Bài văn mẫu lớp 9: Phân tích nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương - Những bài văn hay lớp 9

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 212,7 KB
Lượt tải: 9
Nhà phát hành: Sưu tầm


Taifull.net giới thiệu về Bài văn mẫu lớp 9: Phân tích nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương: Bài văn mẫu lớp 9: Phân tích nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương, đây là tài liệu được chúng tôi sưu tầm và đăng tải tại đây, mời các bạn cùng tham khảo.

Giới thiệu

Trương Sinh chính là người chồng của Vũ Nương, sau khi đi lính về vì cho rằng vợ mình có nhân tình mà đã bỏ vợ và khiến cho Vũ Nương oan ức mà nhảy sông tự tử.

Bài văn mẫu lớp 9: Phân tích nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương, đây là tài liệu hữu ích giúp cho các bạn có thể củng cố lại kiến thức Ngữ văn lớp 9 của mình. Tài liệu này bào gồm những bài văn mẫu phân tích nhân vật Trương Sinh, mời các bạn cùng tham khảo.

Phân tích nhân vật Trương Sinh - Mẫu 1

Phân tích nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương

“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ 16 trong tập Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”. So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, “Chuyện người con gái Nam Xương” phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn.

Nhân vật Trương Sinh được nhắc đến trong truyện như một nhân vật chức năng, có vai trò làm nổi bậc tình huống truyện, khắc sâu hơn tấn bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương.

Mở đầu câu chuyện, Trương Sinh được giới thiệu là con nhà nhà khá giả (hào phú) nhưng thất học, lại có tính hay đa nghi. Trương Sinh chỉ còn có mẹ già. Điều kiện vốn sung túc nhưng Trương lại là người lười biếng học tập, không có khát vọng công danh, sớm đã không màn đến việc đèn sách. Tính cách hay đa nghi, cộng với sự kiêu căng, thất học khiến cho Trương Sinh thường có những hành động hồ đồ, thiếu tình yêu thương.

Vì yêu mến dung hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh đã xin mẹ đem trăm lượng vàng cưới nàng về làm vợ. Nhưng đối với vợ, Trương Sinh lại hay phòng ngừa quá mức. Dù Vũ Nương đã hết sức giữ gìn khuôn phép, vợ chồng chưa bao giờ thất hòa nhưng lại luôn thấy tù túng trong một gia đình thiếu lòng tin tưởng. Có ngờ đâu, chính sự đã nghi của Trương Sinh lại gây ra mối tai họa lớn.

Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì giặc Chiêm phá rối biên cương, triều đình hoang mang tìm người trợ giúp. Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên phải đầu quân ra trận. Tuy đã có Vũ Nương ở nhà thay chàng chăm lo mẹ già nhưng chàng vẫn canh cánh trong lòng một nỗi hoài nghi lớn

Chính vì thiếu lòng tin tưởng vợ cho nên khi giặc giữ bị phá, chàng trở về, nghe câu nói ngây thơ của con trẻ, lòng ghen tuông của chàng trỗi dậy lấn át cả tình thương khiến chàng hành động mù quáng. Trương Sinh đã đem lời mắng nhiếc, đánh đập Vũ Nương thậm tệ khiến nàng vô cùng đau đớn. Những lời thô bỉ, tệ hại trên đời chàng đều trút lên đầu vợ cho thỏa nỗi hoài nghi và cơn giận dữ bấy lâu, không cần quan tâm đến lời giãi bày, biện minh của vợ.

Trương Sinh còn là một con người hết sức cố chấp, bảo thủ. Nếu đã tin tưởng điều gì thì chàng khó lòng mà thay đổi. Khi Vũ Nương van nài muốn hiểu rõ nguồn cơn sự việc, chàng đã không nói. Bởi Trương Sinh tin tưởng chắc chắc vào điều mình nghĩ là sự thật và sợ nói ra Vũ Nương sẽ tìm lời mà thoái thác, phủ lấp sự việc.

Bao năm chàng ra trận, sự việc diễn tiến đã đủ sâu sắc, nó lại nằm ngoài sự kiểm soát của chàng cho nên Trương Sinh quyết không nói ra sự tình. Hành động ích kỉ, đê tiện ấy của chàng đã đẩy Vũ Nương đến sự tuyệt vọng, khiến nàng phải lấy cái chết để chấm dứt nỗi ô nhục trong nỗi dày vò ghê gớm.

Trương Sinh lại là một người vô tình bạc nghĩa. Khi Vũ Nương chết, Trương Sinh tuy giận cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Sau đó cũng không cất công tìm thêm nữa mặc thân xác nàng nổi trôi phương trời, linh hồn làm ma làm quỷ chốn nhân gian, đời đời kiếp kiếp không được siêu thoát. Dẫu Vũ Nương có bội tình thì đó cũng là vợ chàng, người có công phụng dưỡng mẹ già lúc chàng đi lính. Thế nhưng, Trương Sinh đã không mảy may tưởng đến. Chàng ân đoạn nghĩa tuyệt với nàng, xem nàng là một nỗi ô nhục lớn, một thất bại trong cuộc đời mình.

Cho đến một hôm khi ôm con trong nỗi cô đơn quạnh quẽ, cũng từ câu nói ngây thơ của con trẻ, Trương Sinh hiểu ra mối oan tình của vợ, nhưng việc đã trót qua rồi, Trương Sinh cũng lẳng lặng quên đi. Tuy có chút lòng cảm thương, ân hận nhưng sĩ diện quá lớn khiến chàng mặc nhiên để sự việc đó đi qua. Dường như đối với Trương Sinh, chàng có quyền làm điều đó, bắt vợ phải phục vụ ý nghĩ của mình, kể cả những ý nghĩ ngu xuẩn nhất. Chàng cho mình có quyền sỉ nhục, lăng mạ hay định đoạt sinh mệnh của người khác.

Phân tích nhân vật Trương Sinh - Mẫu 2

Nguyễn Dữ là một trong những tài năng hiếm có của văn học Việt Nam Trung đại. Và tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” là một tác phẩm thành công của ông. Ngoài việc xây dựng thành công nhân vật chính Vũ Nương thì nhân vật Trương Sinh với những nét tính cách đặc trưng đa nghi đã làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Ta có thể thấy được tấn bi kịch xảy ra trong gia đình Vũ Thị Thiết đã lấy đi nước mắt của những ai khi đọc truyện này. Và dường như ngay cả nhà vua Lê Thánh Tông-vị vua anh minh, người đã văn võ kiêm toàn cũng dường như cũng đã phải gửi gắm niềm thương cảm Vũ Nương biết bao nhiêu và dường như cũng như thật oán trách chàng Trương trong bài vịnh “Lại bài viếng Vũ thị”. Đó còn chính là những câu

“Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.”

Dường như đó là lời kết án nghiêm minh của chính những lí trí và trái tim tác giả. Tuy nhiên, ta có thể khẳng định rằng dường như không chỉ mình Vũ Nương mà cả Trương Sinh cũng chính là người bị lòng ghen tuông đến mức mà mù quáng của chính mình hủy hoại. Phải chăng, người đọc chúng ta cũng phải nên có một cái nhìn khoan dung và công bằng hơn cho chàng Trương?

Qua truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” thì chân dung tính cách Trương Sinh hiện lên với thói gia trưởng, có vẻ rất độc đoán, đa nghi và cả ghen. Cũng chính vì nhờ Vũ Nương “giữ gìn khuôn phép” nên “chưa từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa” bao giờ.

Khi mà chiến tranh xảy đến, Trương Sinh lúc này đây cũng phải đi tòng quân, từ đó ở Trương Sinh cũng như đã hình thành một khoảng trống về thời gian lẫn không gian. Có lẽ chính bởi khỏng ba năm xa cách gia đình, xa cách vợ con. Trong khoảng thời gian năm, ta như thấy được chính cái quãng thời gian đủ dài để khiến chàng mệt mỏi, cũng như khiến cho con người ta như dễ rơi vào tình trạng như thật là chán chường đời lính chinh chiến cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Khoảng thời gian đó cũng như thật đủ dài để nhấn chìm chàng trong nỗi nhớ thương quê nhà. Nó cũng như đã đủ để nuôi lớn niềm nghi ngại của chàng về lòng thủy chung của vợ. Nhưng có thể thấy được khi mà quãng thời gian ba năm giam cầm chàng cũng như đi vào hồi kết thúc. Không may thay thì chàng đã phải nhận tin dữ rằng đó chính mẹ mất, mẹ mất có thể đó được xem là lúc con người yếu đuối nhất và cần được chở che. Lúc này đây thì chàng Trương Sinh như cũng chỉ còn chỗ dựa là vợ và con trai. Vậy mà, dường như ông trời trêu ngươi, nhất là lúc khi đến thăm mộ mẹ, đứa trẻ lại ngây thơ hỏi rằng “Ô hay! Thế ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín im thin thít.” Có thể thấy được chi tiết này đã làm cho Trương Sinh điếng người, vội vàng gạn hỏi, và cũng như để rồi phải tiếp tục hứng chịu một đòn đánh tinh thần đó chính là “Trước đây thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Nếu mà Trương Sinh là người có học, biết dò tìm, xem xét nông sâu sự việt như thế nào, và có thể hiểu được tư duy trẻ con và tỉnh táo thì đã nhận ra ngay đó là cái bóng. Nhưng thế mới lên chuyện, chuyện như trở lên oái oăm thay, Trương Sinh “tuy con nhà hào phú nhưng không có học”, và có lẽ là chính cái bản chất nông dân cả tin, hồ đồ và như vô học khiến chàng lập tức bị quật ngã bởi lời con trẻ. Chính vì chàng tin đứa trẻ không nói dối, vậy là “Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận”.

Không nghe Vũ Nương minh oan, vì để bảo toàn đức hạnh cũng như danh tiết của mình mà nàng đã tự gieo mình xuống sông. Khi một tối bé Đản ngây thơ chỉ vào cái bóng và nói “cha đã đế”, lúc này đây Trương Sinh mới hiểu ra cơ sự nhưng đã quá muộn. Chàng cũng đã van xin thần Phan Lang cho gặp lại Vũ Nương. Và Trương Sinh cũng đã lập đền giải oan cho vợ mình.

Qua câu chuyện cho thấy được Trương Sinh quả là người hồ đồ, nóng nảy, gia chủ mà đã không nghe những lời thanh minh của vợ để gây ra những điều đáng tiếc và không thể nào có thể sửa chữa. Qua nhân vật Trương Sinh tác giả như cũng đã gửi gắm vào đó biết bao những thông điệp cho chúng ta hãy nhìn nhận sự việc một cách tổng quát, không được chủ quan duy ý chí.

Phân tích nhân vật Trương Sinh - Mẫu 3

Phân tích nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương

Chuyện người con gái Nam Xương trích trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất trong giai đoạn văn học thế kỉ XVI – XVII, được xem là “thiên cổ kì văn” xưa nay hiếm có. Nhân vật Trương Sinh tuy không được tác giả kì công trau chuốt nhưng chỉ bằng vài nét phác thảo đơn giản đã khiến nhân vật này nổi bậc, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Trước tiên, có thể nói, trong truyện cổ tích, nhân vật Trương Sinh là một loại nhân vật chức năng. Nhà văn xây dựng nhân vật này nhằm phát triển nội dung câu chuyện. Qua nhân vật chức năng thể hiện những thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc. Những hành động, lời nói của nhân vật chức năng chỉ nhằm làm nổi bậc nhân vật trung tâm của truyện.

Trong Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã hết sức chú ý đến chức năng này. Ông đã phát triển nhân vật chức năng này thành một nhân vật chính có vai trò quyết định đến sự phát triển của truyện. Tuy nhiên, những đặc điểm cơ bản của nhân vật chức năng vẫn hiện hữu một cách đầy đủ trong nhân vật Trương Sinh.

Hệ thống nhân vật trong thiên truyện hết sức hạn chế. Có thể kể đến nhân vật chính là Vũ Nương rồi đến nhân vật trương Sinh, nhân vật bé Đản, người mẹ Trương Sinh và nhân vật đám đông (hàng xóm). Tất cả các nhân vật đều xoay quanh tình huống truyện được xây dựng gây cấn, đầy kịch tính.

Trong thiên truyện, Trương Sinh đóng vai trò là người tạo dựng nên thảm kịch đối với người vợ Vũ Nương từ tình huống ngộ nhận sự việc một cách mù quáng. Từ lời nói hồn nhiên của con trai, Trương Sinh đã thiếu suy nghĩ nên tự mình hình dung Vũ Nương, vợ chàng, đã không giữ gìn khí tiết, gian díu với người ngoài trong thời gian chàng đi lính. Chính từ suy nghĩ sai lầm ban đầu ấy đã dẫn đến hàng loạt hành động vô tâm, tàn bạo của chàng đối với Vũ Nương. Từ đó khiến nàng phải tìm đến cái chết.

Trong xã hội phong kiến, vị trí của người đàn ông vốn rất được đề cao. Bên cạnh đó, trách nhiệm của họ đối với bản thân, gia đình và đất nước cũng được cũng hết sức lớn lao. Người làm trai trong xã hội xưa luôn có khát vọng tìm kiếm công danh. Họ luôn khát khao làm những điều lớn lao, xứng đáng là bậc anh hùng lưu danh hậu thế. Có thể nói khát vọng công danh là một lý tưởng sáng ngời mà bất cứ người làm trai nào cũng suốt đời theo đuổi. Đó cũng là chuẩn mực để xã hội đánh giá về một người đàn ông trong xã hội. Nói như Nguyễn Công Trứ: “không công danh thà nát với cỏ cây” là muốn khẳng định cái mục đích cao thượng ấy.

Có hai con đường tìm kiếm công danh, sự nghiệp ở đời. Một là chăm chỉ đèn sách đợi ngày kinh thi ứng thí đạt lấy danh hiệu mà ra làm quan vinh quy bái tổ, làm rạng rỡ danh gia vọng tộc. Không những bản thân được kính trọng mà người thân, quyến thuộc cũng được thơm lây. Là người đi học không ai không mong ước điều này. Hoặc là đầu quân làm lính, xông pha trận mạc, giết giặc lập công được phong hầu phong tước. Tuy có mạo hiểm tính mạng nhưng con đường đi đến sự nghiệp có đôi phần dễ thành. Không những có được danh vọng mà còn có công với đất nước, sự nghiệp anh hùng vẻ vang.

Ở nhân vật Trương Sinh, chàng không hề có khát vọng công danh, sự nghiệp. Chàng dễ dàng chấp nhận sống cuộc đời bình thường theo kiểu nữ nhi thường tình. Là con nhà hào phú, chàng có điều kiện để học hành thành tài hơn hẳn người khác. Đó cũng là điều mà cha mẹ chàng luôn mong ước. Thế nhưng, chàng ham chơi hơn ham học, thích an nhàn hơn sống cuộc đời mãnh liệt vẻ vang. Tiếng đời tuy không gièm pha nhưng lòng kính trọng cũng không có. Đó cũng là nỗi buồn của mẹ chàng dù bà đã không nói ra. Bởi thế, hình ảnh Trương Sinh bị lẫn khuất trong hệ thống các nhân vật nam trong văn học, không hề có tiếng tâm gì.

Cha trương Sinh sớm qua đời. Một mình chàng ngày đêm chăm lo phụng dưỡng mẹ già. Đó là nghĩa cử hiếu thảo. Trương Sinh cũng đã ý thức lấy người vợ hiền thảo. Lại sinh được con trai nói dõi tông đường, gìn giữ cho muôn đời sau. Đó là người con có hiếu, có trách nhiệm với gia tộc. Thế nhưng, chữ hiếu của chàng đã không thể thực hiện trọn vẹn. Vì biên cương giặc dã mà chàng phải ra trận, chưa định ngày về. Trong khi mẹ già ngày càng yếu sức, rất cần được phụng dưỡng, kề cận. Khi chàng chưa kịp trở về thì người mẹ đã nhắm mắt xuôi tay.

Có lẽ, chi tiết này, tác giả xây dựng để đi đến tình huống hiểu nhầm vợ của Trường Sinh. Đồng thời qua đó bộ lộ đức tính hiếu thảo, tận tâm tận tình của nhân vật Vũ Nương. Thế nhưng điều đó vô tình biến Trương Sinh thành đứa con bất hiếu.

Trong truyền thống Việt Nam ta, khi cha mẹ qua đời mà không được nhìn thấy mặt con, linh hồn sẽ không được siêu thoát. Người con nào không thể về gặp mặt cha mẹ lần cuối cùng cũng phải mang tội bất hiếu. Khi trở về, hay tin mẹ đã mất, Trương Sinh vô cùng đau buồn. Chàng đau buồn vì mẹ già đã không thể gắng gượng đợi ngày chàng về. Chàng cũng buồn vì mình chưa làm trọn đạo hiếu với mẹ.

............. 

Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!

download.com.vn