Bài văn mẫu lớp 7 Giải thích câu Ăn cây nào, rào cây nấy - Những bài văn hay lớp 7
Chúng tôi xin giới thiệu bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu "Ăn cây nào, rào cây nấy" đã được chúng tôi sưu tầm và đăng tải tại đây.
Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú, những câu ca dao, tục ngữ đều là bài học mà ông cha để lại cho các con cháu học theo. Sau đây là bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu " Ăn cây nào, rào câu nấy", dưới đây là dàn ý chi tiết kèm theo là 4 bài văn mẫu, mời các bạn cùng tham khảo và đăng tải tại đây.
Dàn ý giải thích câu “Ăn cây nào rào cây nấy”
A. Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ cần phân tích: “Ăn cây nào, rào cây nấy”
B. Thân bài:
- Giải thích câu tục ngữ:
+ Có thể nói nghĩa chính của câu tục ngữ trên là: Ăn quả cây nào thì phải vun xới, giữu gìn, bảo vệ cây ấy. Nhưng cũng giống như biết bao câu tục ngữ ngắn gọn và hàm xúc khác, ý nghĩa của nó không chỉ dừng lại ở đó. Sâu xa hơn, có thể nói câu tục ngữ trên là một lời khuyên nhủ chúng ta phải bảo vệ, gắn bó với môi trường, với nguồn sống.
+ Phải đặt câu tục ngữ vào hoàn cảnh ra đời của nó cách xa thời đại ngày nay bao thế kỉ, khi mà nền kinh tế tiểu nông còn thô sơ, lạc hậu theo chế độ tự cung tự cấp thì chúng ta mới thấy được mặt đúng đắn và tích cực của nó.Thời bấy giờ, từng người, từng nhà phải hoàn toàn tự lo cho cuộc sống của bản thân , gia đình. Nhu cầu cuộc sống rất thấp, rất đơn giản nên sự trao đổi, ràng buộc giữa người với người chưa phức tạp lắm. Chính vì vậy, người ta phải gắn bó chặt chẽ và có ý thức bảo vệ nơi sinh ra và nuôi dưỡng mình.
- Mặt tích cực
Câu tục ngữ nói ở trên đã nói nên rất đúng khi nó là một lời phê phán lối sống thực dụng, ích kỉ hại nhân, chỉ biết bo co giữ lấy quyền lợi vật chất cho riêng mình mà thờ ơ, thậm chí xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Lối sống ấy như đã bị nhân dân ta nhiều lần đả kích và lên án : Của mình thì dữ bo bo, Của người thì thả cho bò nó ăm.
- Mặt tiêu cực:
Nếu như câu tục ngữ , câu “Ăn cây nào rào cây nấy” trên là phát ngôn của một quan niệm sống mang nặng tính cá nhân thực dụng và ích kỉ thì nó rất đáng cho chúng ta phê phán. Tại sao như vậy?
Bởi vì mỗi một con người là một thành viên của cộng đồng : Gia đình, tập thể, xã hội. Trong cuộc sống thường ngày đang diễn ra không ngừng, mọi người đều có mối quan hệ đa chiều với nhau, không ai có thể phủ nhận thực tế này. Chúng ta như đều thấy rõ là người nông dân cày cấy trên đồng ruộng, dầu dãi một nắng hai sương, làm ra của khoai, hạt lúa nuôi đời. Người công nhân trong nhà máy, xí nghiệp sản xuất ra hằng trăm , hàng ngàn mặt hàng phục vụ nhu cầu đời sống. Người thầy đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức cho con em nhân dân. Người chiến sĩ ngày đêm nắm chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc…Tất cả đều có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó, nếu chỉ khư khư bảo vệ lợi ích của riêng mình mà không biết đến lợi ích toàn cục thì sẽ là một sai lầm lớn.
Có những quyền lợi của cả cộng đồng ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới quyền lợi của mỗi cá nhân, đó là quyền lợi của giai cấp, dân tộc. Nhân dân ta cũng đã có câu: Nước mất thì nhà tan. Và như vậy thì quyền lợi của mỗi người cũng chẳng còn. Quan niệm sống ích kỉ, thực dụng nhiều khi biến con người thành nạn nhân của chính nó. Kẻ ích kỉ hẹp hòi là kẻ suy thoái về mặt đạo đức, sống tách rời và đi ngược lại truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
- Đánh giá vấn đề:
Theo em, quan niệm sống đúng đắn là quan niệm: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Sống trong một tập thể, mỗi người phải có trách nhiệm chăm lo, vun đắp và góp phần xây dựng quyền lợi chung, bởi trong đó có quyền lợi của cá nhân mình. Xã hội mới không phủ nhận quyền lợi cá nhân mà ngược lại rất tôn trọng, nếu nó không xâm phạm tới quyền lợi của người khác, của tập thể, giai cấp và dân tộc. Thực tế ngày nay cho thấy có biết bao bạn học sinh giỏi đã đem lại vinh dự cho bản thân, gia đình và nhà trường. Bao người làm ăn giỏi góp phần ích nước, lợi nhà, dân giàu, nước mạnh.
C. Kết bài:
- Câu tục ngữ “Ăn cây nào, rào cây nấy” như giúp cho hiểu ra được nhiều điều từ cuộc sống.
- Khẳng định thông điệp, những bài học ngàn xưa gửi gắm vào đó
Giải thích câu “Ăn cây nào rào cây nấy” - Mẫu 1
Câu tục ngữ Ăn cây nào, rào cây nấy của người xưa không ngờ hôm nay lại trở thành đề tài bình luận sôi nổi của tổ em. Đó có phải là sự thể hiện của một trong nhiều quan niệm sống ở đời? Nhiều bạn cho rằng câu tục ngữ này đúng ít, sai nhiều, nhưng cũng có bạn lại khẳng định nó hoàn toàn đúng. Ai cũng có dùng lí lẽ để chứng minh cho ý kiến của mình. Theo em, câu tục ngữ trên có mặt đúng và có mặt cho đúng.
Nghĩa chính của câu tục ngữ trên là: Ăn quả cây nào thì phải vun xới, giữ gìn, bảo vệ cây ấy. Nhưng cũng giống như bao câu tục ngữ ngắn gọn và hàm xúc khác, ý nghĩa của nó không chỉ dừng lại ở đó. Sâu xa hơn, câu tục ngữ trên là một lời khuyên nhủ chúng ta phải bảo vệ, gắn bó với môi trường, với nguồn sống.
Đặt câu tục ngữ vào hoàn cảnh ra đời của nó cách xa thời đại ngày nay bao thế kỉ, khi mà nền kinh tế tiểu nông còn thô sơ, lạc hậu theo chế độ tự cung tự cấp thì chúng ta mới thấy được mặt đúng của nó. Lúc bấy giờ, từng người, từng nhà phải hoàn toàn tự lo cho cuộc sống của bản thân , gia đình. Nhu cầu cuộc sống rất thấp, rất đơn giản nên sự trao đổi, ràng buộc giữa người với người chưa phức tạp lắm. Vì vậy, người ta phải gắn bó chặt chẽ và có ý thức bảo vệ nơi sinh ra và nuôi dưỡng mình.
Câu tục ngữ trên rất đúng khi nó là một lời phê phán lối sống thực dụng, ích kỉ hại nhân, chỉ biết bo co giữ lấy quyền lợi vật chất cho riêng mình mà thờ ơ, thậm chí xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Lối sống ấy đã bị nhân dân ta nhiều lần đả kích và lên án : Của mình thì dữ bo bo, Của người thì thả cho bò nó ăm.
Trên đây là mặt đúng của câu tục ngữ, còn mặt chưa đúng của câu tục ngữ ở chỗ nào?
Nếu câu tục ngữ trên là phát ngôn của một quan niệm sống mang nặng tính cá nhân thực dụng và ích kỉ thì nó rất đáng cho chúng ta phê phán. Tại sao như vậy?
Bởi vì mỗi con người là một thành viên của cộng đồng : gia đình, tập thể, xã hội. Trong cuộc sống hằng ngày, mọi người đều có mối quan hệ đa chiều với nhau, không ai có thể phủ nhận thực tế này. Chúng ta thấy rõ là người nông dân cày cấy trên đồng ruộng, dầu dãi một nắng hai sương, làm ra của khoai, hạt lúa nuôi đời. Người công nhân trong nhà máy, xí nghiệp sản xuất ra hằng trăm , hàng ngàn mặt hàng phục vụ nhu cầu đời sống. Người thầy đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức cho con em nhân dân. Người chiến sĩ ngày đêm nắm chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc…Tất cả đều có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó, nếu chỉ khư khư bảo vệ lợi ích của riêng mình mà không biết đến lợi ích toàn cục thì sẽ là một sai lầm lớn.
Có những quyền lợi của cả cộng đồng ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới quyền lợi của mỗi cá nhân, đó là quyền lợi của giai cấp, dân tộc. Nhân dân ta cũng đã có câu: Nước mất thì nhà tan. Và như vậy thì quyền lợi của mỗi người cũng chẳng còn. Quan niện sống ích kỉ, thực dụng nhiều khi biến con người thành nạn nhân của chính nó. Kẻ ích kỉ hẹp hòi là kẻ suy thoái về mặt đạo đức, sống tách rời và đi ngược lại truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
Theo em, quan niệm sống đúng đắn là quan niệm: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Sống trong một tập thể, mỗi người phải có trách nhiệm chăm lo, vun đắp và góp phần xây dựng quyền lợi chung, bởi trong đó có quyền lợi của cá nhân mình. Xã hội mới không phủ nhận quyền lợi cá nhân mà ngược lại rất tôn trọng, nếu nó không xâm phạm tới quyền lợi của người khác, của tập thể, giai cấp và dân tộc. Thực tế ngày nay cho thấy có biết bao bạn học sinh giỏi đã đem lại vinh dự cho bản thân, gia đình và nhà trường. Bao người làm ăn giỏi góp phần ích nước, lợi nhà, dân giàu, nước mạnh.
Qua buổi thảo luận về câu tục ngữ: Ăn cây nào, rào cây nấy, chúng em hiểu ra được nhiều điều. Tuy các ý kiến chưa phải là đã thống nhất với nhau hoàn toàn nhưng điều ai cũng thấy là cách sống chỉ biết mình không còn phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay nên trước sau, nó sẽ bị loại trừ. Có như vậy, xã hội mới phát triển theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp.
Giải thích câu “Ăn cây nào rào cây nấy” - Mẫu 2
Ca dao, tục ngữ là những ý kiến quý báu mà cha ông ta muốn gửi tới con cháu mình hôm nay. Nó là những bài học kinh nghiệm mà người xưa muốn đúc kết lại để người đời sau có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử trong xã hội
Câu tục ngữ “Ăn cây nào rào cây ấy” thể hiện việc chúng ta phải biết vun vén cho những gì mình có, cho nơi mình làm, hay một tập thể mà mình là một thành viên trong đó.
Tuy nhiên câu tục ngữ “Ăn cây nào rào cây ấy có mặt đúng, mặt chưa đúng”. Mặt đúng là nó thể hiện sự vun vén, biết chăm lo cho thành quả lao động của mình, của tập thể mình. Là sự chăm sóc vun xới cho cây quả mà mình tốn nhiều công chăm sóc. Nếu như chúng ta không vun xới, chăm sóc rào dậu cho kỹ thì sẽ bị những động vật hoang phá hỏng, làm tổn thất thành quả của mình.
Nếu chúng ta đặt câu tục ngữ này trong hoàn cảnh người nông dân lao động ngày xưa thì sẽ thấy nó hoàn toàn đúng. Người dân của chúng ta thời xưa quanh năm chăm sóc vun trồng cho nền kinh tế nông nghiệp, trồng lúa nước các loại đậu, ngô khoai sắn…những cây ăn quả nếu người nông dân làm việc mà không rào dậu kỹ, bỏ bừa bãi, cho chim thú tới phá thì sẽ không có quả ngọt trái lành cho chúng ta thụ hưởng.
Chính vì vậy câu nói này thể hiện tính vun vén, cẩn thận chăm sóc những thành quả của mình không để người khác xâm hại tới lợi ích thành quả, mà tốn công gây dựng
Tuy nhiên, nếu như chúng ta mở rộng vấn đề thì sẽ thấy câu nói này có mặt không đúng lắm, bởi “ăn cây nào rào cây đấy” thì chỉ chăm lo cho đời sống quyền lợi riêng tư của mình mà không quan tâm tới quyền lợi của người khác. Nếu ai cũng nghĩ như vậy thì xã hội sẽ hình thành lối sống ích kỷ, không có tinh thần đoàn kết, chia ngọt sẻ bùi, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người sống trong cộng đồng.
Ăn cây nào rào cây ấy thể hiện lối sống ki bo giữ của theo kiểu “Của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó xơi”. Cái gì liên quan tới lợi ích của mình thì quan tâm chăm sóc, vun vén, nhưng cái gì không có lợi ích quyền lợi của mình thì quăng bừa, bỏ bãi, thể hiện sự vô trách nhiệm, lối sống ích kỷ đáng phải lên án.
Trong xã hội hiện đại mỗi con người đều là một thành viên của một tập thể, của mối quan hệ tổng hợp nào đó. Nếu như tất cả mọi người chỉ quan tâm tới quyền lợi của mình mà không quan tâm tới lợi ích của người khác của tập thể thì sẽ nảy sinh những tính toán mưu lợi cá nhân, đẩy lùi sự phát triển của tập thể, rộng hơn là cả một đất nước.
Một đất nước muốn giàu mạnh thì các cá nhân phải cùng nhau phát triển vững mạnh, tạo ra nhiều của cải vật chất cho toàn xã hội, thì xã hội đó mới giàu mạnh được.
Quan niệm sống thực dụng, ích kỷ phải bị phê phán, nếu không sẽ hình thành thói quen xấu trong toàn thể xã hội cộng đồng, con người sống với nhau không còn truyền thống đoàn kết chia sẻ, kiến cuộc sống của con người ngày càng bon chen, đố kỵ
Câu tục ngữ “Ăn cây nào rào cây nấy” thể hiện mặt đúng mặt sai của mình. Chúng ta chỉ nên làm theo những ý nghĩa tích cực còn cái tiêu cực thì nên loại bỏ để xã hội ngày càng phát triển trong sạch vững mạnh hơn.
Giải thích câu “Ăn cây nào rào cây nấy” - Mẫu 3
“Ăn cây nào, rào cây ấy” là câu tục ngữ đã có từ rất lâu đời, là người Việt Nam thì chắc chắn là ai cũng nhớ. Đây là lời khuyên của ông cha ta khuyên bảo con cháu: sống là phải có đạo đức, đồng thời thông qua đó để đề cập đến quyền lợi và trách nhiệm của người được hưởng lợi ích. Hễ nơi nào hoặc ai cho ta hưởng quyền lợi gì thì ta phải phục vụ cho người ấy, nơi ấy.
Ăn quả cây nào thì phải nhớ vun xới, giữ gìn, bảo vệ cây ấy. Nhưng cũng giống như bao câu tục ngữ ngắn gọn và hàm súc khác, ý nghĩa của nó không chỉ dừng ở đó. Sâu xa hơn, câu tục ngữ trên là một lời khuyên nhủ chúng ta phải bảo vệ, gắn bó với môi trường, với nguồn sống.
Thành quả mà chúng ta đang nhận lấy của ngày hôm nay chính là sự hy sinh của ông cha, của biết bao thế hệ người Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do và hạnh phúc của dân tộc. Vì vậy, chúng ta không chỉ biết hưởng thụ nhưng thành quả đấy mà phải biết phát huy cũng thổi bùng nó lên trở thành một hiện tượng một vấn đề được nhiều người quan tâm.
Bản thân mình rất thấm thía với câu tục ngữ này và luôn luôn biết quý trọng những công sức mà tập thể, cả đất nước đã tạo điều kiện cho thế hệ chúng ta cùng nhau phát triển. Chúng ta may mắn khi sống trong thời đại đất nước hòa bình, dân được ấm no hạnh phúc nhưng bạn biết không để có được cuộc sống như ngày hôm nay, ông cha ta đã đổ biết bao nhiêu máu xương của mình lên đó, người này ngã xuống người khác lại đứng lên thay thế.
Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố của đất nước. Khi mà nền kinh tế tiểu nông của đất nước ta còn hết sức thô sơ và lạc hậu sản xuất theo hình thức tự cung tự cấp. Lúc bấy giờ, hầu như nhà nào lo cho nhà nấy, không có ai hơn ai, của ai thì người nấy ai, từng người, từng nhà phải hoàn toàn tự lo cho cuộc sống của bản thân, gia đình. Nhu cầu và điều kiện cuộc sống của họ còn quá thấp, quá đơn giản đơn giản, vì thế sự trao đổi, ràng buộc giữa người với người chưa phức tạp lắm. Nếu muốn Vì vậy, nếu muốn họ gắn bó chặt chẽ và có ý thức bảo vệ những gì thiết yếu đối với mình thì bắt buộc chúng ta phải có hình thức trao đổi, giao thương giữa các nhà, các vùng với nhau. Câu tục ngữ trên sẽ đúng khi nó là một lời phê phán lối sống thực dụng, ích kỉ hại nhân, chỉ biết bo bo giữ lấy quyển lợi vật chất cho riêng mình mà thờ ơ, thậm chí xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Lối sống ấy đã bị nhân dân ta nhiều lần đả kích và lên án: Của mình thì giữ bo bo, Cùa người thì thả cho bò nó ăn.
Hoặc thời đất nước bị đô hộ, cả nước như chìm trọng vực sâu mà không biết bao giờ mới có thể thoát được. Chúng dùng mọi thủ đoạn, âm mưu để hành hạ dân ta, đồng hóa nhân dân ta. Nhưng tất cả những thế lực thù địch đó đã thất bại hoàn toàn trên đất nước nhỏ bé và lạc hậu này như nước ta. Chúng đã có lúc tưởng chừng như thâu tóm hết, khi mà chúng đã lôi kéo được những kẻ “phản động” đất nước mình. Nhưng rất tiếc, người dân Việt Nam chỉ có phần rất nhỏ thể loại đấy mà thôi, còn lại mọi người đều hết sức căm phẫn và quyết bảo vệ nên độc lập, hòa bình của đất nước đến hơi thở cuối cùng. Dù có khó khăn, gian lao bao nhiêu đi chăng nữa cũng không gục ngã.
“Trồng cây” mong đến ngày có quả, thu hoạch về để sử dụng, phục cho như cầu của bản thân và xã hội. “Rào” là quá trình người ta dùng tay tre để rào dậu, cắt nhưng cành thừa của thân cây tre ra rào xung quanh cây tránh để kẻ trộm hoặc trâu bò không vào phá phách được. Nhưng hiểu theo nghĩa bóng của cầu tục ngữ này thì: Dù bạn là ai trong xã hội này đều phải chịu sự quản lý của ai, của cộng đồng nào, hay của quốc gia nào thì mang ơn của người đó, cộng đồng đó, quốc gia đó.
Hoặc một ví dụ đơn giản làm nhân viên của một công ti nào đó phải tuân thủ theo phép tắc quy định của công ti đó,chịu sự kỉ luật của công ti đó, thậm chí còn phải có ý thức tổ chúc kỉ luật để làm thành viên tích cực xây dựng công ti đó phát triển ngày một tốt hơn. Vậy là việc ăn cây nào rào cây nấy đó bạn!
Hoặc ví dụ như có Một anh hướng dẫn viên của một công ty du lịch, lữ hành nọ được xem là lão làng của cả công ty, nhưng lại tự tung name card tự in của mình cho các trưởng đoàn khách inbound của công ty và hay nhắn nhủ “sau này có tour qua Việt Nam, hãy liên lạc với tôi bán giá rẻ hơn” và anh ấy đã tự làm tour mà không thông qua công ty mình. Giá bán tất nhiên phải rẻ hơn công ty làm rồi vì công ty du lịch phải gánh bao nhiêu chi phí không tên như điện nước, văn phòng, nhân sự, hội chợ du lịch, sales call, và cả giấy phép lữ hành quốc tế nặng nề trên vai những người quản lý…. Điều này ai làm việc cũng đều hiểu nhưng bản thân anh ấy “cố tình không hiểu” để rồi khi mình phát giác hành động mờ ám đó, mình cắt tour không giao đoàn nữa thì quay ra nói xấu mình và gần đây nhất còn mượn danh cá nhân mình để mượn tiền từ những hãng mà mình làm đối tác với họ. Nhưng các bạn ạ, “Trời bất dung gian” vì “đi đêm cũng có ngày gặp ma” khi mà tour “chui” của anh chàng ấy “bị bể” và giờ phải trốn chui nhủi vì các chủ nợ nhà hàng khách sạn, nhà xe tìm kiếm ráo riết. Thử hỏi anh chàng tham lam ấy còn chỗ đất để hành nghề không?!
Hiện tượng “ăn cây nào phá rào cây đó” còn hay xảy ra với đối tượng sales tour, tư vấn viên bán tour. Làm con người đương nhiên luôn luôn muốn tìm kiếm cho mình những điều kiện sống tốt hơn, thu nhập tốt hơn nhưng không có nghĩa là bất chấp mọi hoàn cảnh và “thủ đoạn”. Rất nhiều bạn sales tour suy nghĩ “khách hàng này tôi mang về thì hoàn toàn là của tôi” và khi họ sang một công ty mới, họ lại mang “nhưng gì thuộc về họ” để làm “ưu thế ghi điểm” cho công ty mới kia mà “cố ý” không hiểu rằng, để có được những gì gọi là “của riêng” ấy, công ty du lịch trước đó đã phải tốn công, tốn sức, cả mồ hôi nước mắt của cả một tập thể để giành giật trong thương trường về công ty và nuôi sống tập thể. Và người sales ấy may mắn được chăm sóc những khách hàng đến với công ty tự cho mình có quyền được “thừa hưởng trọn vẹn” và có quyền sinh sát trong tay. Thử hỏi có công bằng với công ty du lịch ấy hay không khi mà đổ mồ hôi sôi nước mắt, công sức marketing, làm thương hiệu, gánh vác bao nhiêu chi phí có tên và không tên lẫn 1 trách nhiệm nặng nề là đảm bảo nguồn thu nhập cho cả tập thể tồn tại. Còn chưa kể tới công ty ấy đã cho bạn cơ hội được từng trãi, được trãi nghiệp nghiệm bao nhiêu cung đường tour, dịch vụ, hay cho bạn những kiến thức vô giá trong cuộc sống, nghề nghiệp. Bản thân tôi từng chứng kiến bao cảnh éo le, nhiều bạn bè quản lý, chủ doanh nghiệp của tôi phải than trời, khóc ròng và đành đoạn khai phá sản cũng vì những nhân sự “phá rào” như vậy. Tôi cho rằng không đáng có những chuyện như vậy xảy ra!
Giải thích câu “Ăn cây nào rào cây nấy” - Mẫu 4
Trong kho tàng ca, dao tục ngữ của ông cha ta có những câu tục ngữ rất đáng giá đã để lại những bài học vô cùng quý giá cho chúng ta. Tuy nhiên, không phải bao giờ các lời răn dạy của cha ông ta cũng đúng hoàn toàn 100% mà có những câu tục ngữ nỏ chỉ phù hợp với một hoàn cảnh nhất định và một trong số đó chính là câu tục ngữ ăn cây nào rào cây ấy.
Câu tục ngữ ăn cây nào rào cây ấy nó thể hiện rất nhiều ý nghĩa nhân sinh ở đời. Về mặt nghĩa nổi của nó chúng ta có thể hiểu là ăn cây nào thì phải chăm lo vun xới cho loài cây ấy. Nó còn khuyên chúng ta nên biết bảo vệ những gì có ích cho chúng ta, muốn được ăn no ấm thì phải chăm chút cho nó. Câu tục ngữ đã ra đời cách chúng ta hàng trăm thế kỷ và xét về nền kinh tế thô sơ lạc hậu thì việc ăn cây nào rào cây ấy là một việc làm hết sức bình thường. Hoàn cảnh lúc bấy giờ thì từng người từng nhà phải biết lo cho cuộc sống của gia đình mình. Nhu cầu của cuộc sống chưa cao, môi trường và sự trao đổi cũng hết sức đơn giản. Vì vậy cho nên cần gắn chặt với nhu cầu và lợi ích của bản thân.
Mặt khác câu tục ngữ cũng phê phán những người có lối sống ích kỷ chỉ biết bảo vệ lấy đồ vật của mình còn của người khác thì ngang nhiên phá hoại, thờ ơ. Lối sống này đã bị nhân dân ta phê phán từ ngàn đời nay.
Tuy nhiên, câu tục ngữ Ăn cây nào rào cây ấy cũng còn rất phiến diện chưa thật sự đầy đủ. Vì xét về nghĩa của câu tục ngữ này nó mang nặng tính cá nhân, ích kỷ. Mỗi một thành viên trong gia đình là một cộng đồng và trong cuộc sống hằng ngày sẽ không tránh khỏi những chuyện này chuyện nọ nên phải biết yêu thương lấy nhau. Người nông dân sản xuất ra hạt gạo cho chúng ta, người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc tươi đẹp cho chúng ta ngày hôm nay, những người thầy giáo đã có công giảng dạy chúng ta nên người… chúng ta phải biết ơn những người đã cho ta cuộc sống tốt đẹp ngày hôm nay chứ không phải chỉ biết đến lợi ích của bản thân.
Tất cả các mối quan hệ trong xã hội đều có liên quan đến nhau nên nếu chúng ta chỉ khư khư bảo vệ cho lợi ích của riêng thì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia dân tộc. Nhân dân ta đã có câu nước mất nhà tan cho nên chúng ta phải biết đùm bọc, trân trọng yêu thương đồng loại.
Có thể mỗi người trong chúng ta sẽ có những cái nhìn khác nhau về câu tục ngữ Ăn cây nào rào cây ấy, nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi thì chúng ta nên có những cái nhìn hết sức khách quan và đúng đắn về câu tục ngữ trên để có được lối ứng xử đúng đắn trong moi trường và xã hội
.................
Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!