Báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên năm học 2018 - 2019 - 2 Mẫu báo cáo kết quả BDTX của giáo viên

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 235,7 KB
Lượt tải: 6,303
Nhà phát hành: Sưu tầm


Cùng tìm hiểu thêm về Báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên năm học 2018 - 2019: Sau khi học xong lớp bồi dưỡng thường xuyên xong, thầy cô sẽ phải làm bài thu hoạch cũng như báo cáo kết quả học tập của cá nhân, phân tích những thuận lợi, khó khăn, những gì đã làm được sau khi học.

Nội dung chi tiết:

Sau khi học xong lớp bồi dưỡng thường xuyên xong, thầy cô sẽ phải làm bài thu hoạch cũng như báo cáo kết quả học tập của cá nhân, phân tích những thuận lợi, khó khăn, những gì đã làm được sau khi học. Mời thầy cô cùng tham khảo mẫu báo cáo dưới đây:

Báo cáo kết quả BDTX của giáo viên - Mẫu 1

TRƯỜNG……………
TỔ ………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số……………… ………, ngày…… tháng ….. năm 20...

BÁO CÁO
Kết quả Bồi dưỡng thường xuyên năm học 20... - 20...

Họ tên:…………………………………

Sinh ngày:………………………………

Chức vụ:………………………………….

Nhiệm vụ được phân công:………….…

Thực hiện kế hoạch …………. của trường …năm học 20... - 20.... Tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân năm học 20... - 20... gồm những nội dung sau đây:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi:

- Tất cả các tài liệu về bồi dưỡng thường xuyên đều được đăng tải trên các trang mạng, thư viện nhà trường cũng khá phong phú về tài liệu phục vụ cho bộ môn của giáo viên .

- Hiệu trưởng nhà trường luôn quan tâm, theo dõi và kiểm tra quá trình tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ, giáo viên.

- Bản thân cá nhân luôn tự ý thức việc tự học là việc tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân.

- Được Tổ chuyên môn triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên kịp thời, có hướng dẫn cho giáo viên tổ chọn mô đun phù hợp với từng cá nhân và cung cấp nội dung từng modun cho giáo viên tự học.

2. Khó khăn

- Là một giáo viên mới công tác, tôi nhận thấy hoạt động bồi dưỡng thường xuyên còn khá mới mẻ đối với giáo viên nên kinh nghiệm của giáo viên trong hoạt động BDTX chưa nhiều, còn gặp một số khó khăn trong việc chọn modun nào phù hợp với bản thân để lập kế hoạch tự bồi dưỡng.

Mặc dù tài liệu nghiên cứu khá phong phú song việc tự học tự bồi dưỡng của giáo viên qua một số mô đun vẫn mắc phải một số lúng túng như chưa hiểu hết được chiều sâu , rộng của modun nên việc nghiên cứu cũng gặp nhiều khó khăn.

II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

1. Xây dựng kế hoạch BDTX năm học 20...- 20...

Trên cơ sở kế hoạch BDTX của nhà trường, nhóm tổ bộ môn thảo luận thống nhất nội dung tự học tự bồi dưỡng. Sau khi xây dựng kế hoạch cá nhân được BGH phê duyệt và thực hiện.

- Công tác xây dựng kế hoạch BDTX năm học 20... - 20... của cá nhân

- Tổ chức công tác BDTX năm học 20...- 20...

2. Tình hình thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân

- Tham gia đầy đủ nội dung bỗi dưỡng chuyên môn hè và chính trị.

- Tham gia BDTX đầy đủ nội dung tự học tự bồi dưỡng của cá nhân

- Tổng số module cá nhân chọn bồi dưỡng cho nội dung 3 là 03 mô đun và 5 nội dung tự học với tổng số tiết là 60 tiết được thực hiện xuyên suốt trong một năm học.

Tên cụ thể các mô đun và nội dung tự học được thể hiện trong bảng sau:

STT

Tên module

Hình thức tổ chức

Ghi chú

1

Mô đun 14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.

Tự bồi dưỡng bằng hình thức tự học và thảo luận trong tổ.

10 tiết

2

Mô đun 6: Xây dựng môi trường học tập cho học sinh THCS

Tự bồi dưỡng bằng hình thức tự học và thảo luận trong tổ.

10 tiết

3

Mô đun 16: Hồ sơ dạy học

Tự bồi dưỡng bằng hình thức tự học và thảo luận trong tổ.

10 tiết

4

Tự học: Tìm hiểu một số phương pháp dạy ngoại ngữ

Tự bồi dưỡng bằng hình thức tự học và thảo luận trong tổ.

6 tiết

5

Tự học: kĩ thuật dạy từ vựng trong tiếng anh

Tự bồi dưỡng bằng hình thức tự học và thảo luận trong tổ.

6 tiết

6

Tự học: kĩ thuật dạy ngữ liệu mới

Tự bồi dưỡng bằng hình thức tự học và thảo luận trong tổ.

6 tiết

7

Tự học: Tìm hiểu kĩ thuật mở bài- tạo không khí trong lớp học

Tự bồi dưỡng bằng hình thức tự học và thảo luận trong tổ.

6 tiết

8

Tự học: Kĩ năng dạy ngữ pháp

Tự bồi dưỡng bằng hình thức tự học và thảo luận trong tổ.

6 tiết

3. Kết quả đánh giá BDTX của cá nhân

3.1: Kết quả bồi dưỡng chuyên môn( Nội dung 1): Đạt 7,5 điểm

3.2: Kết quả bài thu hoạch chính trị ( Nội dung 2): Đạt trung bình

3.3: Kết quả tự học tự bồi dưỡng của cá nhân( Nội dung 3): Đạt 8 điểm

Căn cứ điểm đánh giá các nội dung trên, dựa vào công văn………….. cá nhân tự chấm điểm, xếp loại Khá (Với số điểm trung bình là 7,7)

Qua quá trình tự nghiên cứu học hỏi và vận dụng vào thực tế giảng dạy. Bản thân đã dạt được một số kết quả như sau:

- Có nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng, xác định được vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn Tiếng Anh.

- Có ý thức tốt trong việc sử dụng thiết bị dạy học truyền thống và thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Nâng cao kỹ năng phối hợp sử dụng thiết bị dạy học truyền thống và thiết bị dạy học hiện đại làm tăng hiệu quả giảng dạy của môn học.

- Biết tự làm một số đồ dùng dạy học để phục vụ cho quá trình giảng dạy và tham gia các phong trào thi đồ dùng dạy học tự làm các cấp..

- Biết vận dụng một số phương pháp vào quá trình giảng dạy và đạt được kết quả nhất định, học sinh khá hứng thú với một số phương pháp mới

- Đã ứng dụng được CNTT vào giảng dạy làm cho bài học trở nên sinh động, dễ hiểu hơn. Ứng dụng CNTT để tạo phần mềm, file

III. NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ

1. Mặt mạnh: Đủ tài liệu để học tập, cá nhân có ý thức trong việc tự học tự bồi dưỡng. Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Ngành , trường tổ chức. Bản thân luôn quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước các quy chế của ngành và các qui định trong đơn vị.

2. Hạn chế: Một số nội dung bồi dưỡng cá nhân chưa thể hiện được nội dung tự học. (Cách trình bày , kết quả đạt được). Còn lúng túng trong việc tự chọn các mô đun bồi dưỡng . Thời gian để tự học chưa nhiều, kế hoạch BDTX còn một số hạn chế chưa phù hợp.

3. Biện pháp khắc phục: Nghiên cứu kĩ các mô đun sau đó rút ra những điều cần học được từ mô đun đó và áp dụng vào thực tế giảng dạy để đạt được kết quả cao hơn.

Phương hướng bản thân cho năm học sau: Ngoài bồi dưỡng các mô đun phục vụ cho chuyên môn (giảng dạy) cá nhân sẽ nghiên cứu thêm về các nội dung nâng cao chất lượng học sinh giỏi bộ môn và các chuyên đề dạy học đối với các đối tượng học sinh yếu kém.

IV. ĐẾ XUẤT, KIẾN NGHỊ: Không

  GIÁO VIÊN BÁO CÁO

Báo cáo kết quả BDTX của giáo viên - Mẫu 2

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN
TỔ ……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁ NHÂN

Năm học 20... - 20 ....

Họ và tên: ……………………….. Giới tính: …………

Ngày tháng năm sinh : ………. Năm vào ngành :…

Trình độ chuyên môn: …………………………………

Tổ chuyên môn: ………………………………………

Môn dạy:………………………………………………

Chức vụ: ………………………………………………

Căn cứ Kế hoạch số 121/KH-PGDĐT ngày … tháng… năm 20…của Phòng Giáo dục và Đào tạo.......................... về Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở năm học............- ..............7;

Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học .......- ........ của trường…………., căn cứ kế hoạch đăng ký của bản thân, tôi xin báo cáo kết quả thực hiện BDTX cá nhân năm học 20... - 20 .… như sau:

1. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện :

a/ Thuận lợi :

- Được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo, chuyên viên của Phòng Giáo dục và Đào tạo và BGH, tổ chuyên môn và đồng nghiệp;

- Tài liệu học tập được cung cấp đầy đủ thông qua các buổi chuyên đề do Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như Ban Tuyên giáo huyện ủy tổ chức (nội dung 2); các mô đun của nội dung 3 tại địa chỉ http://taphuan.moet.gov.vn

- Bản thân có ý thức, tinh thần tự học, tự nghiên cứu.

b/ Khó khăn :

- Nội dung 1 còn chung chung, chưa có tài liệu nghiên cứu, chủ yếu là nghe giảng tập trung tại hội trường nên khó hiểu được sâu sắc để vận dụng.

- Chưa có thời gian đầy đủ cho công tác BDTX, chủ yếu là tự học tập ngoài giờ

2. Kết quả thực hiện các nội dung :

2.1) Nội dung 1 : Các chuyên đề trong lớp bồi dưỡng chính trị hè 20.........- 20......

- Thời gian bắt đầu thực hiện : 8/20.........

- Thời gian hoàn thành : 5/20......

- Kết quả vận dụng :

+ Tiêu chí 1 : Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX.

a/ Nội dung:

Về Học tập chuyên đề năm 20.........:

- Những quan điểm mới trong nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng và Nghị quyết hội nghi lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

- Chuyên đề toàn khóa về “ Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và chuyên đề năm học 20......... về phòng chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “ tự chuyển biến”, “ tự chuyển hóa” trong nội bộ.

- Những vấn đề kinh tế - xã hội trong nước ( có liên hệ địa phương ) và một số tình hình thời sự trong nước, quốc tế nổi bậc trong thời gian gần đây.

b/ Có đầy đủ các loại hồ sơ: Tập ghi chép các chuyên đề

Điểm : ..........

+ Tiêu chí 2 : Phần vận dụng kiến thức và kỹ năng vào hoạt động dạy học và giáo dục.

a/ Kết quả thực hiện so với nội dung

Qua một năm học thực hiện tích hợp các nội dung họp tập chính trị hè và nghe thông tin thời sự, kết quả là bản thân nhận thức và nắm vững và vận dụng tốt, đầy đủ những quan điểm mới trong nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng và Nghị quyết hội nghi lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Chuyên đề toàn khóa về “ Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và chuyên đề năm học 20......... về phòng chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “ tự chuyển biến”, “ tự chuyển hóa” trong nội bộ. Những vấn đề kinh tế - xã hội trong nước ( có liên hệ địa phương ) và một số tình hình thời sự trong nước, quốc tế nổi bậc trong thời gian gần đây.

Việc tiếp thu bồi dưỡng chính trị, các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học .......- ........ của ngành,

b/ Bản thân đã tích cực tham gia và học tập đầy đủ các buổi học.

c/ Bản thân có luôn áp dụng các chuyên đề đã học vào thực tế tại trường.

Điểm : .........

2.2) Nội dung 2 : Tập huấn, sinh hoạt chuyên môn

Không thực hiện

2.3) Nội dung 3 : Các mô đun tự chọn

Mô đun: THCS 2
Đặt điểm học tập của học sinh THCS

- Thời gian bắt đầu thực hiện : 15/9/20.........

- Thời gian hoàn thành : 15/10/20.........

- Kết quả vận dụng :

+ Tiêu chí 1 : Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX.

a/ Nội dung:

- Về kiến thức : Nắm đuợc đặc điểm của hoạt động dạy và hoạt động học cấp THCS.

- Về kỹ năng : Có kĩ năng vận dụng những hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ để đổi mỏi nội dung và phương pháp dạy học cấp THCS.

- Về thái độ : Có ý thức hơn trong việc giữ gìn đạo đúc nghề nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề và tình cám yêu quý, tôn trọng HS - thế hệ tương lai của đất nước.

b/ Có đầy đủ các loại hồ sơ BDTX bao gồm: Sổ ghi chép modun 2

Điểm : ......

+ Tiêu chí 2 : Phần vận dụng kiến thức và kỹ năng vào hoạt động dạy học và giáo dục.

a/ Kết quả thực hiện so với nội dung:

Việc giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh là một vấn đề cần hết sức quan tâm, nhất là trong tình hình hiện nay. Làm sao chúng ta đạt được mục đích khi ra trường, học sinh không những được trang bị về kiến thức mà còn phải được thể hiện con người được phát triển toàn diện về mọi mặt (trí, đức, thể, mỹ). Như vậy, chúng ta mới dần có những thế hệ mai sau có đức, tài trọn vẹn, sẽ là những chủ nhân rất hữu ích cho xã hội, và có được như vậy ta mới tin rằng đất nước ta sẽ phát triển mạnh.

b/ Kết quả thực tế: Bản thân đã tích cực tìm hiểu đặt điểm học tập của học sinh THCS ( khoảng 80 %)

c/ Ảnh hưởng với đồng nghiệp: Bản thân cũng thường xuyên trao đổi và học hỏi thêm những cách thức khác để tìm hiểu HS từ đồng nghiệp trong trường.

Điểm : .......

Mô đun thứ 2: THCS 1
Đặt điểm tâm sinh lý của học sinh THCS.

- Thời gian bắt đầu thực hiện : 20-10-20.........

- Thời gian hoàn thành : 15-11-1017

- Kết quả vận dụng :

+ Tiêu chí 1 : Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX.

a/ Nội dung:

Nắm được vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển tuổi HS THCS trong sự phát triển cả đời người, những biến đổi mạnh mẽ về mọi mặt cửa sụ phát triển lứa tuổi: về thể chất, về nhận thúc, về giao tiếp, về nhân cách...

Vận dụng các hiểu biết về đặc điểm tâm, sinh lí cửa HS THCS, những thuận lợi và khó khăn cửa lúa tuổi vào việc giảng dạy và giáo dục HS có hiệu quả.

Thái độ thông cảm, chia sẽ và giúp đỡ HS THCS

b/ Có đầy đủ các loại hồ sơ BDTX bao gồm: Sổ ghi chép modun 1

Điểm : .......

+ Tiêu chí 2 : Phần vận dụng kiến thức và kỹ năng vào hoạt động dạy học và giáo dục.

a/ Kết quả thực hiện so với nội dung: Lứa tuổi học sinh THCS có một vị trí đặc biệt trong thời kì phát triển của trẻ em. Đây là thời kì chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành. Quá trình hình thành cái mới thường kéo dài về thời gian và phụ thuộc vào điều kiện sống, hoạt động của các em. Do đó, sự phát triển tâm lí ở lứa tuổi này diễn ra không đồng đều về mọi mặt. Có thể chứng minh các lập luận trên qua sự phát triển thể chất của học sinh THCS, hoặc qua sự phát triển giao tiếp của học sinh với người lớn, qua giao tiếp với bạn hay qua sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thức, của đạo đức và hành vi ứng xử ở học sinh trung học cơ sở. Do đó cần nắm vững đặc điểm này để giáo dục tốt các em.

b/ Kết quả thực tế: Bản thân luôn tích cực tìm hiểu đặt điểm tâm sinh lý của học sinh THCS để có phương pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả ( khoảng 75 %)

c/ Ảnh hưởng với đồng nghiệp: Bản thân cũng thường xuyên trao đổi và học hỏi thêm những phương pháp khác từ đồng nghiệp trong trường.

Điểm :.........

Mô đun 3: THCS 3
Giáo dục học sinh THCS cá biệt.

- Thời gian bắt đầu thực hiện : 10-12-20.........

- Thời gian hoàn thành : 15-01-20......

- Kết quả vận dụng :

+ Tiêu chí 1 : Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX.

a/ Nội dung:

Về kiến thức: Nắm đuợc đuợc các phuơng pháp thu thập thông tin về HS cá biệt; các PPGD và các phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của HS cá biệt.

Về kĩ năng: Sử dụng và phối hợp được các phuơng pháp thu thập thông tin về HS cá biệt; các PPGD và các phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện cửa HS cá biệt cỏ tính đến đặc điểm lứa tuổi HS THCS và đặc điễm cá nhân.

Về thái độ: Tin tường rằng mọi HS đều có thể thay đổi theo hướng tích cục và tôn trọng HS cá biệt như là những nhân cách có giá trị. Cam kết giúp đỡ, hỗ trợ HS cá biệt thay đổi niềm tin và hành vi không mong đợi.

b/ Có đầy đủ các loại hồ sơ BDTX bao gồm: Sổ ghi chép modun 3

Điểm : .........

+ Tiêu chí 2 : Phần vận dụng kiến thức và kỹ năng vào hoạt động dạy học và giáo dục.

a/ Kết quả thực hiện so với nội dung: Người GV phải chăm lo giáo dục động cơ học tập, giá trị, hành vi tích cực, lành mạnh về mọi mặt chỗ HS. GV là người đánh thức, khơi dậy hứng thứ nhiều mặt của HS; là người kìm hãm, ngăn chặn những hoạt động tiêu cực của HS và kích thích, tích cực các hoạt động có giá trị xã hội và là người hình thành, rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Trong cùng một tình huống, sự kiện có thể có hai hay nhiều phản ứng khác nhau phụ thuộc vào cách suy nghĩ khác nhau, chính chúng ta là người tạo nên cảm xúc của mình. Áp dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực đối với cả tập thế lớp và học sinh cá biệt.

b/ Kết quả thực tế: Nếu HS cá biệt thực hiện hành vi không mong đợi nào đó thì GV chỉ đánh giá hành vi đó, mà không quy kết hành vi đó thành nét nhân cách của HS. ...( hiệu quả khoảng 75 %)

c/ Ảnh hưởng với đồng nghiệp: Bản thân luôn được GV trong tổ góp ý, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng Modun này vào thực tiễn.

Điểm : .........

Mô đun 4 : THCS 6
Xây dựng môi trường học tập cho học sinh THCS

- Thời gian bắt đầu thực hiện : 25-01-20......

- Thời gian hoàn thành : 27-02-20......

- Kết quả vận dụng :

+ Tiêu chí 1 : Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX.

a/ Nội dung:

Kiến thức: Trình bày được các biện pháp đúng môi trừơng học tập cho học sinh THCS. Nắm vững cách thúc cập nhât, xử lí và sử dụng thông tin về môi trường giáo dục vào quá trình dạy học và giáo dục học sinh THCS.

Kĩ năng: Sử dụng tri thúc của module này để nghiên cứu các module tiếp theo và giải quyết tổt các vấn đề trong thục tiễn giáo dục ở cẩp THCS hiện nay: Có kĩ năng sử dụng các phương pháp và kỉ thuât để tạo dụng môi trường học tập cho học sinh THCS, đặc biệt là môi truờng học tập hiện đại phù hợp với đặc điểm hoạt động dạy học cửa các nhà trường THCS hiện nay.

Thái độ: Có thái độ học tập theo nội dung và quy trình thục hiện module một cách khoa học, độc lập, tích cục và sáng tạo. Có nhận thúc và đánh giá đứng về tầm quan trọng cửa việc xây dụng môi trường học tập cho THCS.

b/ Có đầy đủ các loại hồ sơ BDTX bao gồm: Sổ ghi chép modun 6

Điểm: .........

+ Tiêu chí 2 : Phần vận dụng kiến thức và kỹ năng vào hoạt động dạy học và giáo dục.

a/ Kết quả thực hiện so với nội dung:

Hiệu quả học tập cửa học sinh phụ thuộc khá lớn vào môi trường học tập. Bởi vậy, việc nắm vững lí thuyết và sử dụng thành thạo những kỉ năng để sây dụng môi trường học tập lành mạnh, hiệu quả cho học sinh là một trong những yêu cầu quan trọng đối với giáo viên THCS. Module THCS 6 để cập một cách cơ bản nhất những lí thuyết cũng như những phương pháp để cỏ thể xây dụng đuợc một môi truờng học tập tốt nhất cho mỗi học sinh THCS ở những điều kiện và hoàn cánh khác nhau.

.b/ Kết quả thực tế: Bản thân chưa được tập huấn chuyên môn về vấn đề này nhưng với vốn kinh nghiệm của tôi mình củng tạo môi trường cho HS thể hiện năng lực học tập của mình .( hiệu quả khoảng 70 %)

c/ Ảnh hưởng với đồng nghiệp: Bản thân luôn được GV trong tổ hổ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng Modun này vào thực tiễn.

Điểm: ..........

3. Đánh giá kết quả thực hiện, kiến nghị :

a. Ưu điểm :

- Bản thân tự giác thực hiện chương trình bồi dưỡng, tự học tập nghiên cứu tài liệu. Tích cực vận dụng kiến thức bồi dưỡng vào trong quá trình dạy học. Phát huy năng lực tự học, tự bồi dưỡng của bản thân.

- Xây dựng kế hoạch tự học, tự đánh giá năng lực quản lý hoạt động dạy học. Tuân thủ thời gian quy định của kế hoạch đề ra

b. Hạn chế :

- Giáo viên vừa giảng dạy và kiêm nhiệm nhiều công tác khác nên thời gian hạn chế trong nghiên cứu.

- Sản phẩm chưa nhiều, chất lượng chưa cao

c. Kiến nghị :

- Không

d. Tổng điểm số : ..........

e. Tự xếp loại : ..............

  Thị Trấn, ngày ...... tháng .....năm ….
  Người báo cáo

Ý kiến của tổ chuyên môn

...........................................................

........................................................

......................................................

.........................................................

Xếp loại : .........

  Thị Trấn, ngày ... tháng ... năm 20......
  Tổ trưởng
download.com.vn