Bài văn mẫu lớp 10: Nghị luận xã hội về chữ hiếu - Những bài văn hay lớp 10
Download.com.vn xin giới thiệu bài văn mẫu lớp 10: Nghị luận xã hội về chữ hiếu, đã được chúng tôi sưu tầm và đăng tải tại đây.
Hiện nay trên các mạng xã hội chia sẻ có rất nhiều tình huống những đứa con sau khi lớn lên bỏ mặc hay bạo lực với cha mẹ mình, không biết họ có nghĩ đến phải làm tròn chữ hiếu không. Dưới đây là dàn ý chi tiết và một số bài văn nghị luận về chữ hiếu, mời các bạn cùng tham khảo.
Dàn ý nghị luận xã hội về chữ hiếu
I. Mở bài:
- Nêu vấn đề cần nói
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Đây là những câu tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con người. không chỉ chúng ta có lòng biết ơn đối với cha mẹ mà lòng biết ơn còn được thể hiện với ông bà và đất nước. hiếu thảo là là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Lòng hiếu thảo còn là một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ta. Chúng ta cùng đi tìm hiểu lòng hiểu thảo của con người Việt Nam.
II. Thân bài:
1. Hiếu thảo là gi?
- Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà cha mẹ, luôn yêu thương họ
- Lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi ốm yếu và già cả
2. Biểu hiện của lòng hiếu thảo như thế nào?
- Những người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính và tôn trọng ông bà, cha mẹ
- Biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được yên tâm.
- Luôn biết sống đúng chuẩn mực với đạo đức xã hội, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành.
- Lòng hiếu thảo là hành vi vô cùng ý nghĩa mang lại danh tiếng tốt cho ông bà cha mẹ và tổ tiên
3. Vì sao cần phải có long hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
- Ông bà cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống này cho chúng ta
- Hiếu thảo là một chuẩn mực đạo đức của xã hội
- Sống hiếu thảo với ông bà cho mẹ là thể hiện sống có trách nhiệm của mỗi người
- Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến và quý trọng
- Khi bạn hiếu thảo thì con cái của bạn sau này sẽ hiếu thảo với bạn
- Giá trị của bạn sẽ được nâng cao nếu sống có hiếu thảo
- Lòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình
4. Cần làm gi để có được lòng hiếu thảo?
- Bạn cần phải biết kính trọng và yêu thương ông bà cha mẹ
- Bạn cần chăm sóc, phụng cha mẹ ông bà khi về già
- Cư xử tốt với ông bà cha mẹ, không cải lại
- Yêu thương an hem trong nhà cũng là thể hiện lòng hiếu thảo
5. Phê phán những người không hiếu thảo.
Trong xã hội hiện nay có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, thậm chí còn đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Đó là một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách.
III. Kết bài:
- Phải sống hiếu thảo với ông bà cha mẹ
- Cần thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay.
Nghị luận xã hội về chữ hiếu - Mẫu 1
Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Câu ca dao từ ngàn xưa của người dân Việt Nam đến hôm nay vẫn thiết tha nhắc mãi nghĩa tình này:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kinh cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Câu ca đao gợi cho chúng ta biết bao suy nghĩ về công ơn của mẹ cha, về làm con.
Người dân xưa đã gửi gắm lòng biết ơn mẹ cha và lời nhắc nhở người làm con vào bài ca dao với những hình ảnh so sánh thấm thìa. Núi Thái Sơn cao lớn vời vợi và nước trong nguồn chảy ra là dòng nước tinh khiết trong lành nhất không bao giờ vơi cạn. So sánh hai hình ảnh ấy với công cha, nghĩa mẹ, tác giả dân gian muốn nói tới thái độ tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn trời biển của cha mẹ và muốn khuyên mỗi người con phải luôn "thờ mẹ kính cha” phải có thái độ, cách ứng xử tôn kính, quý trọng đấng sinh thành của mình
Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén bao gian truân, cơ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Để có được mẹ vượt cạn một mình, bất chấp hiểm nguy của tính mạng. Khi sinh ra hài nhi đỏ hỏn, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn. Mẹ thức trắng đêm để chăm cho con, "chỗ ráo nhường con, chỗ ướt mẹ nằm". Khi con ốm đau, mẹ quên ăn quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, con đau của con, thao thức lo toan. Mẹ và cha hân hoan khi thấy con chập chững những bước đi đầu tiên nghẹn ngào khi con bập bẹ tiếng mẹ tiếng cha.
Khi con đã lớn lên: từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo đến mọi tiện nghi học hành cha mẹ lo cho con tất cả. Cha mẹ như cánh cò cần cù nhẫn nại, vật lộn với đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng giành lại cho mình điều gì.
Công sinh thành đã lớn, công dưỡng dục càng lớn hơn. Khi con trưởng thành dần lên, cha uốn nắn con từ lời ăn tiếng nói, từ cách đối nhân xử thế sửa con từ dáng đứng điệu cười. Con là hạnh phúc, là niềm vui, niềm hạnh phúc của cha mẹ. Nhìn con khôn lớn, mọi cực khổ nhọc nhằn của cha mẹ vơi đi. Con khỏe, ngoan, học giỏi, cha mẹ vui sướng, hạnh phúc. Con ốm đau mẹ nước mắt lưng tròng. Con hư, con phạm lỗi, cha mẹ đau buồn, âu lo.
Cha mẹ không quản vất vả chỉ mong mai sau con thành người có ích cho đời, cho xã hội. "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào đời, là cây cao bóng cả che mát đời con. Trong vòng tay cha mẹ, con lớn lên, trưởng thành. Hiếu thảo với cha mẹ là đạo lý làm người, là nền tảng của đạo đức.
Phải có hiếu với cha mẹ: phải chân thành biết ơn và tôn kính mẹ cha. Quan hệ giữa cha mẹ, con cái trong gia đình tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng, bảo vệ kỉ cương, đạo lý xã hội.
Có hiếu với cha mẹ qua thái độ, lời nói và việc làm cụ thể. Từ lời nói lễ phép đúng mực, từ sự quan tâm, chăm sóc chu đáo tận tình từ những việc nhỏ giúp cha mẹ trong gia đình, từ sự bảo ban gương mẫu với các em nhỏ.
Người con có hiếu phải phấn đấu trở thành niềm tự hào, nguồn động viên bố mẹ; phấn đấu học tập tốt nhất, rèn luyện đạo đức tốt nhất, xác định đường đi tốt để có một sự nghiệp, để trở thành người có ích cho xã hội.
Người con có hiếu phải có trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ khi già sức yếu.
Thờ mẹ kính cha là trách nhiệm, là đạo lý thiêng liêng mà mỗi chúng ta phải gìn, noi theo. Vì đây còn là vấn đề nhân cách, là cái gốc của nhiều tình cảm. Con người không kính yêu cha mẹ thì sẽ không có tình người, không thể là người có phẩm chất, biết sống đẹp, thủy chung với bạn bè, xã hội, nhân dân được, mở rộng vần đề, phê phán quan niệm, thái độ sai lầm:
Thời đại hiện nay vẫn còn một thực tại đau lòng: vẫn còn nhiều người xem nhẹ chữ hiếu, muốn sống tách khỏi gia đình, mẹ cha, đó là nhận thức lệch lạc, sai lầm.
Vẫn còn những người con vô ơn, bất hiếu, ngược đãi mẹ cha. Không nghe cha mẹ, không phụng dưỡng cha mẹ tuổi già, gây đau lòng, bất hạnh cho cha mẹ. Những người con đó, dù thời đại nào, hoàn cảnh nào, đều đáng để xã hội lên án, phẫn nộ.
Đó là những biểu hiện của người vô đạo đức, vô ơn, bạc nghĩa, không có lương tâm. Những biểu hiện đó gây ảnh hưởng, làm băng hoại đạo lý cổ truyền của dân tộc ta và đáng phải lên án.
Quan niệm chữ hiếu ngày nay: cuộc sống dù phát triển thì chữ hiếu vẫn là cơ bản xây đắp những mối quan hệ khác giữa người với người trong xã hội. Người hiếu thảo với cha mẹ thường là một công dân tốt, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, quan hệ gia đình thuận hòa, góp phần làm kỉ cương của xã hội phát triển. Lòng biết ơn cha mẹ là cội nguồn của lòng biết ơn nhân dân, Tổ quốc.
Chữ hiếu ngày nay phải được hiểu rộng hơn: hiếu với cha mẹ nhưng phải là người công dân tốt vẫn "trung với nước, hiếu với dân". Đạo lý ấy là sức mạnh của nhân dân ta chiến thắng kẻ thù, dựng xây đất nước. Lòng yêu nước, yêu nhân dân bắt nguồn từ những tình cảm giản dị bình thường. Có hiếu có tình cha mẹ thì mới có hiếu với đất nước.
Bài ca dao nhắc nhở thấm thía về bài học đạo lý sâu sắc. Bài ca dao sẽ còn mãi với thời gian, nuôi dưỡng tình cảm gia đình, lòng yêu kính mẹ cha bao thế hệ.
Nghị luận xã hội về chữ hiếu - Mẫu 2
Ai trên cõi đời này mà lại chẳng có cha mẹ để yêu thương, kính trọng, tôn thờ. Bổn phận chúng ta là con cái phải luôn đặt chữ "hiếu" làm đầu thể hiện chúng ta là người có nhân cách, phẩm chất tốt đẹp. Vậy lòng hiếu thảo đối với chúng ta có ý nghĩa như thế nào?
Vậy lòng hiếu thảo có ý nghĩa là gì? Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ có nghĩa là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn cha mẹ của mình và đó là một trong những truyền thống đạo đức cao đẹp của con người. Vậy thì tại sao chúng ta phải có lòng hiếu thảo? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức tốt mà chúng ta cần có. Là nghĩa vụ mà chúng ta phải làm vì không tự nhiên mà chúng ta có mặt ở cõi đời này được. Đó phải là một quá trình mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày của người mẹ kính yêu, sự chăm nom, yêu thương của người cha. Nó còn là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức của con người. Bản thân chúng ta khi cha mẹ còn sống khỏe mạnh, phận làm con phải biết yêu thương, tôn thờ và kính trọng. Phải biết chăm sóc cha mẹ đỡ đần thuốc thang khi cha mẹ già yếu, bệnh tật. Trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam mà ông bà ta đã để lại có những bài ca dạo ngợi công lao trời biển của cha mẹ như:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".
Hay như:
"Lên non mới non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ"
Hoặc:
"Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang".
Trong cuộc sống xã hội hiện giờ vẫn còn xuất hiện những đứa con bất hiếu, vong ơn bội nghĩa, phủi bỏ, vội vàng quên đi những tháng năm cha mẹ yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ nên người mà giờ đây những kẻ này còn quay ngược lại chửi mắng đánh đập, đôi khi còn tàn nhẫn hơn đó chính là giết chính cha mẹ của mình. Những kẻ này chỉ biết sống cho mình, bỏ mặc cha mẹ già yếu, neo đơn. Thay vì cha mẹ già yếu, bệnh tật, bổn phận làm con cái phải phụng dưỡng thì lại gửi cha mẹ vào "viện dưỡng lão" bỏ mặc sống chết. Hay những người con chỉ vì những đồng tiết ít ỏi mà nhẫn tâm ra tay giết hại cha mẹ mình. Trên báo chí gần đây thường hay đăng những tin tức liên quan đến những đứa con bất hiếu, giết hại chính cha mẹ của mình chỉ vì xin tiền chơi game cha mẹ không cho. Hay chỉ vì những lời quan tâm của cha mẹ thì những kẻ này lại xem là những lời cằn nhằn, trách mắng thì chúng lại có những hành động rất đau lòng như đánh đập, giam nhốt chính cha mẹ ruột của mình. Hoặc đôi khi có những nơi có tục lệ rất cổ hủ như khi cha mẹ già yếu thì theo tập tục thì những người con phải mang cha mẹ mang bỏ lên núi bơ vơ một mình. Thật là tàn nhẫn.
Tóm lại, lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người mà ai ai cũng nên có. Chúng ta cần trau dồi, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức này là ở chính cha mẹ của mình, chúng ta phải yêu thương, tôn thờ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu, bệnh tật…Riêng bản thân em, em sẽ phấn đấu học tập thật tốt đem lại niềm vui cho cha mẹ của mình.
Nghị luận xã hội về chữ hiếu - Mẫu 3
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ vốn là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Từ ngàn năm qua, phẩm chất quý báu ấy là sợi chỉ kết nối tình cảm gia đình và dân tộc tạo nên một lối sống nghĩa tình, đằm thắm của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người.
Lòng hiếu thảo có nghĩa tôn trọng, kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Hiếu thảo còn là hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời. Hiếu thảo vốn là trung tâm trong hệ thống đạo đức của Nho giáo.
Lòng hiếu thảo của con người không những được thể hiện trong thái độ, tình cảm mà còn được biểu hiện qua hành động cụ thể.
Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính ông bà, cha mẹ; biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn. Họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Lúc cha mẹ còn khỏe mạnh, học hiếu thuận vâng lời, lắng nghe dạy bảo. Lúc cha mẹ ốm đau, già yếu, hộ hết lòng chắm sóc, phụng dưỡng. Khi cha mẹ qua đời, họ thành tâm thờ cúng.
Trong cuộc sống, lòng hiếu thảo là hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên. Lòng hiếu thảo còn được lãnh tụ Hồ Chí Minh mở rộng trong thời đại cách mạng. Không những hiếu thảo với người thân mà còn nên hiếu thảo với dân tộc, với đất nước, những người cùng chung vận mệnh với mình, có mối liên hệ, gắn kết chặt chẽ. Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất người cách mạng trong nhiệm vụ chống kẻ thù và dựng xây đất nước.
Vì ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng nuôi ta khôn lớn, luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này. Mỗi con người sinh ra đều có nguồn cội, thân tộc. Bởi thế, ta phải biết ơn những người đã sinh thành, dưỡng nuôi và giáo dục ta nên người. Longf hiếu thảo thể hiện lòng tri ân sâu sắc và lối sống nghĩa tình của dân tộc trong bao đời nay.
Hiếu thảo còn là một lối sống tốt đẹp đã trở thành chuẩn mực trong truyền thống văn hóa Việt Nam. “Nhị thập tứ hiếu” luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi.
Sống có lòng hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ, thể hiện niềm tri ân sâu sắc đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung, sống có trách nhiệm.
Người có lòng hiếu thảo luân được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống.
Cha mẹ hiếu thảo với với ông bà là tấm gương sáng khiến con cái học tập và trưởng thành hơn. Lòng hiếu thảo trở thành bài học giáo dục sâu sắc cho mọi thế hệ. Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng lòng biết ơn. Lòng hiếu thảo xóa bỏ sự đố kị, ích kỉ cá nhân và lối sống thờ ơ, vô cảm.
Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý, mà nó thể hiện qua chữ Hiếu. Đối với công đức sinh thành thì bổn phận làm con phải ghi lòng, tạc dạ: Hiếu nghĩa với cha mẹ không chỉ là cách trả ơn những bậc sinh thành mà bản thân con cái cũng được góp phần rất lớn trong hình thành những phẩm chất đạo đức và trí tuệ của một bậc thánh nhân.
Lòng hiếu thảo luôn luôn được tôn vinh, ngưỡng mộ, ta coi đó là tiêu chuẩn luân lí đạo đức là nét đẹp văn hóa dân tộc sáng ngời. Hiếu thảo cha mẹ ngày nay thì ngày sau ta mới nhận được lòng hiếu thảo từ còn cái bởi đó là quy luật nhận quả trong cuộc sống.
Tấm lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa, mãi mãi là một nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam.
Nghị luận xã hội về chữ hiếu - Mẫu 4
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
Câu ca dao của người xưa đã thể hiện một bài học sâu sắc về công ơn trời biển của các bậc sinh thành, đồng thời cũng gián tiếp nhắc nhở con người bài học về lòng hiếu thảo. Trong xã hội hiện nay, chữ "hiếu" cũng là một trong những vấn đề đang được quan tâm, bởi những giá trị mà nó mang lại.
Như chúng ta đã biết, "hiếu" có nghĩa là hiếu thảo, lễ phép, tôn trọng đối với những người đã có công ơn sinh thành, dưỡng dục như ông bà, cha mẹ. Lòng hiếu thảo được thể hiện bằng sự thành kính qua những hành động cụ thể như ngoan ngoãn, luôn vâng lời bố mẹ, hay sẵn sàng chăm sóc khi họ già yếu, ốm đau,...
Lòng hiếu thảo là một trong những phẩm chất quý giá của mỗi con người. Trong quan niệm ở mọi thời đại, chữ "hiếu" luôn là một trong những phạm trù quan trọng về mặt đạo đức của con người. Khi hiếu thảo, con người đã thể hiện lòng biết ơn đối với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Chúng ta xuất hiện trên cõi đời này là nhờ vào hành trình mang nặng đẻ đau "chín tháng mười ngày" đầy vất vả của mẹ, chúng ta khôn lớn, trưởng thành nhờ những giọt mồ hôi cùng sự hi sinh lớn lao, vĩ đại của mẹ cha. Xuyên suốt quá trình đó, những người con luôn được bao bọc, bảo vệ, chở che bởi tấm lòng yêu thương vô hạn của các bậc sinh thành. Thấu hiểu những mất mát, gian truân đó, con cháu cần luôn luôn lễ phép, kính trọng và chăm sóc bố mẹ, ông bà với lòng biết ơn vô hạn. Đó là những con người làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình và phát huy giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc ta:
"Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Đồng thời những hành động đó còn góp phần thể hiện sự tri ân đối với nguồn cội, hình thành những gia đình ấm êm, hạnh phúc và góp phần xây dựng một xã hội thấm đẫm tinh thần nhân văn, nhân đạo, bởi "gia đình là tế bào của xã hội".
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, vẫn còn không ít người sống vô ơn, bất hiếu với ông bà, cha mẹ của mình. Khi cha mẹ ốm đau hay già yếu, họ không mảy may quan tâm, chăm sóc mà đùn đẩy trách nhiệm cho nhau vì sợ tốn kém về vật chất, thậm chí sẵn sàng đấy cha mẹ vào viện dưỡng lão để tìm kiếm sự bình yên, an nhàn cho bản thân. Đáng buồn hơn, có những người bất kính, vô lễ và đánh đập cha mẹ một cách nhẫn tâm, tàn nhẫn. Những hành vi này đã vi phạm những chuẩn mực đạo đức và đi ngược lại với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
Mời các bạn tham khảo chi tiết tại file dưới đây!