Bộ đề kiểm tra 1 tiết chương III môn Vật lý lớp 7 (Có ma trận đề thi) - 4 Đề kiểm tra 45 phút chương III: Điện học

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 55,7 KB
Lượt tải: 2,228
Nhà phát hành: Sưu tầm


Taifull.net giới thiệu về Bộ đề kiểm tra 1 tiết chương III môn Vật lý lớp 7 (Có ma trận đề thi): Bộ đề kiểm tra 1 tiết chương III môn Vật lý lớp 7 (Có ma trận đề thi) giúp cho các bạn củng cố được kiến thức thông qua việc giải những bài tập trong bài kiểm tra. Qua tài liệu này giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập nhằm chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra sắp tới.

Nội dung chi tiết:

Bộ đề kiểm tra 1 tiết chương III môn Vật lý lớp 7 (Có ma trận đề thi) là tài liệu tham khảo giúp cho thầy cô và các bạn học sinh lớp 7 có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho việc ra đề và ôn tập nhằm chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Sau đây, mời quý thầy cô và các bạn học sinh cùng tải về để xem trọn bộ tài liệu.

Tiết 27: KIỂM TRA 1 TIẾT
Thời gian: 45 phút

 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

+ Kiểm tra kiến thức của HS từ tiết thứ 19 đến tiết thứ 26 theo PPCT.

2. Kĩ năng:

+ Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức của HS để giải bài tập và giải thích các hiện tượng có liên quan.

3. Thái độ:

+ Nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA

Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận. (20% TNKQ, 80% TL)

III. MA TRẬN ĐỀ

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. Hiện tượng nhiễm điện.

2 tiết

1. Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.

2. Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.

 

3. Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.

4. Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.

5. Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.

 

 

Số câu hỏi

3(3’)

C2.1; C1.3; C2.4

 

 

 

 

1(6’)

C5.10

 

 

4 (9’)

Số điểm

0,75

 

 

 

 

2,0

 

 

2,75 (27,5%)

2. Dòng điện. Nguồn điện.

1 tiết

6. Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

7. Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.

8. Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay,...

9. Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và acquy.

10. Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.

 

 

Số câu hỏi

1(1’)

C6.2

 

 

 

 

 

 

 

1 (1’)

Số điểm

0,25

 

 

 

 

 

 

 

0,25 (2,5%)

3. VL dẫn điện và VL cách điện. Dòng điện trong KL.

1 tiết

11. Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua.

 

12. Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.

13. Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.

 

 

 

Số câu hỏi

 

 

1(1’)

C13.5

1(7’)

C12.9

 

 

 

 

2 (8’)

Số điểm

 

 

0,25

2,0

 

 

 

 

2,25 (22,5%)

4. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện. 1 tiết

14. Nêu được quy ước về chiều dòng điện.

15. Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện.

 

16. Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.

17. Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước.

18. Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.

 

 

Số câu hỏi

 

 

 

0,5(3’)

C17.12

 

0,5(2’)

C17.12

 

 

1 (5’)

Số điểm

 

 

 

1,0

 

1,0

 

 

2 (20%)

5. Các tác dụng của dòng điện. 2 tiết

19. Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này.

20. Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện.

 

 

 

Số câu hỏi

3(3’)

C19.6; C19.7; C19.8

 

 

1(8’)

C20.11

 

 

 

 

4 (11’)

Số điểm

0,75

 

 

2,0

 

 

 

 

2,75 (27,5%)

TS câu hỏi

7 (7')

3,5 (19')

1,5 (8')

12 (45')

TS điểm

1,75 (17,5 %)

5,25 (52,5 %)

3,0 (30 %)

10,0 (100%)

ĐỀ BÀI

A. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng theo yêu cầu của đề bài:

Câu 1: Vật bị nhiễm điện là vật:

A. có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác.

B. có khả năng hút các vật nhẹ khác.

C. có khả năng đẩy các vật nhẹ khác.

D. không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện ?

A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.

B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.

C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.

D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.

Câu 3: Căn cứ vào đâu ta có thể kết luận một cái thước nhựa có bị nhiễm điện hay không?

A. Nếu thước nhựa đẩy các vụn giấy chứng tỏ thước nhựa đã bị nhiễm điện.

B. Nếu thước nhựa hút các vụn giấy chứng tỏ thước nhựa đã bị nhiễm điện.

C. Nếu thước nhựa hút hay đẩy các vụn giấy chứng tỏ thước nhựa đã bị nhiễm điện.

D. Nếu thước nhựa không hút hay đẩy các vụn giấy chứng tỏ thước nhựa đã bị nhiễm điện

Câu 4: Chọn câu sai.

A. Hai vật cọ xát với nhau, kết quả thu được hai vật nhiễm điên trái dấu.

B. Bình thường, nguyên tử trung hòa về điện.

C. Các điện tích cùng dấu hút nhau, các điện tích trái dấu đẩy nhau.

D. Vật bị nhiễm điện do nó thừa hoặc thiếu êlectron.

Câu 5: Dòng điện trong kim loại là

A. dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do.

B. dòng chuyển động tự do của các êlectrôn tự do.

C. dòng chuyển dời của các hạt mang điện

D. dòng chuyển dời có hướng của các vật nhiễm điện

Câu 6: Trong các thiết bị dưới đây, thiết bị nào ứng dụng tác dụng từ của dòng điện:

A. Máy sấy tóc             B. Nam châm điện

C. Bàn là điện             D. Nam châm vĩnh cửu

Câu 7: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường ?

A. Ruột ấm nước điện.                             B. Công tắc.

B. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia dình.          D. Đèn báo của tivi.

Câu 8: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào tác dụng nhiệt là có ích ?

A. Dòng điện làm nóng bầu quạt.               B. Dòng điện làm nóng đế bàn là.

C. Dòng điện làm nóng máy bơm nước          . D. Dòng điện làm nóng máy điều hòa.

B. TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 9 (2 điểm). Chất dẫn điện là gì ? Chất cách điện là gì ? Lấy ví dụ minh họa ?

Câu 10 (2 điểm). Khi:

a. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau.

b. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau.

Hiện tượng trên xảy ra như thế nào, tại sao ?

Câu 11 (2 điểm).

a. Vì sao nói dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng sinh lí ?

b. Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi ?

Câu 12 (2 điểm). Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng ?

 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

1.TRẮC NGHIỆM (2đ):

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B C B C A B D B
Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

 Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

download.com.vn