Bài tập trắc nghiệm lịch sử Việt Nam lớp 12 theo chủ đề - Tài liệu ôn tập thi THPT Quốc gia môn Lịch sử
Nội dung chi tiết:
Bài tập trắc nghiệm lịch sử Việt Nam lớp 12 theo chủ đề - Tài liệu ôn tập thi THPT Quốc gia môn Lịch sử
Download.com.vn xin giới thiệu đến các bạn Tài liệu Bài tập trắc nghiệm lịch sử Việt Nam lớp 12 theo từng chủ đề được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác nhất. Trắc nghiệm lịch sử Việt Nam lớp 12 là tài liệu bao gồm 5 chủ đề, theo các giai đoạn lịch sử như: phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930, giai đoạn 1930 - 1945,..
Hy vọng đây là tài liệu vô cùng bổ ích, giúp các bạn có thêm tư liệu ôn tập và đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Thái Bình
TRẮC NGHIỆM PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12
CHỦ ĐỀ I: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1930
Câu 1: Sự kiện quốc tế sau chiến tranh đã ảnh hưởng nổi bật nhất tới cách mạng Việt Nam?
A. Các tổ chính trị lần lượt được thành lập, sự ra đời Đệ tam quốc tế lãnh đạo cách mạng thắng lợi.
B. Sư phát triển của phong trào cách mạng nhất là phong trào công nhân ở nước Nga theo con đường vô sản.
C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công có tác dụng thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới.
D. Đảng cộng sản ở các nước Pháp, Trung Quốc lần lựợt thành lập thúc đẩy Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
Câu 2: Tại sao đế quốc Pháp lại đẩy mạnh khai thác Việt Nam ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất ?
A. Để độc chiếm thị trường Việt Nam.
B. Do chiến tranh kết thúc, Pháp là nước thắng trận nên có đủ sức mạnh tiến hành khai thác ngay.
C. Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
D. Do Việt Nam có nhiều cao su và than là 2 mặt hàng mà thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn sau chiến tranh.
Câu 3: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?
A. Công nghiệp chế biến. B. Nông nghiệp và thương nghiệp.
C. Nông nghiệp và khai thác mỏ. D. Giao thông vận tải.
Câu 4: Chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của đế quốc Pháp có điểm gì mới ?
A. Tăng cường vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế.
B. Cướp đoạt toàn bộ rụông đất của nông dân lập đồn điền trồng cao su.
C. Hạn chế sự phát triển các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng.
D. Qui mô khai thác lớn hơn, triệt để hơn, xã hội bị phân hóa sâu sắc.
Câu 5: Chính sách khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp ở Việt Nam (1919-1929) có điểm gì tương đồng với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Pháp chú trọng đầu tư vào ngành khai thác mỏ.
B. Pháp không đầu tư nhiều vào các ngành công nghiệp nặng.
C. Đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất nhập khẩu.
D. Không đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng.
Câu 6: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tiến hành ở nước ta trong khoảng từ
A. năm 1919 đến năm 1945. B. năm 1919 đến năm 1925.
C. năm 1919 đến năm 1929 . D. năm 1930 đến năm 1945.
Câu 7: Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp là gì?
A. Vừa khai thác vừa chế biến. B. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng.
C. Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ. D. Tăng cường đầu tư thu lãi cao.
Câu 8: Thủ đoạn nào thâm độc nhất của Pháp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Đánh thuế nặng vào các mặt hàng nông sản.
B. Tước đoạt ruộng đất của nông dân.
C. Bắt nông dân đi phu phen, tạp dịch.
D. Không cho nông dân tham gia sản xuất.
Câu 9: Tác động của chương trình khai thác lần thứ hai đến kinh tế Việt Nam là:
A. Nền kinh tế VN phát triển độc lập tự chủ.
B. Nền kinh tế VN phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp.
C. Nền kinh tế VN lạc hậu, không phát triển.
D. Nền kinh tế Pháp phụ thuộc vào kinh tế Việt Nam.
Câu 10: Những giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam có từ trước cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, đó là giai cấp nào?
A. Nông dân, địa chủ phong kiến.
B. Nông dân, địa chủ phong kiến, thợ thủ công.
C. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản dân tộc.
D. Nông dân, địa chủ phong kiến, công nhân.
Câu 11: Các giai cấp xã hội Việt Nam ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. giai cấp tư sản, vô sản, phong kiến.
B. giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.
C. vô sản và giai cấp tiểu tư sản.
D. Giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản.
Câu 12: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam bị phân hóa như thế nào?
A. Phân hóa sâu sắc xuất hiện các giai cấp mới: tư sản, vô sản, phong kiến, nông dân, tiểu tư sản.
B. Phân hóa sâu sắc bên cạnh giai cấp cũ: phong kiến, nông dân. Xuất hiện giai cấp mới: tư sản, tiểu tư sản, vô sản.
C. Phân hóa sâu sắc trong đó 2 giai cấp mới xuất hiện: vô sản và nông dân là lực lương quan trọng của cách mạng.
D. Phân hóa sâu sắc hơn, giai cấp vô sản đã từng bước vươn lên giành quyền lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi.
Câu 13: Hãy nêu nhưng mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam sau chiền tranh thế giới lần thứ nhất?
A. Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa g/c tư sản với g/c vô sản.
B. Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa g/c nông dân với g/c phong kiến.
C. Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa g/c nông dân với g/c tư sản.
D. Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa tất cả các giai cấp trong hội do địa vị và quyền lợi khác nhau nên đều mâu thuẫn.
Câu 14: Thái độ chính trị của tư sản dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ nhất thể hiện như thế nào?
A. Có thái độ độ kiên định với Pháp.
B. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để.
C. Có thái độ không kiên định, dễ thoả hiệp.
D. Sẵn sàng chống Pháp.
Câu 15: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp đại địa chủ phong kiến như thế nào?
A. Sẵn sàng thỏa hiệp với nông dân để chống tư sản dân tộc.
B. Sẵn sàng phối hợp với tư sản dân tộc để chống Pháp.
C. Sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi.
D. Sẵn sàng đứng lên chống Pháp để giải phóng dân tộc
Câu 16: Thực dân Pháp đã đối xử với giai cấp tư sản Việt Nam như thế nào?
A. Được thực dân Pháp dung dưỡng. B. Bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm.
C. Bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề. D. Được thực dân Pháp cho hưởng đặc quyền, đặc lợi.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.