Bài văn mẫu lớp 11: Phân tích tâm trạng các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia - Những bài văn mẫu lớp 11

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 294,3 KB
Nhà phát hành: Sưu tầm


Lâu lâu chia sẻ cùng các bạn Bài văn mẫu lớp 11: Phân tích tâm trạng các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia: Bài văn mẫu lớp 11: Phân tích tâm trạng các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia, đây là tài liệu hữu ích giúp cho các bạn có thể bổ sung thêm kiến thức môn Ngữ văn lớp 11, mời các thầy cô và các bạn cùng theo dõi bài viết.

Giới thiệu

Hạnh Phúc của một tang gia tác phẩm kinh điển của nhà văn Vũ Trọng Phụng, qua thái độc của cá nhân vật khi nhà có tang trong truyện mà nó đã nói lên sự thật của xa hội trong thời kỳ tư sản.

Bài văn mẫu lớp 11: Phân tích tâm trạng các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia, đây là tài liệu được chúng tôi sưu tầm và chọn lọc từ những bài văn hay của các bạn học sinh lớp 11. Tài liệu gồm có dàn ý chi tiết và một số bài văn phân tích tâm trạng các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia, mời các thầy cô và các bạn cùng tham khảo.

Dàn ý chi tiết phân tích tâm trạng các nhân vật

Phân tích tâm trạng các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia

I. Mở bài:

- Giới thiệu những nét tiêu biểu nhất về cây bút hiện thực Vũ Trọng Phụng và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

- Trong đoạn trích, tâm trạng các nhân vật trước cái chết của cụ cố Tổ là một khía cạnh làm nên chất trào phúng cho đoạn trích

II. Thân bài:

Trước cái chết của một con người, đáng lẽ những người xung quanh phải có thái độ đau buồn nhưng tâm trạng của các nhân vật (kể cả trong gia đình hay ngoài gia đình) đều làm cho người đọc cảm giác phẫn nộ

1. Tâm trạng của những người trong gia đình

- Cụ cố Hồng:

+ Đặc biệt háo danh: mới năm mươi tuổi, cụ cố Hồng mong được gọi là “cố”

+ Sung sướng đến ngây ngất vì nhờ có cái chết thật của cha mình mà được mọi người chú ý, vui vì được diễn trò già yếu trước mọi người

+ Mơ màng nghĩ mình được mặc áo xô gai, lụ khụ ho khạc mếu máo để người ta nghĩ “ úi kìa con giai nhớn đã già thế kia kìa”

⇒Con người háo danh bề ngoài, không hề tiếc thương gì trước cái chết của chính người sinh ra mình

- Cụ bà: sung sướng vì ông Đốc tờ Xuân đã không giận mà còn giúp đáp, phúng viếng đến thế, và đám ma như thế kể là đã danh giá nhất

- Ông Văn Minh:

+ Vui vì chúc thư đã đi vào thời kì thực hiện chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa

+ Vò đầu rứt tóc hợp thời trang hợp với một nhà có đám, kì thực, ông ta đang lo gột rửa bằng xà phòng thơm cho quá khứ của Xuân.

⇒ Bất hiếu, đầy dã tâm

- Bà Văn Minh vợ:

+ sốt cả ruột vì mãi không được mặc đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen…

+ mừng rỡ vì được lăng xê những mốt y phục táo tạo nhất.

→ Người cháu thực dụng, thiếu tình người

- Cậu Tú Tân: Điên người lên vì bây giờ mới có dịp dùng đến mấy cái máy ảnh mà cậu đã chuẩn bị từ lâu ⇒ thiếu suy nghĩ, thiếu tình cảm ruột thịt

- Tuyết:

+ Vui vì có dịp mặc bộ y phục “Ngây thơ” để thiên hạ thấy rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh.

+ khuôn mặt buồn, nhưng không phải cái buồn đau thương mà là buồn lãng mạn “đúng mốt” vì chờ mãi chưa thấy bạn giai đâu cả

→ Người con gái hư hỏng, lẳng lơ.

- Phán mọc sừng:

+ Là kẻ trơ trẽn nhất, y vô cùng hãnh diện vì không ngờ “đôi sừng hươu vô hình ai cắm trên đầu mình lại có giá trị như vậy”.

→ Chỉ coi trọng và vui mừng vì mình được thêm một khoản, không có nhân cách, vô liêm sĩ

- Đám cháu con: Một bầy cháu con chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ Tổ.

2. Tâm trạng của những người ngoài gia đình

- Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: “giữa lúc không có ai đáng bị phạt…đương buồn rầu…thì sung sướng cực điểm”.

- Bạn bè cụ cố Hồng: những kẻ vừa háo danh, vừa háo sắc, họ chia buồn để khoe khoang các loại râu ria cùng những huân huy chương

- Nhà sư: Sư cụ Tăng Phú sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe, vì sư cụ chắc rằng, trong số thiên hạ đứng xem ở các phố, thế nào cũng có người nhận ra rằng sư cụ đã đánh đổ được Hội Phật giáo

- Hàng phố: đám ma đi đến đâu huyên náo đến đấy, cả phố nhốn nháo khoe đám ma to, thiên hạ chỉ chu ý vào những kiểu quần áo tang...

⇒ Không một ai thực sự tiếc thương cho sự ra đi của người đã mất, đây là những con người không một chút hiếu nghĩa, mất hết tình người

III. Kết bài:

- Khẳng định nhưng nét nghệ thuật tiêu biểu thể hiện thành công tâm trạng của các nhân vật trong đoạn trích: bút pháp hiện thực, nghệ thuật trào phúng…

- Bài học đạo đức rút ra cho bản thân

Phân tích tâm trạng các nhân vật - Mẫu 1

Phân tích tâm trạng các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia

Số đỏ được đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất của Vũ Trọng Phụng cũng như của văn học trào phúng Việt Nam hiện đại. Tính chất trào phúng đó không chỉ thể hiện ở ngôn ngữ, giọng điệu, tình huống mà còn được bộ lộ trực tiếp, sắc nét nhất qua chân dung từng nhân vật trong tác phẩm trong đoạn trích Hạnh phúc một tang gia.

Câu chuyện bắt đầu bằng cái chết của một người ông già – cụ cố tổ. Đó là người ông, người cha, người bạn đáng kính của một gia đình thượng lưu. Những tưởng cái chết đó sẽ gây nên niềm đau xót khôn nguôi trong lòng người ở lại. Nhưng không, cái chết của cụ cố tổ lại là niềm vui, niềm hạnh phúc tột cùng của tất cả đám con cháu. Bởi bản di chúc ở trên giấy nay đã được đi vào thực thi, bọn họ sẽ nhận được những gia sản kếch xù. Chính trong lúc tang gia bối rối, họ mỗi người nhao nhao lên theo một cách khác nhau, trưng diện một bộ mặt khác nhau để thể hiện lòng đau xót trong hạnh phúc tột cùng của mình.

Cụ cố Hồng, nhắm mắt mơ màng khi nghĩ đến giây phút mình mặc bộ đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa kho vừa khó mếu, để cho thiên hạ chỉ trỏ: Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa. Đây chính là cơ hội để cụ cố Hồng được diễn trò trước đám đông, là cơ hội để thể hiện lòng hiếu thảo với cha mình thông qua việc tổ chức một đám ma thật to. Ông Văn Minh: Niềm vui riêng hòa lẫn niềm vui chung. Niềm vui của ông Văn Minh là biểu hiện cao độ cho niềm vui của cả gia đình: nóng lòng đợi luật sư đến để thực tế chia gia tài. Ông Văn Minh còn được Vũ Trọng Phụng miêu tả chi tiết đăm chiêu, vò đầu bứt tóc nhưng thực tế là đang không biết xử trí với Xuân tóc đỏ thế nào cho phải chứ không phải là lo lắng cho việc tổ chức đám tang của cụ cố tổ. Còn với bà Văn Minh vợ ông lại sung sướng khi được mặc bộ đồ xô gai tân thời, bà vui vẻ ra mặt, vì những mẫu đồ tân thời mới nhất bà sẽ nhân dịp này mà tung ra thị trường, biến đám tang thành nơi trình diễn, công bố bộ sưu tập mới nhất.

Ông phán mọc sừng, sung sướng, hả hê khi biết giá trị đôi sưng trên đầu mình, vì có nó mà ông sẽ được hưởng thêm một phần gia sản không nhỏ. Số tiền đó là đền bù cho danh dự của ông. Trong đám tang tiếng khóc Hứt ! Hứt của ông Phán mọc sừng liên tiếp được vang lên, ông khóc oắt người đi, đến nỗi không thể đứng vững, phải có Xuân Tóc Đỏ đỡ ông mới đứng được. Tưởng đó là nỗi đau rất thật, rất chân thành nhưng hành động dúi tiền vào tay Xuân Tóc Đỏ tờ tiền gấp làm tư đã vạch trần bộ mặt dối trá của ông Phán mọc sừng. Hành động đó còn thể hiện mưu tính một cuộc hợp tác doanh thương với Xuân tóc đỏ để kiếm lợi nhuận.

Còn đối với Tuyết – cô gái hư hỏng một nửa lại vui mừng vì mình sẽ được mặc những trang phục Tân thời, bộ quần áo ngây thơ, nửa kín nở hở cái áo dài voan mỏng, đội một cái mũ nấm xinh xinh, khuôn mặt buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám. Bộ quần áo ngây thơ Tuyết mặc để chứng minh mình không hư hỏng với thiên hạ, còn khuôn mặt buồn rất lãng mạn tưởng là nổi buồn do mất đi người thân nhưng thực tế lại là vi nhớ nhân tình – Xuân Tóc Đỏ khi mãi cô vẫn chưa thấy Xuân xuất hiện trong đám tang. Vẻ mặt bề ngoài và thực tế bên trong đã bị Vũ Trọng Phụng sử dụng lời lẽ châm biếm sâu cay vạch trần.

Cậu Tú Tân, khi nghe ông mất thì cứ điên người lên, vì chiếc máy ảnh mới mua của cậu sắp được đưa vào sử dụng. Trong lúc hạ huyệt trong bộ quần áo luộm thuộm, cậu bắt bẻ từng người chống gậy, gục đầu, cong lưng, lau mắt,… dường như cậu Tú Tân như một nhà đạo diễn đại tài để cho vở kịch đám tang đau buồn thêm phần hoàn hảo.

Phân tích tâm trạng các nhân vật - Mẫu 2

Vũ Trọng Phụng là mộ nhà văn tài năng thành công ở thể loại tiểu thuyết. Tiêu biểu là tác phẩm “Số đỏ” đã tái hiện lại bức tranh hiện thực về con người và xã hội Việt Nam ở nửa đàu thế kỉ XX với những trò lố lăng, bịp bợm dưới ngòi bút đả kích, châm biếm sâu sắc. Trong đó ấn tượng nhất là đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” nằm ở chương XV của tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả bởi tâm trạng vui mừng, hạnh phúc của các nhân vật trong đoạn trích.

Tang gia mà đại gia đình kẻ trong người ngoài ai cũng hớn hở, mong chờ giây phút ấy để phô trương, khoe mẽ để thỏa mãn mong muốn của bản thân. Tuy mỗi người một niềm vui riêng nhưng đã cùng nhau góp phần tạo nên một tâm trạng chung tang ma mà vui như hội.

Trước tiên là tâm trạng vui mừng, hạnh phúc của con cháu trong gia đình. Theo như thường lệ người thân yêu qua đời thì bậc làm con phải đau đớn, xót xa và thương tiếc vô cùng nhưng ở đay tất cả con cháu từ người già cho đến người trẻ, từ con trai trưởng cho tới cháu chắt đều mong chờ giây phút cụ cố Tổ chết. Và khi điều ấy trở thành hiện thực niềm vui chảy trong từng mạch máu, thớ thịt của mỗi người “Cái chết kia làm cho nhiều người sung sướng lắm” vì đồng nghĩa với việc cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành, chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa”.Hạnh phúc của họ là hạnh phúc của tiền bạc, danh vọng và các giá rị phù phiếm chứ không còn là tình thương yêu con người của những người thân ruột thịt trong gia đình dành cho nhau.

Là người già cả lớn tuổi nhất trong gia đình lại là con trưởng của cố Tổ đang lúc tang gia bối rối, thi hài bố vẫn đang nằm dưới nhà nhưng cụ cố Hồng vẫn nằm trên gác ung dung mơ màng, tưởng tượng đến cảnh “cụ mặc bộ đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: “Úi kìa con giai nhớn đã già đến thế kìa”. Thường thì chẳng ai mong mình già vậy mà cụ cố lại có cái ước muốn người ta khen mình già thật là lạ. Đối với ông tổ chức tang lễ cho bố là cơ hội để khoe khoang đám ma to chứng tỏ tài sản giàu có của kẻ thuộc tầng lớp thượng lưu. Ông cụ là một đứa con bất hiếu nối tiếp là cả đám con cháu của một dòng họ nhiều tiền nhiều của nhưng lại cạn kiệt tình thương.

Ông Văn Minh cháu nội đích tôn của cụ Tổ_người đi du học bên Tây khi trở về mang danh nhà cải cách xã hội. Kẻ một bước đưa thằng lưu manh, ma cà bông Xuân tóc đỏ trở thành người có công nhất cho xã hội lúc bấy giờ. Trước cái chết của ông nội hắn vui sướng bởi được phân chia tài sản, việc đầu tiên ngay sau đó là mời luật sư đến để thực thi bức di chúc mà cụ Tổ để lại. Trạng của hắn bên ngoài thì tư lự, vò đầu bứt tóc, điệu bộ bối rối, mặt lúc nào cũng đăm đăm chiêu chiêu rất hợp hoàn cảnh tang tóc nhưng thực chất bụng dạ bên trong đang băn khoăn không biết nên đối xử với Xuân như thế nào cho hợp tình hợp lí bởi hai cái tội nhỏ và một cái ơn to. Nhà văn đã bóc trần bản chất giả dối bất nhân của hắn bằng cách đi sâu vào suy nghĩ bên trong nhân vật.

Bà Văn Minh thì sốt ruột vì mãi không được mặc bộ đồ xô gai tân thời và đội cái mũ mấn xinh xinh, trong lúc tang gia mà vẫn không quên ý muốn lăng-xê cho những kiểu quần áo của tiệm may Âu hóa. Cô cháu dâu không một chút tình cảm thương tâm cho người đã khuất.

Hạnh phúc không kém là cháu rể quý ông Phán mọc sừng với niề vui sướng dâng trào trong lòng hắn, kiêu hãnh với đôi sừng vô hình trên đầu không ngờ lại có giá trị đến thế. Hắn có được vài nghìn nhờ đôi sừng ấy khi bố vợ nói nhỏ vào tai sẽ chia thêm cho con gái và rể thêm một số tiền nữa. Thế mà đến giây phút cuối cùng lúc vĩnh biệt người chết hắn lại khóc oặt người đi hứt hứt mãi không thôi. Một chi tiết đáng cười, đáng châm biếm bởi sự giả tạo sắp không nhận ra sự thật nếu hắn không dúi vào tay Xuân tờ tiền năm đồng bạc gấp làm tư để trả thù lao vụ giao dịch về việc quảng bá đôi sừng vô hình gây nên cái chết cho cụ Tổ.

Phân tích tâm trạng các nhân vật - Mẫu 3

Phân tích tâm trạng các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia

Vũ Trọng Phụng được biết đến là “ông vua phóng sự đất Bắc” và ông có rất nhiều tác phẩm để đời nổi tiếng như mang được những phong thái riêng và ông nổi nhất đó chính là mảng văn học trào phúng. Tác phẩm “Số đỏ” là một trong những “đứa con yêu” nhất của nhà văn tài năng này. Và có lẽ rằng tác phẩm hay ở cách nhà văn xây dựng được nhiều nhân vật, nhưng mỗi nhân vật lại như được mang một sắc thái riêng để hòa vào sắc thái chung của truyện.

Chương V với tiêu đề “Hạnh phúc của một tang gia” là một chương đặc sắc như đã thể hiện được những tính cách nhân vật điển hình.

Ta cũng như đã thấy được mọi sự bắt đầu từ cái chết của một ông già. Ông già ấy là cha, là ông của “một gia đình đông đảo và đáng kính” của một xã hội được coi là văn minh xã hội “thượng lưu”. Cả ta như thấy được tất cả cái gia đình ấy đã “nhao lên mỗi người một cách”. Nhưng nếu như sự nhao lên vì đau khổ và cũng chính vì đau đớn, vì lo lắng… trước cái chết của người thân chăng? Không phải, chắc chắn không thể nào mà chúng đã nhao lên vì…. hạnh phúc ! “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sướng lắm” Có lẽ chính câu văn tưởng chừng như ngược đời kia của Vũ Trọng Phụng dường như cũng đã thâu tóm tất cả mọi thứ “thế thái nhân tình”.

Và ta như thấy được chính cái nhận định ấy không hề là một sự bịa đặt cho vui của nhà văn. Sự thật dường như cũng đã rất rành rành cụ thể.

Nhân vật ông Phán mọc sừng sau cái chết của ông nội vợ, ông bỗng thấy cái “sự mọc sừng” của mình như cũng đã được tăng giá lên vài nghìn đồng. Và cụ cố Hồng dường như cũng đã rất sung sướng “mơ màng đến cái lúc mặc đồ xô gai. Ông như đã lụ khụ chống gậy vừa ho khạc, vừa khóc mếu” để hi vọng được người ta ngợi khen “một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế,…”. Còn nhân vật ông Văn Minh chính là cháu đích tôn, nhà cải cách xã hội ? Ông ta dường như tỏ ra sung sướng tột đỉnh lắm, bởi vì với cái chết của ông nội thì tờ di chúc kia sẽ đi vào thực thi chứ không phải là nằm trên giấy nữa được thực hiện. Và việc này đồng nghĩa là cái ao ước cho ông nội mình chết đi để được chia của đã trở thành sự thật một sự thật đã mong mỏi từ lâu. Còn bà Văn Minh thì cũng “vui” chúng với niềm vui của đám tang, bà như sung sướng theo đúng cách của một phụ nữ tân thời, bà ta nhận cũng đã như ra từ cái chết của ông nội chồng chính một dịp may hiếm có để có thể mặc “trang phục tân thời” đó chính là những bộ “đồ xô gai tân thời”, “những sáng tạo mốt mới” của tiệm may Âu hoá kệch cỡm của bà.

Còn đối với nhân vật cô Tuyết- một cô gái hư hỏng nhưng chỉ “hư hỏng một nửa” và Tuyết chính một thiếu nữ đang rất tiêu biểu cho xã hội “tân thời ngày ấy”. Tuyết đã chọn và mặc bộ trang phục nửa kín nửa hở, với nét mặt đó chính là một “vẻ buồn lãng mạn” buồn ở đây chính là vì nhớ nhân tình chứ không phải vì thương người chết, đã gây một hiệu quả như thật trùng khớp biết bao nhiêu. Có lẽ các vị tai to mặt lớn đi đưa đám như cũng chăm chăm như nhìn vào vẻ khêu gợi của Tuyết để mà cảm động mà thôi chứ như thực sự cảm động trước nỗi buồn tang tóc vậy thật là một đám người con cháu lố bịch.

Đám ma to thật, có thể nói cái đám ma này nó to đến mức “có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng”. Người ta dường như cũng đã lợi dụng đám ma đến mức cao nhất để khoe giàu, và khoe sang thậm chí là còn để khoe lòng hiếu thảo giả vờ của mình.

.............

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!

download.com.vn