Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý lớp 11 - Trắc nghiệm Địa lý lớp 11: Liên Minh Châu Âu và Đông Nam Á
Nội dung chi tiết:
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý lớp 11. Tài liệu này nhằm giúp các bạn học sinh hệ thống lại kiến thức Địa lí lớp 11. Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 11 được biên soạn theo dạng câu hỏi trắc nghiệm có đáp án sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững kiến thức một cách nhanh chóng, chính xác. Chúc các bạn học tốt!
Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý lớp 11
LIÊN MINH
CHÂU ÂU - EU
Câu 1. Một tổ chức liên kết kinh tế khu vực có nhiều thành công trên thế giới và hiện nay trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới là
A. Liên minh châu Âu (EU).
B. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
D. Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).
Câu 2. Thời điểm được coi là năm ra đời của Liên minh Châu Âu là
A. Năm 1951. B. Năm 1957. C. Năm 1958. D. Năm 1967
Câu 3. Cộng đồng châu Âu (EU) được thành lập trên cơ sở hợp nhất cộng đồng than và thép châu Âu, cộng đồng kinh tế châu Âu, cộng đồng nguyên tử châu Âu vào năm
A. 1951 B. 1957 C. 1958 D. 1967
Câu 4. Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm
A. 1957 B. 1958 C. 1967 D. 1993
Câu 5. Đến đầu năm 2007 EU đã có số nước thành viên là
A. 15 B. 21 C. 27 D. 29
Câu 6. Đây không phải là mục đích chính của EU trong quá trình phát triển:
A. Tự do lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
B. Tự do lưu thông con người và tiền vốn.
C. Hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, nội vụ, an ninh, đối ngoại.
D. Xử lí các vấn đề về nhập cư
Câu 7. Đât không phải là 1 trong 3 trụ cột của EU theo hiệp hội MAXTRICH là
A. Cộng đồng châu Âu. B. Chính sách đối ngoại và an ninh chung.
C. Hợp tác về tư pháp và nội vụ. D. Cộng đồng nguyên tử Châu Âu.
Câu 8. Dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay là
A. Hoa Kỳ. B. EU. C. Nhật Bản. D. ASEAN.
Câu 9. Trụ sở của EU được đặt tại đâu ?
A. Bruc – xen (Bỉ) B. Niu–ooc (Hoa Kì) C. Luôn Đôn (Anh) D.Pa–ri (Pháp)
Câu 10. Tổ chức nào đã được thành lập đầu tiên vào năm 1951 ?
A. Cộng đồng than và thép Châu Âu. B. Cộng đồ kinh tế Châu Âu.
C. Cộng đồ Nguyên tử Châu Âu. D. Cộng đồng Châu Âu..
Câu 11. Nhận xét đúng về tỉ trọng của EU so với Hoa Kỳ và Nhật Bản trong xuất khẩu của thế giới vào năm 2004 là
A. Tương đương với Hoa Kỳ. B. Tương đương với Nhật Bản.
C. Lớn hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại. D. Nhỏ hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại.
Câu 12. EU chính thức đi vào hoạt động vào năm nào ?
A. 1957 B. 1967 C. 1958 D. 1993
Câu 13. Nhận xét đúng về số dân của EU so với Hoa Kỳ và Nhật Bản vào năm 2005 là
A. Bằng Nhật Bản. B. Nhỏ hơn Hoa Kỳ.
C. Lớn hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại. D. Nhỏ hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại.
Câu 14. Nhận xét không đúng về GDP của EU so với Hoa Kỳ và Nhật Bản vào năm 2004 là
A. Lớn hơn Hoa Kỳ. B. Lớn hơn Nhật Bản.
C. Lớn hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại. D. Nhỏ hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại.
Câu 15. Theo hiệp ước Maxtrich,trong trụ cột Cộng đồng Châu Âu không có nội dung nào?
A. Đấu tranh chống tội phạm. B. Liên minh thuế quan.
C. Thị trường nội địa. D. Liên minh kinh tế & tiền tệ.
Câu 16. Cơ quan có vai trò quyết định mọi nội dung quan trọng trong EU là
A. Hội đồng Châu Âu. B. Cơ quan kiểm toán
C. Tòa án Châu Âu. D. Nghị viện Châu Âu.
Câu 17. Trong tổng GDP của thế giới vào năm 2004, tỉ trọng của EU chiếm
A. 21% B. 25% C. 29% D. 31%
Câu 18. Trong quan hệ thương mại, các nước trong EU có cùng chung ……….. với các nước ngoài khối
A. bạn hàng B. một mức thuế quan. C. giá sản phẩm D. phương tiện.
Câu 19. Hiện nay, EU đang dẫn đầu thế giới về
A. công nghiệp B. thương mại. C. sản xuất nông nghiệp. D. rô bốt.
Câu 20. Bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển hiện nay là
A. Hoa Kỳ. B. Nhật Bản. C. Canađa. D. EU.
Câu 21. Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động gì ?
A. Hoạt động sản xuất công nghiệp. B. Hoạt động xuất, nhập khẩu.
C. Hoạt động tài chính D. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Câu 22. Nhận xét đúng nhất về việc EU không tuân thủ đầy đủ các qui định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là
A. Trợ cấp cho hàng nông sản của các nước thành viên.
B. Hạn chế nhập khẩu đối với các mặt hàng ‘nhạy cảm’ như than, sắt.
C. Đặt mức phạt thuế quan với các mặt hàng nhập khẩu có giá rẻ hơn so với giá ở nước xuất khẩu.
D. Các ý trên.
Câu 23. Nhận xét đúng nhất về tự do lưu thông ở Thị trường chung châu Âu là
A. Con người, hàng hóa, cư trú. B. Dịch vụ, hàng hóa, tiên vốn, con người.
C. Dịch vụ, tiền vốn, chọn nơi làm việc. D. Tiền vốn, con người, dịch vụ.
Câu 24. EU đã thiết lập một thị trường chung vào ngày 1 tháng 1 năm
A. 1990 B. 1992 C. 1993 D. 1995
Câu 25. Tự do di chuyển trong Liên minh châu Âu không bao gồm nội dung
A. Tự do đi lại. B. Tự do cư trú.
C. Tự do chọn nơi làm việc. D. Tự do thông tin liên lạc.
Câu 26. Đồng tiền chung Ơ-rô của EU được đưa vào giao dịch thanh toán từ năm
A. 1989 B. 1995 C. 1997 D. 1999
Câu 27. Tính đến năm 2004, số nước thành viên của EU sử dụng dồng Ơ-rô làm đồng tiền chung là
A. 13 nước. B. 15 nước. C. 16 nước. D. 17 nước.
Câu 28. Các nước sáng lập ra tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt là
A. Đức, Pháp, Anh. B. Đức, Ý, Anh.
C. Pháp, Tây Ban Nha, Anh. D. Anh, Pháp, Hà Lan.
Câu 29. Tổ hợp công nghiệp hàng không E-Bớt có trụ sở đặt ở
A. Li-vơ-pun (Anh). B. Hăm-buốc (Đức).
C. Tu-lu-dơ (Pháp). D. Boóc- đô (Pháp).
Câu 30. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-xơ được hoàn thành vào năm
A. 1990 B. 1994 C. 1995 D. 1997
Câu 31. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-xơ nối liền nước Anh với châu Âu tại bờ biển của
A. Hà Lan. B. Đan Mạch. C. Pháp. D. Tây Ban Nha.
Câu 32. Liên kết vùng châu Âu là một khu vực
A. Nằm hoàn toàn bên trong ranh giới EU.
B. Nằm ở biên giới EU, có một phần nằm ở ngoài ranh giới EU.
C. Nằm hoàn toàn bên ngoài lãnh thổ EU.
D. nằm hoàn toàn bên trong EU hoặc có 1 phần nằm bên ngoài ranh giới EU.
Câu 33. Tính đến năm 2000, số lượng liên kết vùng châu Âu có khoảng
A. 120 B. 130 C. 140 D. 150
Câu 34. Liên kết vùng châu Âu cho phép người dân các nước trong vùng thực hiện các hoạt động hợp tác sâu rộng về các mặt
A. Kinh tế. B. Xã hội. C. Văn hóa. D. Các ý trên.
Câu 35. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ hình thành tại khu vực biên giới của các nước
A. Hà Lan, Bỉ và Đức. B. Hà Lan, Pháp và Áo.
C. Bỉ, Pháp, Đan Mạch. D. Đức, Hà Lan, Pháp.
Câu 36. Liên kết vùng đã giúp cho người dân các nước trong vùng
A. Lựa chọn quốc gia trong vùng để làm việc.
B. Nhận được thông tin các nước qua báo chí bằng tiếng nói của mỗi nước.
C. Sinh viên các nước trong vùng có thể theo những khóa đào tạo chung.
D. Các ý trên.
Câu 37. Liên kết vùng châu Âu đã xóa bỏ ranh giới các quốc gia về
A. Đi lại. B. Việc làm. C. Thông tin và đào tạo. D. Các ý trên.
Câu 38. Việc sử dụng đồng Ơ-rô mang lại lợi ích
A. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.
B. làm tăng rủi ro khi thực hiện những chuyển đổi ngoại tệ.
C. Việc chuyển giao vốn trong các nước thành viên EU khó khăn.
D. gây phức tạp thêm công tác kế toán.
Câu 39. Khi hình thành một EU thống nhất sẽ mang lại thuận lợi cho các thành viên là
A. Kéo dài thời gian vận tải.
B. Các hãng bưu chính viễn thông không được tự do kinh doanh ở các nước EU.
C. Người lao động và đi học được tự do lựa chọn nơi làm việc và học tập ở những nước khác nhau trong EU.
D. Các ý trên.
Câu 40. Nhận xét không chính xác về vai trò của Liên minh châu Âu (EU) trên thế giới (năm 2004) là
A. Chiếm 31% trong tổng GDP của thế giới.
B. Chiếm 37,7% trong xuất khẩu của thế giới.
C. Chiếm 36% trong sản xuất ô tô của thế giới.
D. Chiếm 59% trong viện trợ phát triển thế giới.
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp