Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 4 - Đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 4 cả năm
Nội dung chi tiết:
Download.com.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh tài liệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 4 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 4 là tài liệu vô cùng hữu ích gồm 38 trang, nội dung câu hỏi bám sát vào các bài học môn lịch sử lớp 4 cả năm, giúp các em học sinh lớp 4 có thể ôn tập lại toàn bộ những kiến thức Lịch sử đã được học, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 4
BÀI 1
1. Nước Văn Lang có vua nào?
A. Vua Hùng
B. Vua Đinh Tiên Hoàng
C. Vua Lý Thái Tổ
D. Vua Lê Thái Tổ
2. Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?
A. Văn Lang.
B. Âu Lạc.
C. Việt Nam.
D. Đại Cồ Việt
3. Vị vua đầu tiên của nước ta là?
A. An Dương Vương.
B. Vua Hùng Vương.
C. Ngô Quyền.
D. Lê Đại Hành
4. Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
A. 700 năm TCN.
B. Khoảng 700 năm TCN
C. Khoảng 700 năm SCN
D. 700 năm SCN
5. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
a. Công cụ dùng để làm ruộng. 1. Giáo mác.
b. Công cụ dùng làm vũ khí. 2. Vòng trang sức.
c. Công cụ dùng làm trang sức. 3. Lưỡi cày đồng.
6. Nước Văn Lang tồn tại qua mấy đời vua?
A. 15 đời vua.
B. 17 đời vua.
C. 18 đời vua
D. 16 đời vua
7. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước nào dưới đây là đúng nhất của Văn Lang?
A. Vua -> lạc hầu -> Lạc tướng -> lạc dân -> nô tì.
B. Vua -> lạc hầu, lạc tướng -> dân thường -> nô tì.
C. Vua -> lạc hầu, lạc tướng -> lạc dân -> nô tì.
D. Vua-> lạc hầu-> Lạc tướng-> dân thường-> nô tì.
8. Đâu không phải là phong tục, tập quán của người Lạc Việt dới thời Văn Lang?
A. Nhuộm răng đen.
B. Ăn trầu
C. Búi tóc
D. Đeo hoa tai bằng đá, đồng.
BÀI 2
1. Nước Âu lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Quân Tần xâm lược nước phương Nam.
B. Thục Phán lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm.
C. An Dương Vương đã lãnh đạo nhân dân chống quân xâm lược Triệu Đà
D. Cả phương án A & B đều đúng.
2. Vị vua của nước Âu lạc có tên gọi là gì?
A. An Dương Vương.
B. Vua Hùng Vương.
C. Ngô Quyền.
D. Vua Lê Đại Hành
3. Thành tựu đặc sắc về xây dựng của người dân Âu Lạc là gì?
A. Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên.
C. Sử dụng lưỡi cày bằng đồng.
B. Xây dựng thành Cổ Loa.
D. Cả A & B đều đúng.
4. Câu “Triệu Đà đã hoãn binh, cho con trai làm rể An Dương Vương” gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào dưới đây.
A. Mị Châu - Trọng Thuỷ.
B. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.
C. Cây tre trăm đốt.
D. Rùa vàng (Rùa Thần)
5. Điểm khác nhau giữa nước Văn Lang và nước Âu Lạc vào buổi đầu dựng nước và giữ nước là gì?
A. Nơi đóng đô.
C. Nông nghiệp và sản xuất.
B. Tục lệ sinh sống.
D. Cuộc sống của người Lạc Việt và Âu Việt.
6. Người Lạc Việt và người Âu việt hợp nhất thành một nước có tên gọi là gì?
A. Văn Lang
B. Lạc Việt
C. Âu Việt
D. Âu Lạc
7. An Dương Vương đóng đô ở đâu?
A. Phong Châu (Phú Thọ)
B. Hoa Lư (Ninh Bình)
C. Cổ Loa ( Hà Nội)
D. Thăng Long (HN)
8. Nhà nước Âu Lạc Được hình thành vào thời gian nào? Kết thúc năm nào?
A. 218 TCN – 179 SCN.
B. 218 SCN – 179 TCN
C. 218 TCN – 179 TCN
D. 218 TCN – 938.
BÀI 3
1. Để cai trị nhân dân ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì?
A. Bắt dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để nộp cho chúng.
B. Đưa người Hán sang ở với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục Hán, học chữ Hán.
C. Chia Âu Lạc thành các quận huyện do chính quyền người Hán cai quản.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
2. Trước sự thống trị của các triều đại phương Bắc, dân ta phản ứng ra sao?
A. Không chịu khuất phục, nổi dậy đấu tranh.
C. Chưa chịu khất phục, nhưng lo sợ thế lực của chúng.
B. Chịu khuất phục, đem đồ cống nạp cho chúng.
D. Giữ được các phong tục truyền thống vốn có.
3. Chiến thắng vang dội nhất của nhân dân ta trước các triều đại phương Bắc là:
A. Chiến thắng của Hai Bà Trưng.
C. Chiến thắng Lí Bí.
B. Chiến thắng Bạch Đằng.
D. Chiến thắng chống quân xâm lược Tống.
..................
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết