được trình bày trong bát sứ với độ lớn vừa phải. Khi ăn phở, một tay sẽ cầm đũa, tay còn lại sẽ cầm thìa. Đũa được sử dụng phổ biến nhất để ăn phở là đũa tre vì sự tiện lợi cũng như không trơn làm rơi miếng bánh phở xuống. Phở ăn nóng và không ăn kèm thêm bất cứ món ăn, đồ uống nào khác. Phở là món ăn tinh tế, đặc trưng của đất Hà Thành. Món phở đã làm xao xuyến biết bao thế hệ nhà văn để rồi có được những tác phẩm văn học tuyệt vời. Như Thạch Lam trong "Hà Nội băm sáu phố phường" đã có viết: "phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ Hà Nội mới ngon". Còn rất nhiều nhà văn nhà thơ khác viết về phở Hà Nội như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng…

Phở là một món ăn truyền thống, nổi tiếng của Việt NAm và đặc biệt là Hà Nội. Bất cứ ai đến hà Nội cũng mong muốn được thưởng thức tô phở nóng hổi nghi ngút. Những người con xa Hà Nội mỗi khi trở về luôn tìm lại những quán phở thân thuộc để thưởng thức hương vị đã lâu không nếm. Phở là giá trị ẩm thực, nét ẩm thực đáng tự hào của chúng ta.

Bài làm 2

Chế biến món phở, khâu quan trọng nhất là khâu nấu nước dùng. Nước dùng là linh hồn của bát phở nên nước dùng không ngon bát phở cũng không giữ được hương vị của nó. Nước dùng truyền thống được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị trong nhiều giờ. Khâu chọn xương cũng rất kĩ lưỡng. Đầu bếp chọn xương phải không còn thịt bám vào, xương phải được rửa sạch, sau đó được cho vào nồi đun với nước. Sôi lầm đầu, người nấu sẽ đổ hết phần nước đi. Làm như vậy là để nước dùng không bị nhiễm mùi hôi của xương bò. Sau đó, họ lại cho nước vào nồi ninh tiếp. Đến lúc này, nước ninh mới được dùng làm nước dùng cho bát phở. Lúc này, để làm nước dùng có hương vị ngon, đầu bếp sẽ cho gừng và củ hành đã được nướng chín vào nồi. Nồi nước dùng được đun trên lửa lớn đến khi sôi. Khi nước bắt đầu sôi, người nấu vặn nhỏ lửa hơn, bắt đầu vớt bọt trong nồi. Người nấu vớt bọt để nước dùng trong, không bị đục. Sau đó họ lại cho thêm nước, để lửa lớn đến khi sôi, giảm lửa và tiếp tục vớt bọt. Họ cứ làm liên tục như vậy đến khi nước dùng trong, không xuất hiện bọt nữa. Lúc này, người nấu cho một số gia vị và đun ở lửa nhỏ sao cho nồi nước sôi lăn tăn. Làm như vậy để nồi nước trong, vị ngọt từ xương có thời gian tan ra hòa vào nước dùng và giữ được nhiệt độ nóng. Thường ở các quán phở, họ thường để nồi nước trên lửa nhỏ cả ngày, đến khi không còn khách cũng như không bán nữa thì thôi. Món phở Hà Nội hấp dẫn là bởi nước dùng của nó có hương vị ngọt chân chất của xương ống, cùng với đó là những bánh phở dai mềm, thịt bò vừa chín tới được nêm nếm vừa miệng. Màu nước dùng trong, bánh phở mỏng trắng hòa quyện cùng hương vị của hành lá, ớt, ngò, chanh. Tất cả hòa vào nhau thành một thể thống nhất, không thể tách rời, thiếu đi một thứ, bát phở không thể hoàn hảo.

Có ba món phở chính là: phở nước, phở xào và phở áp chảo. Trong ba loại trên, phở nước là phổ biến nhất. Phở nước được ăn nóng. Bát phở nóng hổi nghi ngút rất thích hợp cho những ngày đông lạnh ở Hà Nội. Phở nước gồm phở bò, phở gà, phở tim gan. Có các loại phở khác nhau là do nước dùng cùng thịt ăn kèm khác nhau. Nhưng những người sành ăn vẫn lựa chọn phở bò cho thực đơn của mình. Món phở hấp dẫn bởi hương vị tinh túy cũng như ngọt ngào mà nước dùng đem lại. Du khách bị hấp dẫn bởi món phở vì sự lạ lẫm cũng như hương vị độc đáo của nó. Một bát phở ngon luôn được trình bày trong bát sứ với độ lớn vừa phải. Khi ăn phở, một tay sẽ cầm đũa, tay còn lại sẽ cầm thìa. Đũa được sử dụng phổ biến nhất để ăn phở là đũa tre vì sự tiện lợi cũng như không trơn làm rơi miếng bánh phở xuống. Phở ăn nóng và không ăn kèm thêm bất cứ món ăn, đồ uống nào khác. Phở là món ăn tinh tế, đặc trưng của đất Hà Thành. Món phở đã làm xao xuyến biết bao thế hệ nhà văn để rồi có được những tác phẩm văn học tuyệt vời. Như Thạch Lam trong "Hà Nội băm sáu phố phường" đã có viết: "phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ Hà Nội mới ngon". Còn rất nhiều nhà văn nhà thơ khác viết về phở Hà Nội như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng…

Phở là một món ăn truyền thống, nổi tiếng của Việt NAm và đặc biệt là Hà Nội. Bất cứ ai đến hà Nội cũng mong muốn được thưởng thức tô phở nóng hổi nghi ngút. Những người con xa Hà Nội mỗi khi trở về luôn tìm lại những quán phở thân thuộc để thưởng thức hương vị đã lâu không nếm. Phở là giá trị ẩm thực, nét ẩm thực đáng tự hào của chúng ta.

Bài làm 3

Trong rất nhiều món ngon Hà Nội được gần xa biết đến người ta hay nhắc đến bánh tôm Hồ Tây, bánh cốm Hàng Than, cốm làng Vòng, phố Hà Nội... Và dĩ nhiên không thể không nhắc đến chả cá Lã Vọng.

Chả cá Lã Vọng là tên của một đặc sản Hà Nội. Vốn là một món ăn dân gian của gia đình họ Đoàn chế biến, tại số nhà 14 phố Chả Cá (trước là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết kinh doanh và đặt tên cho nó như trên. Đến nay chả cá đã thành món ăn khoái khẩu của thực khách sành ăn Hà Nội. Lâu dần hai tiếng chả cá được gọi thành tên phố và nó đã trở thành một trong 5 địa chỉ văn hoá vật chất nổi tiếng của Hà Nội xưa - nay. Trong nhà hàng bày một ông Lã Vọng ngồi bó gối câu cá bên dòng suối - biểu tưọng của người tài giỏi nghĩa hiệp ưu thời mẫn thế phải thúc thủ đợi thời. Vì thế khách đã quen gọi là chả cá Lã Vọng, ngày nay trở thành tên gọi của nhà hàng.

Lịch sử về món ăn này được kể lại như sau: Vào những năm thời kỳ Pháp thuộc, số 14 Hàng Sơn có một gia đình họ Đoàn sinh sống, họ thường lấy nhà mình làm nơi cưu mang nghĩa quân Đề Thám. Chủ nhà hay làm một món chả ngon đãi khách, lâu dần thành quen, những vị khách ấy đã giúp gia đình một quán chuyên bán món ăn ấy, vừa để nuôi sống gia đình, vừa làm nơi họp. Về sau, hai tiếng "Chả Cá" được gọi thành tên phố. Trong nhà hàng bày một ông Lã Vọng - Khương Tử Nha ngồi bó gối câu cá – biểu tượng người tài giỏi nhưng đang phải đợi thời. Vì thế khách ăn quen gọi là Chả Lã Vọng, ngày nay trở thành tên nhà hàng và cũng là của món ăn. Bí quyết chả cá chỉ truyền lại cho người con cả họ Đoàn. Quán nhỏ nằm giữa phố, trông cũ kỹ, đồ dùng hơi xập xệ, ấy vậy mà khách tây, khách ta cứ tầm trưa, chiều là đông nghịt bởi cái tên quán "Chả cá Lã Vọng" suốt hơn 100 năm nay có tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc. Chả cá Lã Vọng "giữ chân" khách được lâu là bởi sự cẩn thận, tỉ mỉ của người làm từ khâu chọn thực phẩm, chế biến cho đến khi khách dùng món.

Cá làm chả thường là cá lăng tươi. Đây là loại cá ít xương, ngọt thịt và Đặc biệt nhất và cũng vô cùng hiếm hoi là chả làm từ cá Anh Vũ, bắt ở ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ). Không có cá lăng thì có thể dùng cá nheo, cá quả, nhưng cá nheo thì thịt bở hơn và cá quả thì nhiều xương dăm hơn nên không ngon bằng cá lăng. Thịt cá được lọc theo kiểu lạng từ hai sườn, thái mỏng, ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm theo phương cách bí truyền đặc biệt ít nhất hai giờ đồng hồ, rồi kẹp vào cặp tre (hoặc vỉ nướng chả có quệt một lớp mỡ cho đỡ dính). Người nướng phải quạt lửa, lật giở đều tay sao cho hai mặt đều chín vàng như nhau. Chuẩn bị ăn người ta mới mang những kẹp chả nướng đã chín trút vào chảo mỡ - loại mỡ

chó (đây là tuyệt chiêu khiến chá cá Lã Vọng nổi tiếng) sôi đặt trên bếp than hoa đặt trên bàn ăn, cùng với rau thì là và hành hoa cắt khúc. Thường người ta không dùng dầu ăn vì nhiệt độ thấp hơn và cá kém thơm hơn. Nước chấm là mắm tôm hảo hạng, vắt chanh tươi đánh sủi lên, một chút ớt cay, dầm phảng phất cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng. Món rau quả thật quan trọng đối với món chả cá, những lát chuối xanh, ruột trắng nõn mang nhựa chát, cùng những lát khếthái mỏng xanh như ngọc, chua nhức lưỡi. Lạc rang thơm. Khay rau sống phong phú những sung, mơ, ngổ, thơm, đinh lăng, cọng hành nõn, miếg gừng vàng. Cạnh khay rau là đĩa bún. Bún lá, bún con. Bún xếp thành vi nhỏ, trắng muốt, mát lành cùng rau, cùng gia vị cay, cùng thịt cá thơm nướng chả. Miếng chả ngon, đạt yêu cầu là khi nướng chín rồi miếng cá không vỡ, không khô quá, màu vàng, thơm mùi cá nướng, vị ngọt, bùi, béo.

Chá phải ăn nóng. Khi ăn, gắp từng miếng cá ra bát, rưới rước mỡ đang đun sôi lên trên, ăn kèm với bánh đa nướng hay bún rối, lạc rang, rau mùi, húng Láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm. Mắm tôm phải được pha chế bằng cách vắt chanh tươi, thêm ớt, đánh sủi lên rồi tra thêm chút tình dầu cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng, một ít nước mỡ và đường. Một khách nước ngoài không ăn được mắm tôm thì thay bằng nước mắm, nhưng nước mắm ít nhiều khiến món chả cá bị giảm hương vị. Có hai cách ăn phổ biến: Cho cá đã nướng vào chảo mỡ, bỏ hành và rau thì là vào. Khi rau chín tái thì gắp ra ăn với bún, rau thơm, đậu phộng rang và mắm tôm đã pha chế theo cách cho một ít bún vào bát, cho rau và một vài miếng chả cá lên trên, rắc ít lạc rang, rưới chút mắm tôm rồi trộn ăn. Khi ăn mùi mắm tôm quyện với vị ngọt của cá, mùi rau và vị bùi của lạc rang. Do có nhiều mỡ nên khi ăn phải ăn kèm theo cuống hành tươi chẻ nhỏ ngâm qua dấm pha loãng. Hoặc cho chả cá hành và rau vào bát, rưới nước mỡ đang sôi và dùng ngay, có thể ăn kèm với bánh đa nướng. Cách ăn này làm vừa đủ ăn nếu không cá sẽ nguội, mất ngon. Ngoài hai cách trên, một số ngưòi có thể cho cả bún vào chảo và đảo nhanh với cá, thì là, hành hoa sau đó trút ra bát ăn. Ăn cách này rất nóng, ngon nhưng hơi nhiều mỡ. Ăn chả cá, phải từ từ ít một để thường thức vị thơm của cá nướng, vị ngọt đậm đà của cá chiên, cá lăng, vị chát của chuối, vị chua của khế vị thơm các loài rau gia vị, mùi đặc biệt của cà cuống, mắm tôm, chanh cùng nhâm nhi chén rượu quê nhà. Cuối cùng là món canh chua. Sau khi ăn toàn món khô háo nước, thường thức thêm nước bát bún canh chua sôi sùng sục, càng ngon miệng. Thế là ta đã thưởng thức đầy đủ hương vị của chả chiên, cá lăng thưởng thức món chả cá thú vị nhất là khi gió heo may về, trời Hà Nội thu se lạnh. Người ăn cứ thế nhấm nháp, nhẩn nha đàng hoàng. Tiếng mỡ nóng phi hành hoa kêu lép bép. Màu cá nướng vàng rộm thơm lừng đặt trên những lớp rau thì là xanh mướt, bên lò nướng than hồng rực, ấm áp. Vị ngọt bùi cùa miếng chả cá vàng đều, với sợi bún trắng mỏng quyện với mắm chanh, vị cay thơm của cà cuống, thì là... vừa ăn vừa nhâm nhi với chút lạnh mới thấy hết cái hương vị đặc trưng có một không hai của món ăn trong miệng , cho ta cái cảm giác như đang được hưởng cái tinh tuý của đất trời, tất cả những điều đó đem lại cho món chả cá Lã Vọng Hà Nội sự hài hoà đến độc đáo, quyến rũ.

Chả cá, món ăn vừa sang trọng vừa thi vị mà dân Hà Thành ưa chuộng, các văn, nhà thơ bao thế hệ vừa thưởng thức vừa ca ngợi, đến muốn... thèm. Chả cá Lã Vọng của Hà Nội cũng đã xuất hiện cá ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là ở các quận 1, quận 8, quận Phú Nhuận. Nhiều khách nước ngoài khi đến Việt Nam, thưởng thức món đặc sản này đã phái trầm trồ, thán phục nghệ thuật ẩm thực đến tinh tế! cầu kỳ của người Việt. Chả cá Lã Vọng Hà Nội đã nổi tiếng. Một hãng truyền thông của Mỹ xếp vào vị trí thứ năm trong 10 món nên ăn trước khi... "về trời".

 

Bài văn mẫu lớp 10 số 5 đề 3: Thuyết minh về di tích lịch sử

Bài làm 1

Trong số hàng nghìn di tích lịch sử của Hà Nội, hơn 500 di tích đã được xếp hạng, thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam.

Theo Đại Việt sử kí, vào mùa thu năm Canh Tuất - 1070, Vua Lý Thánh Tông đã cho khởi công xây dựng Văn Miếu để thờ các bậc tiên thánh tiên hiền, các bậc nho gia có công với nước, trong đó có thờ Khổng Tử - người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Sáu năm sau - năm 1076, Vua Lý Nhân Tông quyết định khởi xây Quốc Tử Giám - một trường Nho học cao cấp nhât hồi bây giờ nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự lựa chọn đầu tiên của triều đình phong kiến Việt Nam về vấn đề giáo dục, đào tạo con người Việt Nam theo mô hình Nho học châu Á.

Hiện trong di tích còn có 82 tấm bia đá, trên đó được khắc tên của 1306 vị đã từng đỗ tiến sĩ trong 82 kì thi từ giữa năm 1484 và 1780. Cũng trên các tấm bia này đã ghi lại người đỗ tiến sĩ cao tuổi nhất trong lịch sử là ông Bàn Tử Quang. Ông đỗ tiến sĩ khi 82 tuổi. Người trẻ nhất là Nguyễn Hiền, quê Nam Trực (Nam Định), đậu trạng nguyên năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên ứng Chính Bình thứ 16 (tức năm 1247) dưới triều Trần Thái Tông khi đó mới 13 tuổi. Từ đó, Văn Miếu cùng Quốc Tử Giám - được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã tồn tại đến thế kỉ XIX.

Tọa lạc trên khuôn viên hơn 54.000m2, khu di tích Văn Miếu - Quôc Tử Giám nằm giữa bốn dãy phố, cổng chính ở đường Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học, phía Đông giáp phô" Tôn Đức Thắng, phía Tây là phố Văn Miếu. Bên ngoài có trường vây bôn phía, bên trong chia làm 5 khu vực. Khu vực 1 gồm có Văn hồ (hồ văn); Vàn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có 3 cửa, cửa giữa to cao và xây hai tầng, tầng trên có ba chữ Văn Miếu môn. Khu vực thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ ba chữ Văn Miếu môn. Khu vực thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ hai là Đại Trung môn, bên trái là Thánh Dực môn, bên phải có Đạt Tài môn. Tiếp trong là Khuê Văn Các (được xây dựng vào năm 1805). Khu vực 3 là giếng Thiên Quang (Thiên Quang Tỉnh có nghĩa là giếng trời trong sáng). Khu vực này có 82 bia Tiến sĩ dựng thành hai hàng, mặt bia quay về giếng, là một di tích thật sự có giá trị. Qua cửa Đại Thành là vào khu vực thứ 4, cửa Đại Thành cũng mở đầu cho những kiến trúc chính như hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, chính giữa là Tòa Đại Bái đường, tạo thành một cụm kiến trúc hình chữ Ư cổ kính và truyền thống. Xưa, đây là nơi thờ những vị Tổ đạo Nho. Khu trong cùng là nơi giảng dạy của trường Quốc Tử Giám thời Lê, nhiều thế hệ nhân tài “nguyên khí của nước nhà” đã được rèn giũa tại đây. Khi nhà Nguyễn dời trường Quốc học vào Huế, nơi đây dùng làm đền thờ Khi Thánh (cha mẹ Khổng Tử), nhưng ngôi đền này đã bị hư hỏng hoàn toàn trong chiến tranh.

Điều đáng mừng là trong năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khởi công xây dựng Thái học đường với giá trị 22 tỉ đồng. Công trình này mang tính yêu cầu của thời đại, đó là công trình mới nhằm tôn vinh nền văn hóa của dân tộc. Những người đời sau đến đây có được những giây phút tưởng niệm những người đã có công sáng lập và xây dựng nền giáo dục Viêt Nam.

Trải qua bao thăng trầm và những biến cố của lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không còn nguyên vẹn như xưa. Những công trình thời Lý, thời Lê hầu như không còn nữa. Song Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét tôn nghiêm cổ kính của một trường đại học có từ gần 1000 năm trước của Hà Nội, xứng đáng là khu di tích văn hóa hàng đầu và mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Bài làm 2

Một trong số rất nhiều những di tích lịch sử về Bác kính yêu mà chúng ta phải kể đến đó là Bến Nhà Rồng. Bến cảng Nhà Rồng lưu lại cho dân tộc Việt Nam một kỷ niệm thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nơi Người đã đặt những bước chân đầu tiên trên hành trình ba mươi năm đi tìm đường cứu nước cho dân tộc.

Bến Nhà Rồng xưa là thương cảng lớn nằm bên sông Sài Gòn. Trụ sở là một tòa nhà lớn, cao hai tầng do Công ty Vận tải đường biển của Pháp là Messageries Maritimes xây dựng vào năm 1863, dùng làm nơi bán vé tàu và làm nơi ở cho người quản lý. Đến cuối năm 1899, công ty mới được phép xây cất bến để tàu cập bến. Bến được lót bằng ván dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông. Mỗi nơi neo đậu tàu cách nhau 18m. Bề ngang của mỗi bên vào phía trong bờ là 8m. Từ bờ ra bến có cầu rộng 10m. Con đuờng chạy sát bên cảng gọi là bến Khánh Hội. Bảo tàng – trước đây là trụ sở cua Tổng Công ty vận tải Hoàng Đế - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dụng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô tip "Lưỡng long chầu nguyệt" - một kiểu kiến trúc quen thuộc của đình chùa Việt Nam. Với kiểu kiên trúc độc đáo đó nên trụ sở của Tổng Công ty vận tài Hoàng đế còn được gọi là Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên là Bến cảng Nhà Rồng. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn được chuyến giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Năm 1965, ngôi Nhà Rồng do quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ. Năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, Nhà Rồng - biểu tượng của cảng Sài Gòn - thuộc Cục đường biển Việt Nam quản lý.

Ngày nay, mọi ngưòi biết đến Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh, được đánh số 01, đường Nguyễn Tất Thành, quận 4. Nếu đứng ở bến Bạch Đằng hay bến đò Thủ Thiêm nhìn sang bên kia sông Sài Gòn, bạn sẽ thấy nổi lên trên nền trời gần cầu Khánh Hội tòa nhà cổ kính, kiểu cách vừa Âu, vừa Á, gần đó là những tàu biển mang cò đủ quốc tịch neo đậu san sát, cùng với những giàn cần cẩu hiện đại, cần mẫn bốc xếp hàng hóa lên xuống cảng.

Với người Việt Nam, Bến Nhà Rồng thực sự là một địa chỉ lưu giữ những ki niệm đẹp về Bác. Bến cảng Nhà Rồng chính là một trong những cột mốc đánh dấu bước ngoặt tạo nên lịch sử cho dân tộc ta. Sau khi rời trường Dục Thanh ở Phan Thiết, thầy giáo Nguvễn Tất Thành xin vào học trường Bách Nghệ chuyên đào tạo công nhân tại Sài Gòn. Ngày 5/6/1911, với cái tên anh Ba, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu Admiral Latouche Tréville tại Bến Nhà Rồng xin làm chân phụ bếp, để có điều kiện sang châu Âu và bôn ba khắp thế giới tìm đường cứu nước. Để ghi nhớ sự kiện Bác từ bến cảng Sài Gòn, để đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, sau ngày giải phóng đất nước Nhà Rồng được giữ lại làm Di tích Lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nga 2/9/1979 - nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Người - nơi đây đã mở cửa đón khách tham quan phần trưng bày vẽ "Sự nghiệp tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hổ Chí Minh (1890 - 1945)". Sau đó ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập "Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh". Tòa nhà Bến Nhà Rồng hiện nay vẫn giữ nguyên kiên trúc cũ. Trên tổng diện tích quy hoạch 12.000m trừ diện tích xây dựng, còn lại tràn ngập màu xanh của đủ loại cây cỏ quý hiếm, hội tụ từ các địa phương. Đó là tâm lòng thành kính của đồng bào cả nước và khách nước ngoài thành kính dâng lên Người - Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Xung quanh bên, có tới ngót 400 gốc cây các loại quanh năm tươi xanh. Trong gần 40 chậu Mai chiếu thủy, có chậu tuổi thọ tới trên 200 năm. Một cây đa Tân Trào do chính cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mang từ miền Bắc và trồng. Đặc biệt có cây bồ đề được tia xén rất công phu do Tổng thống Ấn Độ trồng lưu niệm trong chuyến thăm chính thức nước ta vào năm 1991. Ngoài ra còn có một số cây Hoàng Nam do sứ quán Thái Lan tặng.

Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sụ nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở các tư liệu, hiện vật của Bảo tàng. Đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và mối quan hệ của Bác đối với nhân dân Sài Gòn và nhân dân miền Nam Việt Nam. Bảo tàng còn cung cấp cho người xem những thông tin lịch sử quý báu khái quát tình hình đất nước thời kháng chiên chống Pháp và hình ảnh của Hồ Chí Minh kính yêu. Đến với bảo tàng ta có thêm nhiều hiểu biết về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác qua phòng tưởng niệm: tư liệu về hệ thống các đền thờ Bác ở Nam Bộ, tác phẩm văn học nghệ thuật về Bác, quê hương và gia đình Bác. Bác trong quá trình tổ chức và lãnh đạo cách mạng Việt Nam thắng lợi - thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tiếp tục đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc Dân chủ ở miền Nam, hoàn thành thống nhất nước nhà. Những hoạt động của nhân dân cả nước thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miên Nam, thống nhất đất nước. 30 năm thực hiện Di chúc của Chủ Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp đổi mới đất nước... Ngoài những hoạt động chính, Bảo tàng còn tiến hành những hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi nhằm làm cho tư tưởng và đạo đức của Hồ Chủ tịch đi sâu vào quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đó là các hoạt động của tổ chức các Hội nghị khoa học, các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề về Bác, chiếu phim, thực hiện sưu tập những tư liệu hồi ký của Bác, các ấn phẩm về Bảo tàng, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; tổ chức thi tiếng hát về Bác Hồ... là nơi hội họp, gặp gỡ của các tổ chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thông, học tập và vui chơi; là nơi ra quân của nhiều phong trào cách mạng sôi nổi của thành phố.

Từ đó đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh – Bến Nhà Rồng đã đón tiếp hàng chục triệu lượt khách trong và ngoài nước vào tham quan. Bến Nhà Rồng hôm nay là một địa chỉ đỏ, rực sáng trong trái tim, khối óc của con người Việt Nam và những ai đã một lần đến đây.

Bài làm 3

 “Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

Bài văn mẫu lớp 10 số 5 đề 4: Thuyết minh về phương pháp học môn ngữ văn

Bài làm 1

Văn học là một trong những môn học bắt buộc ở nhà trường các cấp. Văn học không chỉ mang đến cho chúng ta những lời hay ý đẹp mà quan trọng tiềm ẩn sâu trong đó là cách giáo dục những đạo lý làm người của cha ông suốt mấy ngàn năm qua. Thế nhưng bên cạnh những bạn học văn rất tốt, rất say mê môn học này cũng còn một số bạn vẫn còn tỏ ra lúng túng và khó tiếp thu cách học văn. Vậy phải làm sao để học văn có kết quả tốt? Có lẽ nó cũng cần có một số những kinh nghiệm , trau dồi nhất định.

Xưa kia tục ngữ đã có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”, hay “cần cù bù thông minh”. Con người sinh ra không phải ai cũng ngẫu nhiên mang cho mình một bộ óc vĩ đại toàn năng có thể chứa bất cứ thứ gì trên đời. Não chúng ta cũng tiếp nhận mọi thứ một cách có chọn lọc. Đối với những thứ mình thích và cảm thấy hứng thú thì dù có tiếp xúc một, hai lần cũng có thể ghi nhớ trong một thời gian dài. Còn đối với những việc ta không thích thì dù có nghe đi nghe lại hàng ngày bạn cũng không thể có cách nào tiếp nhận nó được.

Tình trạng học văn hiện nay cũng vậy. Bên cạnh những bạn học rất tốt bộ môn này, thậm chí say mê thì cũng còn những bạn không thể học tốt được nó. Lí do để các bạn đưa ra là do văn dài, nhiều chữ khó thuộc khó vào….Vậy phải làm sao để học văn có hiệu quả? Học văn cũng cần phải có mẹo riêng, những kinh nghiệm riêng giống như bạn làm việc bất kì có kế hoạch sẽ thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vậy kinh nghiệm để học văn là gì?

Đầu tiên là việc học trên lớp. Bạn cần phải tập trung cao độ cho những giờ học văn. Việc chuyên chú học tập sẽ khiến bạn tiếp thu bài giảng của giáo viên một cách tốt nhất. Bất cứ một môn học nào không kể là văn học thì việc bạn tập trung, lắng nghe sẽ mang lại nhiều kết quả tốt. Đặc biệt với những bạn không dành thời gian ở nhà cho môn học thì đây là cách học hiệu quả nhất.

Vì thế nên trong giờ học văn bạn không nên nói chuyện riêng hay làm việc riêng, hãy tập trung 100% tâm trí cho bài học của mình. Ngoài ra bạn cũng chú ý nên ghi chép đầy đủ. Nhiều bạn tự cho rằng chỉ cần lắng nghe bài truyền giảng của giáo viên là đủ và có thể ghi nhớ toàn bộ, tuy nhiên trí óc của con người không phải là một chiếc ổ cứng có thể lưu trữ bất cứ thứ gì vào đó. Sẽ có rất nhiều việc tác động khiến bạn phải để tâm vì thế thay vì chỉ biết lắng nghe bạn nên ghi chép thành một sơ đồ cây để học nhanh và hiệu quả hơn.

Ngoài việc tiếp thu các bài học trên lớp thì việc học thêm ở nhà cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi ngày về nhà bạn nên dành khoảng mười lăm phút cho việc ôn tập lại bài cũ, hệ thống tất cả các kiến thức đã học được ban ngày thành một sơ đồ tư duy có ý chính ý phụ để ghi nhớ lâu hơn.

Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức trên lớp, học thêm ở nhà thì việc học hỏi bạn bè cũng là điều vô cùng cần thiết. Các cụ ta xưa thường nói “học thầy không tày học bạn”. Nói như thế không có nghĩa là hạ thấp việc học trên lớp mà cho thấy việc học hỏi bổ sung kiến thức từ bạn bè cũng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Cách học này mang đến cho bạn hiệu quả rất cao.

Hiện nay, để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh có rất nhiều các loại sách văn học tham khảo ra đời có thể kể đến như: Văn mẫu các lớp, hướng dẫn soạn văn, giải bài tập văn…. Để các bạn có thể tham khảo hướng giải bài nhanh và hiệu quả hơn.

Học văn không phải là việc quá khó khăn thậm chí nó còn trở nên vô cùng dễ dàng nếu chúng ta tìm được những điểm thú vị của nó, cũng như có một phương pháp học đúng cách hiệu quả. Văn học không chỉ mang đến cho con người những kiến thức bổ ích mà còn giúp chúng ta trau dồi lời lẽ, cách lập luận và phản biến một vấn đề một cách cặn kẽ và sâu sắc nhất có thể. Vì thế học sinh chúng ta cần phải trang bị cho mình những kinh nghiệm học văn thật tốt.

Bài làm 2

Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa - thời kì mà con người như bị cuốn hút vào đồng tiền, cơn vũ bão của vật chất, văn chương, chữ nghĩa gần như trở thành một trang sức tầm thường, có cũng đc mà không có cũng chẳng sao. Hiếm người nhận thức được giá trí đích thực của việc học văn. Vậy thì, để nhận ra những giá trị của văn chương, cần có những phương pháp hiệu quả để tiếp cận, để học, để có những bài văn hay, thuyết phục những con người mù quáng đó.

Điều đầu tiên, chúng ta cần chọn thầy để học. Nếu được thầy cô giỏi, tâm huyết giảng dạy và hướng dẫn, chúng ta sẽ vẫn thấy văn học hấp dẫn và thú vị hơn, hiểu vấn đề sâu sắc hơn. Hiện nay, tài liệu tham khảo tràn ngập thị trường, để mua được những cuốn sách tốt, chúng ta nên nhờ thầy cô có uy tín giới thiệu. Khi đọc tài liệu tham khảo, chúng ta không nên "bê" nguyên một bài viết của người khác vào làm bài của mình. Những người cầm bút nên nhớ không bao giờ được Đạo Văn. Đọc sách tham khảo không phải chỉ để chép mà còn để xem cách thức làm bài, triển khai vấn đề ...

Thứ hai, để có thể hiểu được một tác phẩm văn học, chúng ta cần khám phá tác phẩm trong các mối liên hệ. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, nhưng cũng là con đẻ của hoàn cảnh lịch sử, thời đại và là nơi ghi dấu ấn tâm hồn, tư tưởng, tài năng của và tâm huyết của nhà văn trong một thời điểm nhất định. Muốn nắm bắt tác phẩm cần phải biết tác phẩm đó gắn liền với hoàn cảnh lịch sử nào. Khi tìm hiểu văn học cũng phải đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với giai đoạn văn học, trào lưu văn học, thời kì hoặc phương pháp sáng tác... Mỗi tác phẩm văn chương thường có hai phần nổi bật là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tìm hiểu nội dung là nhằm chỉ ra tư tưởng và quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống, tìm hiểu hình thức là chỉ ra tài năng nghệ thuật của nhà văn, cũng như sự thống nhất và phù hợp của hình thức với nội dung. Nên từ hình thức tìm ra nội dung và tránh diễn xuôi tác phẩm, văn thơ. "Mọi chân lí sẽ trở nên sai lầm, nếu chúng ta cứ xét đoán nó trên cơ sở của nhưng kinh nghiệm hằng ngày" (Ph.Angghen ). Thế giới hình tượng trong tác phẩm được xây dựng nên từ các chi tiết nghệ thuật. Tìm hiểu tác phẩm phải luôn xuất phát từ chi tiết. Mỗi chi tiết trong tác phẩm là một ô cửa mở ra cả thế giới, bởi nó có khả năng sinh nở ra những ý nghĩa mới .

Nói chung, về văn xuôi, chúng ta nhất định phải nắm đc diễn biến câu chuyện, cách kể và giọng điệu của nhà văn, nhân vật trung tâm và những chi tiết, sự kiện xoay quanh nhân vật trung tâm đó.

Về thơ, cần phải nắm được cảm hứng chủ đạo của thơ, kết cấu cảm hứng của bài thơ, đoạn thơ, những chi tiết, hình ảnh mà nhà thơ sử dụng để bộc lộ cảm xúc.

Về kịch, phải nắm được những mâu thuẫn, xung đột, các lời thoại quan trong... Từ các chi tiết nghệ thuật ấy, tìm ra tư tưởng và tình cảm mà nhà văn gửi gắm cũng như tài năng nghệ thuật của nhà văn.

Còn làm sao để có thể viết được một bài văn hay? Văn chương không phải là chuyện cứ làm cho câu cú cầu kỳ, chữ nghĩa đến một bay bổng, uốn éo là hay. Một câu văn hay là một câu văn đơn giản, khúc chiết, rõ ràng và đủ ý. Chỉ có những lúc khi tâm hồn thăng hoa thì văn chương sẽ đạt đến một mức độ thuần túy, thanh khiết, chứ không bao giờ "bay bổng". Muốn diễn đạt đến mức tinh tế thì phải chuẩn xác ngôn ngữ. Đơn giản nhưng chính là cái phức tạp nhất. Bằng cách nào? Đọc nhiều sách, và một cách đơn giản và thiết thực hơn là có một cuốn từ điển Tiếng Việt. Trong số chúng ta, phần lớn ai cũng có những cuốn từ điển ngoại ngữ mà không hề xuất hiện một cuốn từ điển Tiếng Việt, kể cũng nực cười. Chúng ta chỉ nên đọc chứ không nên tra. Chỉ có những người không hiểu gì về văn học và việc làm văn mới cho là văn chương lai láng, mơ mộng, càng dài càng tốt, muốn viết thế nào thì tùy .

Văn học là một môn khoa học nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy, cần kết hợp tăng cường chất văn vừa tăng cường chính xác trong bài văn, nhất là tỏng việc trích dẫn kiến thức và dẫn chứng. Từ xưa, cụ Tú Xương đã dạy "Văn chương nào phải đơn thuốc / Chớ có khuyên xằng, chết bỏ bu."

Khi viết văn, cần tuân thủ các nguyên tắc. Để đạt điểm cao, bài văn phải được trình bày sáng sủa, sạch đẹp. Vì vậy, trong quá trình triển khai ý làm bài, các em nên trình bày mỗi ý thành một đoạn văn, được phân biệt với dấu chấm xuống dòng. Cách trình bày như thế vừa giúp bài văn sạch đẹp hơn, gây thiện cảm đới với thầy cô giáo, các ý trong bài nổi bật hơn, thầy cô không thể bỏ sót ý, nên bài văn có lợi hơn về điểm số.

Diễn đạt là quá trình vô cùng quan trọng, sánh ngang với việt tìm ý cho bài văn. Không có ý, thì ko có gì để viết, nhưng có ý đầy trong đầu, mà không biết cách nói ra, thì ý dù hay, dù sâu sắc đến đâu cũng trở thành vô nghĩa. Cũng cần tránh trình trạng diễn đạt mập mờ, dễ gây hiểu nhầm cho người đoc. Vì vậy, chúng ta cần rèn luyện cho mình một cách diễn đạt đúng, nghĩa là nói và viết đúng ngữ pháp. Nếu chưa giỏi diễn đạt, hãy viết các câu văn ngắn, ít thành phần câu, tránh cầu kì, rườm rà và dễ bị mắc lỗi ngữ pháp. Và sau đó, khi đã tiến bộ, cần sử dụng linh hoạt các kiểu câu, linh hoạt các hình ảnh, các phép tu từ, chuyển nghĩa để lời văn có cảm xúc và chất văn.

Giống như quá tình tư duy, quá trình nhận thức của con người, khi học và làm văn, cũng cần qua ba bước là "HIỂU – NHỚ - VẬN DỤNG". Muốn nhớ được kiến thức thì trước hết phải hiểu nó. Muốn hiểu thì phải chịu khó tìm tòi, suy nghĩ. Học văn không phải là cắm đầu ghi cho đầy vở, mà là phải hiểu, nhớ và ghi lại các ý hay, quan trọng. Gặp những vấn đề chưa hiểu, chúng ta cứ mạnh dạn hỏi, chắc chắn không thầy cô giáo nào từ chối. Kiến thức càng sắp xếp khoa học, chặt chẽ, rành mạch bao nhiêu thì càng dễ nhớ bấy nhiêu. Để tránh học vẹt, khi học văn, chúng ta không nên cầm sách học thuộc lòng, mà nên học theo phương pháp tái hiện

Sau giờ học trên lớp, hãy dành thời gian tĩnh tâm (khoảng 20- 30 phút) để nhớ lại kiến thức vừa học. Việc hệ thống kiến thức theo các bảng, theo mô hình nhánh cây... và việc liên hệ giữa văn học và cuộc sống cũng giúp chúng ta nhớ kiến thức lâu và sâu sắc.

Sau khi đã hiểu và nhớ, cần vận dụng lại bằng cách làm bài tập,.. Để dễ nhớ dẫn chứng và học văn đạt kết quả tốt, cần đọc tác phẩm. Ta nên đọc tác phẩm trước khi được học trên lớp, khi chưa hề nghe giảng. Điều này rất quan trọng, bởi những ấn tượng bạn đầu của các em khi tiếp xúc với tác phẩm sẽ được nhớ lâu và giúp định hướng tác phẩm.

Nhìn chung, để học văn đạt hịêu quả, chúng ta phải học văn bằng chính trái tim và cái đầu của mình, tự tìm một con đường riêng cho mình

Maxim Gorky đã từng nói "văn học là nhân học". Đến với văn học, chúng ta sẽ tự mình đến với những cung bậc và cảm xúc khác nhau của đời thường. Đến với văn học, chúng ta sẽ nhìn đời sâu sắc hơn cũng như khám phá thêm nhiều điều bổ ích lí thú của cuộc sống. Vậy thì, chúng ta hãy học vằn một cách khoa học ngay từ hôm nay để có những kiến thức vững chắc và những bài văn hay.

 

download.com.vn