Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Chương II - Tài liệu trắc nghiệm về cảm ứng Sinh học lớp 11
Nội dung chi tiết:
Nhằm giúp quý thầy cô giáo có thêm nhiều ý tưởng hay trong giảng dạy, các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều tài liệu để ôn tập. Download.com.vn xin giới thiệu đến các bạn Bài tập trắc nghiệm về Cảm ứng Sinh học 11. Mời quý thầy cô giáo và các em học sinh tham khảo để nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học lớp 11 trong chương trình.
Bài tập trắc nghiệm về cảm ứng Sinh học lớp 11
Câu 1: Có các kiểu hướng hoá nào?
A. Hướng hoá lưỡng cực - hướng hoá âm.
B. Hướng hoá dương - hướng hoá lưỡng cực (cây hướng tới hoá chất có lợi và tránh xa hoá chất có hại).
C. Hướng hoá dương - hướng hoá âm.
D. Hướng hoá dương - hướng hoá lưỡng cực - hướng hoá âm
Câu 2: Các tua cuốn ở các cây mướp, bầu, bí là kiểu hướng động gì?
A. Hướng sáng.
B. Hướng tiếp xúc.
C. Hướng nước.
D. Hướng hoá.
Câu 3: Vào rừng nhiệt đới ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của:
A. hướng sáng.
B. hướng trọng lực âm.
C. hướng tiếp xúc.
D. hướng trọng lực dương.
Câu 4: Hãy kể tên những tác nhân không gây ra hướng hoá ở thực vật?
A. Các kim loại, khí trong khí quyển.
B. Các hoá chất có thể là các muối khoáng, các chất hữu cơ, hooc môn.
C. Các chất dẫn dụ và các hợp chất khác.
D. Các hoá chất có thể là axit, kiềm.
Câu 5: Hướng động là gì?
A. Hình htức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
B. Vận động sinh trưởng của cây trước tác nhân kích thích từ môi trường.
C. Cử động sinh trưởng cây về phía có ánh sáng.
D. Hướng mà cây sẽ cử động vươn đều.
Câu 6: Đặt hạt đậu mới nảy mầm vị trí nằm ngang, sau thời gian, thân cây cong lên, còn rễ cây cong xuống. Hiện tượng này được gọi là:
A. Thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm
B. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương
C. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm
D. Thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương
Câu 7: Hai loại hướng động chính là
A. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn ánh sáng) và hướng động âm (sinh trưởng hướng về trọng lực).
B. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích).
C. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới đất).
D. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).
Câu 8: Ý nào sau đây không đúng với vai trò của hướng trọng lực trong đời sống của cây?
A. Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng cùng chiều với sực hút của trọng lực gọi là hướng trọng lực âm.
B. Phản ứng của cây đối với hướng trọng lực là hướng trọng lực hay hướng đất.
C. Đỉnh rễ cây sinh trưởng hướng vào đất gọi là hướng trọng lực dương.
D. Hướng trọng lực giúp cây cố định ngày càng vững chắc vào đất, rễ cây hút nước cùng các ion khoáng từ đất nuôi cây.
Câu 9: Thế nào là hướng tiếp xúc?
A. Là sự vươn cao tranh ánh sáng với cây xung quanh.
B. Là sự sinh trưởng khi có tiếp xúc với các cây cùng loài.
C. Là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.
D. Là sự sinh trưởng của thân (cành) về phía ánh sáng.
Câu 10: Các kiểu hướng động âm ở rễ là
A. hướng đất, hướng sáng.
B. hướng sáng, hướng hoá.
C. hướng sáng, hướng nước.
D. hướng nước, hướng hoá.
Câu 11: Các kiểu ứng động của cây?
A. Ứng động không sinh trưởng - ứng động để tồn tại.
B. Ứng động sức trương - hoá ứng động.
C. Ứng động sinh trưởng - ứng động để tồn tại.
D. Ứng động sinh trưởng - ứng động không sinh trưởng.
Câu 12: Cho các hiện tượng:
I. Cây luôn vươn về phía có ánh sáng
II. Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước, nguồn phân
III. Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc
IV. Rễ cây mọc tránh chất gây độc
V. Sự đóng mở của khí khổng
Hiện tượng nào thuộc tính ứng động?
A. III, IV
B. III, V
C. I, II, IV
D. Các đáp án đều sai
Câu 13: Ứng động (vận động cảm ứng) là
A. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.
B. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
C. hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
D. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng khi vô hướng.
Câu 14: Các hình thức vận động cảm ứng của cây phụ thuộc vào:
A. Biến đổi quá trình sinh lý, sinh hóa theo nhịp điệu đồng hồ sinh học
B. Sự co rút của chất nguyên sinh
C. Thay đổi đột ngột sức trương nước của tế bào
D. Tất cả các ý kiến trên đều đúng
Câu 15: Ứng động nở hoa của cây nghệ tây (Crocus) và cây tulip (Tulipa) nở ra vào lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối (do sự biến đổi của nhiệt độ) là kiểu ứng động:
A. Ứng động không sinh trưởng - nhiệt ứng động
B. Ứng động không sinh trưởng - quang ứng động
C. Ứng động sinh trưởng - quang ứng động
D. Ứng động sinh trưởng - nhiệt ứng động
Câu 16: Ứng động sinh trưởng là gì?
A. Là hình thức phản ứng của cây trước các tác nhân kích thích không định hướng.
B. Là sự vận động khi có tác nhân kích thích.
C. Là sự vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây nên.
D. Là sự thay đổi trạng thái sinh lí - sinh hoá của cây khi có kích thích.
Câu 17: Sự vận động nở hoa thuộc ứng động sinh trưởng nào?
A. Là phản ứng sinh trưởng quang ứng động.
B. Là phản ứng sinh trưởng ứng động sức trương.
C. Là phản ứng sinh trưởng ứng động tiếp xúc.
D. Là phản ứng sinh trưởng hoá ứng động.
Câu 18: Các kiểu ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng là:
A. Ứng động không sinh trưởng: nhiệt ứng động, hoá ứng đông.
B. Ứng động sinh trưởng gồm quang ứng động và nhiệt ứng động, ứng động không sinh
trưởng là ứng động sức trương, ứng động tiếp xúc và hoá ứng động
C. Ứng động sinh trưởng gồm quang ứng động và nhiệt ứng động, ứng động không sinh
trưởng là ứng động sức trương.
D. Ứng động sinh trưởng: ứng động sức trương, quang ứng động.
Câu 19: Điểm khác nhau giữa ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng là gì?
A. Ứng động sinh trưởng phụ thuộc vào cấu trúc kiểu hình dưới tác động của ngoại cảnh, còn ứng độg không sinh trưởng xuất hiện không phải do sinh trưởng mà là do biến đổi sức trương nứơc trong tế bào.
B. Ứng động không sinh trưởng xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều tại các mặt trên và mặt dưới của cơ quan khi có kích thích.
C. Ứng đông sinh trưởng xảy ra do biến động sức trương trong các tế bào chuyên hoá.
D. Ứng động sinh trưởng là quang ứng động, còn ứng động không sinh trưởng là ứng động sức trương.
Câu 20: Cử động bắt mồi của thực vật có cơ chế tương tự với vận động nào sau đây của cây?
A. Xòe lá của cây trinh nữ, cây họ đậu vào sáng sớm, khi mặt trời lên
B. Xếp lá của cây họ đậu vào chiều tối
C. Xếp lá của cây trinh nữ khi có sự va chạm
D. Các ý kiến đưa ra đều sai
...........
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết