Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ "Tiên học lễ, hậu học văn" - Những bài văn mẫu lớp 7 hay nhất

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 189,7 KB
Lượt tải: 16
Nhà phát hành: Sưu tầm


Chia sẻ bởi Taifull.net Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ "Tiên học lễ, hậu học văn" gồm nhiều bài làm hay nhất được Taifull.net sưu tầm và tổng hợp nhằm gửi đến các em học sinh lớp 7 giúp các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo cho bài làm của mình.

Nội dung chi tiết:

Download.com.vn xin giới thiệu đến các bạn Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ "Tiên học lễ, hậu học văn" được chúng tôi tổng hợp chọn lọc những bài văn mẫu hay nhất.

Hi vọng, những bài văn mẫu này sẽ giúp các bạn học sinh lớp 7 có thêm nhiều ý tưởng hay cho bài viết của mình. Chúc các bạn học tốt!

Dàn ý giải thích câu tục ngữ "Tiên học lễ, hậu học văn"

I. Đặt vấn đề

- Nhân dân ta tử bao đời nay vốn coi trọng đạo lí. Ngay trong lĩnh vực học tập cũng thế.

- Hiện nay, ở hầu hết trường học, mỗi ngày bước qua cổng trường là người học sinh nhìn thấy ngay một hàng chữ lớn: “Tiên học lễ, hậu học văn”.

- Câu này có ý nghĩa gì?

II. Giải quyết vân để

Giải thích câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học vãn. ”

- Học lễ trước, học văn sau.

- Lễ là cách cư xử, trên tinh thần tôn trọng con người, kính trên nhường dưới trong các mối quan hệ xã hội. Lễ là tính cách là đạo đức của con người trong xã hội.

- Văn là văn chương, hiểu biết, kiến thức, kĩ năng giúp người ta có học vấn ngày xưa là để dỗ đạt làm quan phò vua giúp nước. Ngày nay, “ Văn” là kiến thức văn hóa, khoa học kĩ thuật, kĩ năng cần thiết được giảng dạy trong nhà trường.

- Học lễ trước, học văn sau có ý nghĩa gì?

- Đạo đức, hạnh kiểm là yểu tố cần được đặt ra trước để dạy dỗ và rèn luyện.

- Cái đức của người học sinh là điểu cần yếu nhất không thể thiếu, là cơ bản của con người là nền tảng để tiếp thu kiến thức.

- Vì sao “Tiên học lễ, hậu học văn”?

- Đạo đức, hạnh kiểm của người học trò quyết định tinh thần, thái độ học tập và cũng quyết định luôn hiệu quả của việc học tập của người ấy.

- Cũng chính yếu tố này quyết định việc sử dụng năng lực của con người vào cuộc sống thường ngày.

- Có “văn”, không có “lễ”, có “tài không có “đức' thì tác hại đối với xã hội sẽ vô cùng to lớn.

- Thực hiện tinh thần “Tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta phải làm gì?

- Đặt việc rèn luyện đạo đức tác phong lên hàng đầu, trên cơ sở đó phát huy học tập nâng cao kiến thức văn hóa, trình độ kĩ thuật và kĩ năng thực hành. Tuy nhiên, nói học lễ trước, học văn sau là nói theo cách nói của người xưa, nhằm nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc học lễ, việc rèn luyện đức hạnh của con người. Ngày nay, chúng ta không tách ra mà tiến hành song song việc rèn luyện đạo đức với việc học tập văn học, sử học và' kiến thức khoa học khác. Ngày nay, việc học lễ được lồng vào việc học văn, 'trong học văn có học lễ để bồi dưỡng con người toàn diện.

III. Kết thúc vấn để

- Phải chú ý công việc học tập vì đây là điều kiện giúp ta trở thành người công dân hữu ích cho xã hội mai này.

- Phẩm chất con người bao giờ cũng tồn tại “đức” và “tài”, “lễ” và “văn”, do đó không thể thiếu được mặt

Giải thích câu tục ngữ "Tiên học lễ, hậu học văn - Mẫu 1

Trong cuộc sống ai ai cũng đều phải học lễ nghĩa lầm người, trước khi đi khai phá nền tri thức của nhân loại con người cần phải học đạo đức và học lễ nghĩa để có thể trở thành một con người tốt trong xã hội này được, như người xưa đã từng nói “ Tiên học lễ hậu học văn”.

Nghĩa đen của câu tục ngữ này nói tiên cần phải học lễ và hậu học văn, nhưng ý nghĩa sâu xã và hàm ẩn trong câu này người xưa muốn dậy dỗ chúng ta để chúng ta trở thành những con người có đạo đức trong xã hội, trước tiên chúng ta cần phải học đạo đức, học lễ nghi để làm một con người tốt trong xã hội sau đó mới đến lượt chúng ta học văn hóa, học những trí thức của nhân loại, để làm người của xã hội hiện đại. Nhưng trước tiên muốn trở thành những người có ích cho xã hội này chúng ta cần trở thành những con người có đạo đức có văn hóa “tiên học lễ hậu học văn” hãy học văn hóa ứng xử và cách làm người, sau đó mới nghiên cứu chuyên sâu kiến thức từ sách vở từ nhân loại.

Như Bác Hồ đã từng nói “ người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng chẳng nên” vì vậy trong quá trình học tập và rèn luyện con người không nên nơi lỏng bất cứ 1 việc nào, rèn luyện đạo đức phải đi đôi với việc học tập văn hóa, mỗi người chúng ta ai ai cũng đều phải tu dưỡng và rèn luyện đạo đức theo tư tưởng của Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam. Từ khi biết nhận thức và trở thành những người công dân của xã hội chúng ta đều phải rèn luyện bản thân và luôn có quá trình đánh giá và tự nhận diện về bản thân xem xét những yếu tố quan trọng để mình có thể trở thành một con người toàn diện cho xã hội này. Ngoài việc chú trọng học tập chúng ta cũng không nơi lỏng việc rèn luyện bản thân , cần phải có đạo đức có văn hóa chúng ta mới thực sự trở thành một con người của xã hội hiện đại này, một xã hội cần có nhưng lễ nghi ứng xử cho phù hợp và cần những con người tài năng cho đất nước.

Câu tục ngữ trên rất đúng đắn ở mọi thời đại nó là kim chỉ nan để mọi người học tập và noi theo, câu tục ngữ này không chỉ đúng ở lứa tuổi học sinh mà nó còn đúng với rất nhiều những đối tượng và thành phần khác trong xã hội này, chúng ta cần coi câu tục ngữ này là nền tảng là những bí kíp quý báu để chúng ta học tập và noi theo, đó là những điều đã được ông cha ta để lại và nó đã được tar nghiệm ở mọi thời đại đến nay nó trở thành những bài học vô cùng quý báu cho mỗi con người chúng ta. Câu tục ngữ này đã che trở và dìu dắt chúng ta để chúng ta trưởng thành nên mỗi ngày và nhờ có câu tuc ngữ này chúng ta mới hiểu được những thứ quý báu trong cuộc sống. Cuộc sống luôn chưa đựng những thử thách và cả những cám dỗ vì vậy nếu chúng ta biết điều chỉnh và hành động đúng đắn chúng ta sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội này.

Có rất nhiều những tấm gương sáng về quá trình rèn luyện đạo đức và học tập văn hóa, nổi bật lên đó là vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam, chủ Tịch Hồ Chí Minh người đã rèn luyện đạo đức cá nhân để có thể trở thành một vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam, khi rèn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng người luôn đề cao tinh thần rèn luyện đạo đức cách mạng, ngoài rèn luyện về tri thức Bác Hồ luôn luôn coi trọng về đạo đức, người nói “ muốn làm một đảng viên tốt trước hết phải là những người có đạo đức tốt”, câu đó quả thật rất đúng đắn chúng ta cần phải rèn luyện bản thân và tu dưỡng đạo đức tốt đẹp trước khi trở thành những người tri thức của thời đại.

Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, ngoài việc học tập chúng ta cũng cần phải rèn luyện bản thân , luôn luôn có thái độ phê phán với những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức bởi đó là những thành phần làm kiềm chế sự phát triển của xã hội.

Câu tục ngữ trên đã để lại rất nhiều bài học quý báu cho mỗi chúng ta, chúng ta cần học tập và phát huy những giá trị to lớn mà câu tục ngữ đó đã để lại, để trở thành người toàn diện chúng ta không ngừng rèn luyện và tu dưỡng bản thân để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội hiện đại này.

Giải thích câu tục ngữ "Tiên học lễ, hậu học văn - Mẫu 2

Từ ngày xa xưa tới hôm nay lễ nghĩa chính là điều mà ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu, phải không ngừng rèn luyện để biết cách sống đúng chuẩn mực. Ba mẹ vẫn khuyên chúng ta rằng trước khi học kiến thức, học những kinh nghiệm thì cần phải học làm người rèn luyện đạo đức.

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ nằm trong kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc ta. Câu tục ngữ này gồm hai vế tồn tại song song độc lập với nhau, nhưng bổ trợ ý nghĩa cho nhau

Tiên học lễ là gì? Tiên là trước hết học lễ nghĩa đạo đức làm người, thể hiện sự quan trọng của việc biết lễ phép, sống đúng đạo đức biết đối nhân xử thế với những người xung quanh là vô cùng quan trọng. Trong phần này cha ông ta muốn nhắc nhở con cháu mình muốn làm người tài giỏi thì trước tiên hãy học làm người tử tế, biết sống hiếu thuận, yêu kinh người bề trên, người có ơn nghĩa với mình .

Hậu học văn là gì? Hậu chính là sau, thể hiện vị trí thứ hai của việc học văn hóa, học kiến thức so với việc học lễ nghĩa đạo đức là không quan trọng bằng. Con người sống trong xã hội muốn được người khác kính nể, tôn trọng thì cần phải có đạo đức, biết sống theo lễ giáo gia phong.
Sau đó mới là học văn hóa, học những điều kiến thức, mang lại lợi ích về kinh tế, thành công trong công việc cho con người.

Câu tục ngữ trên có ý nghĩa vô cùng to lớn, quan trọng với mỗi con người chúng ta. Bởi nếu một người có kiến thức vô cùng uyên bác, được đất nước trọng dụng những sáng tạo cống hiến của mình

Những người đó lại không biết cách đối nhân xử thế sao cho đúng giá trị đạo đức, không coi trọng những người lớn tuổi, những người sinh thành dưỡng dục ra mình thì những kiến thức tài giỏi mà anh ta học được cũng không có ý nghĩa gì hết. Một người có nhân cách tốt, thì mới là người được người ta kính trọng, yêu mến.

Một con người dù tài giỏi nhưng không có đạo đức, không có nhân phẩm tốt thì dù có tài tới mấy cũng bị xã hội tẩy chay, bởi thói vô đạo đức của mình không được ai chấp nhận trong cộng đồng.
Đạo đức, lễ nghĩa chính là nền tảng làm nên sự lành mạnh của xã hội. Những con người có phẩm chất đạo đức tốt sẽ được xã hội yêu mến, tạo cơ hội phát triển.

Mỗi con người khi sống trong xã hội cần phải tự rèn luyện giá trị đạo đức lễ nghĩa của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức, đức xã hội chấp nhận

Câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” muốn khuyên con người ta hãy học cách làm người sống có đạo đức trước khi học văn hóa. Đúng như Bác Hồ từng nói “người có tài mà không có đức thì cũng là người vô dụng. Con người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”

..............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

download.com.vn