Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lý các vùng kinh tế (Có đáp án) - Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Địa lý

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 872,1 KB
Lượt tải: 5,883
Nhà phát hành: Trần Xuân Quỳnh


Thông tin về Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lý các vùng kinh tế (Có đáp án): Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lý các vùng kinh tế có đáp án kèm theo, giúp các em hệ thống lại kiến thức, hiểu thêm về phần địa lý kinh tế thông qua các câu hỏi trắc nghiệm. Kỳ thi THPT quốc gia 2018 càng đến gần, cũng chính là thời gian nước rút các em cần tăng tốc, ôn tập, trau dồi kiến thức thật tốt.

Nội dung chi tiết:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lý các vùng kinh tế có đáp án kèm theo, giúp các em hệ thống lại kiến thức, hiểu thêm về phần địa lý kinh tế thông qua các câu hỏi trắc nghiệm. Kỳ thi THPT quốc gia 2018 càng đến gần, cũng chính là thời gian nước rút các em cần tăng tốc, ôn tập, trau dồi kiến thức thật tốt.

Mời các em cùng tham khảo, thử sức để biết được năng lực mình đang ở đâu và cần bổ sung phần kiến thức nào trong thời gian còn lại nhé. Toàn bộ nội dung các câu hỏi được biên soạn đúng theo cấu trúc, nội dung trong sách giáo khoa. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lý ôn thi THPT Quốc gia 2018

A. Vấn đề kai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc bộ (TDMNBB)

Câu 1. Trung du miền núi Bắc bộ (TDMNBB) gồm:

A. 15 tỉnh.
B. 16 tỉnh.
C. 14 tỉnh.
D. 17 tỉnh.

Câu 2. Các tỉnh nào sau đây thuộc Tây Bắc:

A. Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai.
B. Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.
C. Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Điện Biên.
D. Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La.

Câu 3. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Bắc Ninh.
B. Tuyên Quang.
C. Thái Nguyên.
D. Hà Giang.

Câu 4. Số dân ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2006 là hơn:

A. 11 triệu người.
B. 12 triệu người.
C. 13 triệu người.
D. 14 triệu người.

Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Gồm hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
B. Diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km²).
C. Chiếm 30,5% số dân cả nước.
D. Gồm có 15 tỉnh.

Câu 6. Trung du và miền núi Bắc Bộ ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở, nhờ có:

A. Vị trí địa lí đặc biệt.
B. Mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp.
C. Nông phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
D. Cả A và B đúng.

Câu 7. Ý nào sau đây không đúng với dân cư-xã hội của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Là vùng thưa dân.
B. Có nhiều dân tộc ít người.
C. Cơ sở vật chất kĩ thuật đã có nhiều tiến bộ.
D. Là vùng có căn cứ địa cách mạng.

Câu 8. Mật độ dân số ở miền núi của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là khoảng:

A. 50-100 người//km2     
B. 100-300 người//km2
C. 150-200 người//km2  
D. 1200-250 người/km2

Câu 9. Thế mạnh nào sau đây không phải của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.
B. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.
C. Chăn nuôi gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).
D. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

Câu 10. Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp thứ mấy của cả nước?

A. 1.         
B. 2.         
C. 3.        
D. 4

Câu 11. Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng chủ yếu là:

A. Cây cân nhiệt và ôn đới.               
B. Cafe, cao su, rau màu.
C. Cây dược liệu, cây cận nhiệt và ôn đới.    
D. Cây chè, cây công nghiệp ngắn ngày.

Câu 12. Tỉnh nào của vùng giáp với biển?

A. Quảng Ninh.       
B. Lạng Sơn.       
C. Thái Nguyên.       
D. Hải Phòng.

Câu 13. Sản lượng khai thác than của vùng, nhất là Quảng Ninh đạt:

A. 30 triệu tấn/năm.     
B. 3 tỉ tấn/năm.       
C. 30 nghìn tấn/năm.        
D. 3 tấn/năm.

Câu 14. Hệ thống thủy năng trên sông Hồng chiếm bao nhiêu trữ năng thủy diện của cả nước?

A. 1/3.        
B. 2/3.        
C. 3/4.        
D. 4/5.

Câu 15. Vùng Đông Bắc có mùa đông lạnh và sớm nhất nước ta là do:

A. Địa hình núi cao.
B. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc.
C. Ảnh hưởng của độ cao dãy chắn Hoàng Liên Sơn.
D. Mùa đông sâu sắc, biển mang hơi ẩm.

Câu 16. Đàn trâu ở Trung du miền núi Bắc bộ chiếm:

A. ½ đàn trâu cả nước.
B. 1/3 đàn trâu cả nước.
C. 70% đàn trâu cả nước.
D. 30% đàn trâu cả nước.

Câu 17. Chì – kẽm phân bố ở:

A. Chợ Đồn – Bắc cạn.
B. Chợ Điền – Bắc cạn.
C. Trại Cau – Thái Nguyên.
D. Tĩnh Túc – Cao Bằng.

Câu 18. Cửa Khẩu Thanh Thủy thuộc tỉnh nào:

A. Lạng Sơn.
B. Cao Bằng.
C. Hà Giang.
D. Lào Cai.

Câu 19. Dựa vào Atlat đia lí Việt Nam hãy cho biết cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của TDMNBB là:

A. KVI 35%, KVII 29,5%, KVIII 35,5%.
B. KVI 14%, KVII 42%, KVIII 43,8%.
C. KVI 25%, KVII 50%, KVIII 25%.
D. KVI 30%, KVII 30%, KVIII 40%.

Câu 20. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam hãy cho biết GDP của vùng TDMNBB so với cả nước là:

A. 8,0%.
B. 8,1%.
C. 9,1%.
D. 23%.

B. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH)

Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?

A. Vĩnh Phúc.     
B. Bắc Giang.      
C. Hưng Yên.       
D. Ninh Bình.

Câu 2. Tài nguyên thiên nhiên có giá trị hàng đầu của vùng đồng bằng sông Hồng là:

A. Khí hậu.     
B. Đất.       
C. Nước.      
D. Khoáng sản.

Câu 3. Trong cơ cấu sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng, loại đất nào chiếm tỉ lệ cao nhất?

A. Đất ở.
B. Đất chuyên dùng.
C. Đất nông nghiệp.
D. Đất chưa sử dụng, sông suối.

Câu 4. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng là:

A. Khả năng mở rộng diện tích còn khá lớn.
B. Diện tích đất đai bị thoái hóa, bạc màu rất lớn.
C. Đất phù sa không được bồi đắp hằng năm chiếm diện tích lớn.
D. Đất phù sa có thành phần cơ giới từ cát pha đến trung bình thịt.

Câu 5. Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực của đồng bằng sông Hồng là:

A. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.
B. Tăng tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III.
C. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
D. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III.

Câu 6. Chuyên môn hóa sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Hưng Yên là

A. Cơ khí, vật liệu xây dựng, dệt may.
B. Cơ khí, chế biến nông sản.
C. Cơ khí, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng.
D. Cơ khí, sản xuất ô tô.

Câu 7. Trung tâm công nghiệp lớn thứ hai của vùng đồng bằng sông Hồng là

A. Hà Nội.        
B. Nam Định.       
C. Hưng Yên.        
D. Hải Phòng

Câu 8. Loại khoáng sản có giá trị nhất ở đồng bằng sông Hồng là

A. Khí đốt và than nâu.
B. Sét Cao lanh và khí đốt
C. Than nâu và đá vôi.
D. Đá vôi và sét Cao lanh.

Câu 9. Đồng bằng sông Hồng do phù sa của sông nào bồi đắp?

A. Hồng và Đà.
B. Hồng và Mã.
C. Hồng và Thái Bình.
D. Hồng và Cả.

Câu 10. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong khu vực I của đồng bằng sông Hồng là

A. Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản.
B. Giảm tỉ trọng ngành trổng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành thủy sản.
C. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.
D. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành thủy sản.

Câu 11. Tài nguyên du lịch nhân văn ở đồng bằng sông Hồng đa dạng và phong phú, tập trung nhiều

A. Lễ hội.
B. Làng nghề truyền thống.
C. Các di tích lịch sử - văn hóa.
D. Di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống.

Câu 12. Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng?

A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.
B. Là vùng chịu tác động của nhiều thiên tai nhiệt đới.
C. Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp.
D. Một số tài nguyên thiên nhiên (đất, nước trên mặt, nước ngầm...) bị xuống cấp.

Câu 13. Sản lượng lương thực bình quân đầu người ở đồng bằng sông Hồng thấp hơn mức trung bình của cả nước do

A. Diện tích đất canh tác khá lớn.
B. Người dân có nhiều kinh nghiệm và truyền thống canh tác.
C. Dân số thuộc loại đông nhất của cả nước.
D. Đất chuyên dùng và đất thổ cư có xu hướng giảm.

Câu 14. Thiên tai chủ yếu thường gặp và gây thiệt hại lớn đối với Đồng bằng sông Hồng là

A. Đất bạc màu.
B. Bão, lũ lụt.
C. Triều cường.
D. Hạn hán.

Câu 15. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Cơ cấu GDP khu vực III của đồng bằng sông Hồng chiếm (%) năm 2007?

A. 25,1.       
B. 29,9.       
C. 43,8.       
D. 26,9.

Câu 16. Tỉnh nào của đồng Đồng bằng sông Hồng không giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Vĩnh Phúc.      
B. Bắc Ninh.      
C. Hưng Yên.       
D. Hải Phòng.

Câu 17. Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do:

A. Trồng lúa nước cần nhiều lao động.
B. Vùng mới được khai thác gần đây.
C. Có nhiều trung tâm công nghiệp.
D. Có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú.

Câu 18. Lãnh thổ của Đồng bằng sông Hồng gồm:

A. Đồng bằng châu thổ và phần rìa vùng núi trung du.
B. Nằm hoàn toàn trong đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng trung du Bắc Bộ.
C. Châu thổ sông Hồng và sông Mã.
D. Các đồng bằng và đồi núi xen kẽ.

Câu 19. Đây là biện pháp có ý nghĩa hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Đẩy mạnh thâm canh.
B. Quy hoạch thuỷ lợi.
C. Khai hoang và cải tạo đất.
D. Trồng rừng và xây dựng thuỷ lợi.

Câu 20. Thế mạnh cơ bản về dân cư và nguồn lao động của Đồng bằng sông Hồng so với các vùng khác là:

A. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
B. Chất lượng nguồn lao động dẫn đầu cả nước.
C. Nguồn lao động đông đảo với kinh nghiệm sản xuất phong phú.
D. Dân cư đông, năng động với cơ chế thị trường.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

download.com.vn