Bài tập trắc nghiệm nhóm Halogen theo 4 mức độ - Bài tập Hóa học 10
Nội dung chi tiết:
Nhóm halogen là chương học trọng tâm trong chương trình Hóa học lớp 10. Dưới đây là tuyển tập các câu hỏi giúp kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu biết về Tính chất vật lí, tính chất hóa học, các dạng bài kim loại, hỗn hợp kim loại tác dụng với Clo, Brom, phản ứng trung hòa axit của nhóm halogen,...Mời các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo tổng hợp bài tập trắc nghiệm nhóm Halogen dưới đây để chuẩn bị cho các bài kiểm tra. Bộ tài liệu có đáp án đi kèm sẽ giúp các bạn dễ dàng kiểm tra kiến thức của mình.
Bài tập trắc nghiệm nhóm Halogen
I. BIẾT
Câu 1: Sắp xếp theo chiều tăng tính oxi hóa của các nguyên tử là
A. I, Cl, Br, F
B. Cl,I,F,Br.
C. I,Br,Cl,F
D. I,Cl,F,Br
Câu 2: Các dãy chất nào sau đây mà các nguyên tử nguyên tố halgen có số oxi hoá tăng dần?
A. HBrO,F2O,HClO2,Cl2O7, HClO3.
B. F2O, Cl2O7, HClO2, HClO3, HbrO.
C. F2O, HBrO, HClO2, HClO3, Cl2O7.
D. HClO3, HBrO, F2O, Cl2O7, HClO2.
Câu 3: Nhóm chất nào sau đây chứa các chất tác dụng được với F2?
A. H2, Na, O2.
B. Fe, Au, H2O.
C. N2, Mg, Al.
D. Cu, S, N2.
Câu 4: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử Halogen là
A. ns2 np4.
B. ns2 np5
C. ns2 np6
D. (n – 1)d10 ns2 np5.
Câu 5: Trong nước clo có chứa các chất
A. HCl, HClO
B. HCl, HClO, Cl2
C. HCl, Cl2
D. Cl2
Câu 6: Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư thu được dung dịch chứa các chất thuộc dãy nào sau đây?
A. KCl, KClO3, Cl2
B. KCl, KClO, KOH
C. KCl, KClO3, KOH.
D. KCl, KClO3
Câu 7: Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch chứa các chất
A. NaCl, NaClO3, Cl2
B. NaCl, NaClO, NaOH
C. NaCl, NaClO3, NaOH
D. NaCl, NaClO3
Câu 8: Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là
A. NaOH, Al, CuSO4, CuO.
B. Cu(OH)2, Cu, CuO, Fe.
C. CaO, Al2O3, Na2SO4, H2SO4.
D. NaOH, Al, CaCO3,Cu(OH)2, Fe, CaO, Al2O3.
Câu 9: Kim loại tác dụng được với axit HCl loãng và khí clo cho cùng một loại muối clorua kim loại là
A. Fe.
B. Zn.
C. Cu.
D. Ag.
Câu 10: Hoá chất dùng để nhận biết 4 dd : NaF, NaCl, NaBr, NaI là
A. NaOH
B. H2SO4
C. AgNO3
D. Ag
Câu 11: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế clo bằng cách
A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C. phân huỷ khí HCl.
D. cho HCl đặc tác dụng với MnO2; KMnO4…
Câu 12: Clorua vôi là
A. Muối tạo bởi kim loại liên kết với một gốc axit.
B. Muối tạo bởi kim loại liên kết với hai gốc axit.
C. Muối tạo bởi hai kim loại liên kết với một gốc axit.
D. Clorua vôi không phải là muối.
Câu 13: Thuốc thử để nhận ra iot là
A. hồ tinh bột.
B. nước brom.
C. phenolphthalein.
D. Quì tím.
Câu 14: Clo không phản ứng với chất nào sau đây?
A. NaOH
B. NaCl
C. Ca(OH)2
D. NaBr
Câu 15: Phản ứng giữa Cl2 và H2 có thể xảy ra ở điều kiện
A. nhiệt độ thường và bóng tối.
B. ánh sáng mặt trời.
C. ánh sang của magie cháy.
D. Cả A, B và C.
Câu 16: Cho hai khí với thể tích là 1:1 ra ngoài ánh sáng mặt trời thì có hiện tượng nổ, hai khí đó là
A. N2 và H2.
B. H2 và O2.
C. Cl2 và H2.
D. H2S và Cl2.
Câu 17: Trong các hợp chất, flo chỉ có số oxi hoá -1 còn clo, brom, iod có cả số oxi hóa +1; +3; +5; +7 là do so với clo, brom, iod thì
A. flo có tính oxi hoá mạnh hơn.
B. flo có bán kính nguyên tử nhỏ hơn.
C. nguyên tử flo có cấu tạo đặc biệt.
D. nguyên tử flo không có phân lớp d.
Câu 18: ở điều kiện thường, clo là chất khí, màu vàng lục, có mùi xốc và nặng hơn không khí
A. 1,25 lần.
B. 2,45 lần.
C. 1,26 lần.
D. 2,25 lần.
II. HIỂU
Câu 19: Tính tẩy màu của dung dịch nước clo là do
A. Cl2 có tính oxi hóa mạnh.
B. HClO có tính oxi hóa mạnh.
C. HCl là axit mạnh.
D. nguyên nhân khác.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hóa.
B. Trong hợp chất các halogen đều có thể có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7.
C. Khả năng oxi hóa của halogen giảm dần từ flo đến iot
D. Các halogen khá giống nhau về tính chất hóa học.