Bài thu hoạch những nội dung chính trong công tác xây dựng Đảng ở cơ sở hiện nay - Mẫu bài thu hoạch công tác xây dựng Đảng
Nội dung chi tiết:
Kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng. Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đó là cơ sở, tiền đề vững chắc bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh. Thời gian qua, công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức được nâng cao hơn, tư duy được đổi mới hơn, tư tưởng được thống nhất hơn, thể hiện ở việc đã tạo được sự nhất trí trong Đảng.
Sau đây, Download.com.vn xin giới thiệu đến các bạn mẫu Bài thu hoạch những nội dung chính trong công tác xây dựng Đảng ở cơ sở hiện nay được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây. Đây là mẫu bài thu hoạch phân tích nhiệm vụ của đảng viên trong công tác xây dựng đảng ở cơ sở đưa ra những vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng đảng ở cơ sở hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bài thu hoạch
những nội dung chính trong công tác xây dựng Đảng ở cơ sở hiện nay
Từ trước đến nay, nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta. Từ Đại hội VI của Đảng đến nay, không có nhiệm kỳ nào Trung ương Đảng không có nghị quyết về xây dựng Đảng. Cụ thể là: Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, bảo đảm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VI”; Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VII) về“Một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng”; Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2 - khoá VIII) về “Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”; Kết luận Hội nghị Trung ương 4 (khoá IX) về “Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí”; Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X): “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”…
Theo đó, chúng ta tiến hành công tác xây dựng Đảng thường xuyên, liên tục trong nhiều nhiệm kỳ, nhiều cuộc vận động với nhiều biện pháp cơ bản và quan trọng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ta, đáp ứng những đòi hỏi của công cuộc đổi mới. Qua thực tiễn, Đảng ta ngày càng tiến bộ và trưởng thành. Song, nghiêm khắc nhìn nhận, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng vẫn còn không ít hạn chế, thậm chí có mặt nghiêm trọng, có khuyết điểm, yếu kém phải sửa chữa cấp bách nhưng chưa khắc phục được như mong muốn, có mặt còn phức tạp thêm, gây băn khoăn, lo lắng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Trong tình hình đó, sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động, với những âm mưu, thủ đoạn thâm độc, tinh vi, hòng xóa bỏ Chủ nghĩa Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta và xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, đã làm cho công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng của chúng ta gặp không ít khó khăn, thách thức.
Trước yêu cầu mới ngày càng cao của công cuộc đổi mới, nếu Đảng không giữ vững bản chất cách mạng của mình, không thật vững vàng về chính trị, tư tưởng; không thống nhất cao về ý chí và hành động; không trong sạch về đạo đức, lối sống; không chặt chẽ về tổ chức; không được nhân dân ủng hộ thì không thể đứng vững và đủ sức lãnh đạo đưa đất nước đi lên. Chính vì vậy, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI tiếp tục bàn và ban hành Nghị quyết Trung ương 4: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Nghị quyết Trung ương 4 được viết rất ngắn gọn, nhưng chứa đựng nhiều nội dung cơ bản và quan trọng với tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt là kiên quyết, kiên trì thực hiện với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị, gắn với thực hiện tổng thể các nghị quyết khác của Đảng để khắc phục những khuyết điểm, yếu kém kéo dài trong Đảng và tạo bước đột phá về công tác cán bộ. Nghị quyết không dàn trải, mà tập trung nêu và giải quyết nội dung cốt lõi là 3 vấn đề cấp bách và 4 nhóm giải pháp.
Ba vấn đề cấp bách là:
(1) Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
(2) Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội nhập quốc tế.
(3) Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Bốn nhóm giải pháp thực hiện:
(1) Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong gương mẫu của cấp trên.
(2) Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng.
(3) Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách.
(4) Nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
Những kết quả bước đầu cơ bản và chủ yếu
Qua hơn 4 năm thực hiện, Đại hội XII của Đảng nhận định: “Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng; có tác động thúc đẩy đất nước vượt qua khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, củng cố thêm niềm tin trong Đảng và nhân dân”.
Về vấn đề cấp bách thứ nhất: Để thực hiện vấn đề này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp và thực hiện có kết quả một số nội dung sau:
1- Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình
Việc kiểm điểm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư được Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) đánh giá: Cơ bản đạt yêu cầu. Việc kiểm điểm tập thể và cá nhân ở các cấp được đánh giá: Cơ bản đạt yêu cầu, trong đó có một số tập thể và cá nhân phải kiểm điểm bổ sung hoặc kiểm điểm lại. Thông qua kiểm điểm, tự phê bình và phê bình ở các cấp theo Nghị quyết Trung ương 4 đã tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng, có tác dụng cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa sai phạm và góp phần làm trong sạch Đảng. Trong 5 năm (chủ yếu là 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4), toàn Đảng đã xử lý kỷ luật gần 1.400 tổ chức đảng và hơn 74.000 đảng viên ở các cấp. Trong số bị kỷ luật, có 82 tỉnh ủy viên và tương đương; hơn 1.500 huyện ủy viên và tương đương; gần 3.000 đảng viên bị kỷ luật bằng hình thức cách chức; hơn 8.700 bị khai trừ ra khỏi Đảng và hơn 4.300 cán bộ, đảng viên phải xử lý bằng pháp luật. Những hạn chế, khuyết điểm được kết luận sau kiểm điểm, tự phê bình và phê bình ở các cấp đã kịp thời giải quyết, xử lý dứt điểm được một số vụ việc nổi cộm, bức xúc trong dư luận ở các địa phương, cơ quan, đơn vị, góp phần củng cố thêm niềm tin của đảng viên và nhân dân đối với Đảng và sự lãnh đạo của Đảng được nâng lên.
Qua kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và kiểm điểm hằng năm, nhiều đồng chí nhận diện rõ hơn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống như: Trong công tác và sinh hoạt còn nể nang, né tránh, ngại va chạm, “dễ người, dễ ta”, “dĩ hòa vi quý”, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh; còn nể nang, né tránh trong đấu tranh phê bình, góp ý với đồng chí, nhất là với lãnh đạo; chưa hết lòng hết sức vì công việc, vì dân, chưa làm tròn bổn phận, chức trách, nhiệm vụ được giao; còn tư tưởng chưa thực sự yên tâm công tác, chưa gắn bó lâu dài với cơ quan, ngại khó, ngại khổ, chọn việc dễ, bỏ việc khó, làm việc cầm chừng, hiệu quả thấp, chọn việc có nhiều điều kiện, cơ hội phát triển, thăng tiến hoặc thu được nhiều lợi ích, có thu nhập cao; thích làm việc ở cơ quan nhà nước, không thích làm việc ở cơ quan của Đảng, Quốc hội, đoàn thể chính trị xã hội, thích làm việc ở gần nhà, không muốn nhận nhiệm vụ ở nơi xa, có nhiều khó khăn, gian khổ, điều kiện khắc nghiệt; trông chờ, ỷ lại cấp trên, sa sút ý chí, thờ ơ, vô cảm trước nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, dao động trước khó khăn… một số cán bộ, đảng viên có lối sống thực dụng, tư tưởng bình quân chủ nghĩa, đoàn kết xuôi chiều; ý thức tổ chức, kỷ luật chưa nghiêm; khi nghỉ hưu, nghỉ công tác tự bỏ sinh hoạt hoặc xin miễn sinh hoạt; có một số đảng viên là hội viên hội cựu chiến binh có biểu hiện công thần, bảo thủ, thiếu gương mẫu về phẩm chất đạo đức, lối sống.
2- Về lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm cao và đạt một số kết quả bước đầu:
- Ban Chấp hành Trung ương quyết định tái lập Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội chính các tỉnh ủy, thành ủy để tham mưu cho các cấp ủy về công tác nội chính, đồng thời là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
- Bộ Chính trị đã quyết định: Thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng với thành phần phù hợp hơn và chọn khâu đột phá là: đẩy mạnh tiến độ, xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; Ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; Quy định về công tác kiểm tra, giám sát đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý;…
- Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; cho chủ trương chuyển nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp cho cơ quan chức năng điều tra, truy tố và xét xử công khai theo quy định của pháp luật (Năm 2012, Ban Chỉ đạo lập 7 đoàn kiểm tra ở 11 tỉnh, thành phố và 7 cơ quan Trung ương; bổ sung 43 vụ án, 25 vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi. Năm 2013, lập 4 đoàn kiểm tra, giám sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng lớn ở 8 tỉnh, thành phố. Năm 2014, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng ở 7 bộ, ngành Trung ương. Năm 2015, lập 7 đoàn kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại 4 bộ và 10 tỉnh, thành phố).
- Quốc hội bổ sung, sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng; Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng. Ban cán sự đảng Chính phủ xây dựng Đề án “Tăng cường thực hiện và kiểm soát việc kê khai tài sản”. Các bộ, ngành Trung ương và địa phương bổ sung, sửa đổi, ban hành một số quy định, quy chế, cơ chế, chính sách về quản lý tài chính; chi tiêu, mua sắm tài sản công; quản lý và sử dụng xe công; về sử dụng ngân sách nhà nước trong việc đi công tác, học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; quản lý vốn trong các doanh nghiệp nhà nước;…
...........
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết