Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 6 - Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 6

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 55,2 KB
Lượt tải: 1,175
Nhà phát hành: Sưu tầm


Chia sẻ bởi Taifull.net: Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 6: Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 6 sẽ giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức và kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 1 lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.

Nội dung chi tiết:

Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 6

Download.com.vn xin giới thiệu đến các em học sinh và quý thầy cô giáo Bộ đề thi kiểm tra giữa học kì 1 môn Sử lớp 6. Bộ đề thi có nội dung bám sát chương trình của Bộ GD-ĐT, được thiết kế rõ ràng sẽ giúp các em nhanh chóng làm quen với dạng đề, nắm vững kiến thức trọng tâm. Chúc các em đạt được kết quả cao trong kỳ thi giữa học kì 1 lớp 6.

Đề số 1

 

A/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

I/ Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (2 điểm)

1. Những di tích còn lại trong lòng đất và trên mặt đất gọi là

A. tư liệu truyền miệng.

B. tư liệu hiện vật

C. tư liệu chữ viết.

D. tư liệu phim ảnh.

2. Một thiên niên kỉ là

A. 100 năm        B. 10 năm        C. 1000 năm           D. 10.000 năm

3. Người tối cổ sống theo

A. bầy gồm khoảng vài chục người.

B. nhóm nhỏ

C. gia đình hoặc vài gia đình họp thành một xóm.

D. Những thị tộc.

4. Cư dân của các quốc gia cổ đại phương Đông sống chủ yếu bằng

A. nghề đánh cá

B. nghề thủ công.

C. nghề chăn nuôi

D. nghề nông trồng lúa nước

II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (1 điểm)

- Xã hội Hi Lạp và Rô - Ma gọi là xã hội. (1)..............................................................................

- Người phương Đông thời cổ đại dùng hình vẽ mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình gọi là chữ (2) ..............................................................

B/ TỰ LUẬN (7 điểm)

1. Vì sao chúng ta phải học lịch sử. (2 điểm)

2. Nêu sự khác nhau về đặc điểm của người tối cổ và người tinh khôn.(2 điểm)

3. Cho biết những nét chính trong đời sống vật chất của người nguyên thủy ở nước ta? Việc phát minh ra trồng trọt, chăn nuôi có ý nghĩa gì. (3 điểm)

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 6

Đề số 2

I/ Trắc nghiệm khách quan (2.0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng.

Câu 1: Sau thất bại của An Dương Vương (179 TCN) chính quyền đô hộ sát nhập đất đai Âu lạc vào lãnh thổ của nhà Hán làm như vậy để…

A. nhằm giúp nhân dân ta tổ chức lại bộ máy chính quyền.

B. làm như vậy là để đất đai thêm rộng rãi, dễ làm ăn.

C. thôn tính nước ta cả về lãnh thổ lẫn chủ quyền.

D. không nhằm mục đích nào cả.

Câu 2: Thế kỉ III, nhà Ngô cai trị nước ta. Nhà Ngô đã đặt tên nước ta là gì?

A: Giao Châu

C: An Nam đô hộ phủ

B: Châu Giao

D: Âu Lạc

Câu 3: Nước Vạn Xuân được ra đời vào thời gian nào?

A: Năm 544

C: Năm 546

B: Năm 545

D: Năm 547

Câu 4: Tên gọi “Bố Cái Đại Vương” được dùng để chỉ ai

A: Lý Bí

C: Triệu Quang Phục

B: Mai Thúc Loan

D: Phùng Hưng

I- Phần tự luận (8.0 điểm)

Câu 1 (3.0 điểm): Trong cách chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta, theo em chính sách nào là thâm độc nhất. Vì sao? Chính sách đó được thực hiện như thế nào?

Câu 2 (2.0 điểm): Trình bày diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đầu thế kỉ VIII)?

Câu 3 (3.0 điểm): Trình bày những chuyển biến về xã hội ở nước ta từ thế kỉ I- VI và nhận xét về sự thay đổi đó?

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM

 

I- Phần trắc nghiệm (2.0 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng, mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

A

A

D

I- Phần tự luận (8.0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

(3đ)

- Chính sách thâm độc nhất: chính sách đồng hóa dân tộc.

1.0

* Giải thích: đây là chính sách được thực hiện bởi triều đình phong kiến phương Bắc với mục đích “biến người Việt thành người Hán”, khiến người Việt quên đi nguồn gốc dân tộc của mình. Từ đó chấp nhận sự cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc, trở thành một phần thuộc lãnh thổ Trung Quốc giúp chính quyền đô hộ dễ cai trị hơn.

 

1.0

 

* Thực hiện:

- Bắt người Việt phải bỏ phong tục tập quán cũ, sống theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán.

- Cho người Hán sống xen kẽ với người Việt, cho người Việt lấy người Hán...

- Dạy chữ Hán ở các trường học...

 

0.5

 

0.25

 

0.25

2

(2đ)

* Diễn biến, kết quả:

- Khoảng năm 713, khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu.

- Nhân dân ở Ái Châu, Diễn Châu hưởng ứng. Ông lập căn cứ ở Sa Nam (Nghệ An), ông xưng đế (Mai Hắc Đế)

- Năm 722, nhà Đường đem quân sang đàn áp => khởi nghĩa Mai Thúc Loan bị dập tắt.

 

1.0

 

0.5

 

0.5

 

* Những chuyển biến về xã hội :

- Từ thế kỉ I → VI, người Hán thâu tóm quyền lực vào tay mình, trực tiếp nắm quyền cai quản đến cấp huyện, xã hội đã có sự phân hóa sâu sắc hơn.

- Xã hội phân hóa thành nhiều giai tầng khác nhau :

Quan lại đô hộ

Hào trưởng Việt

Địa chủ Hán

Nông dân công xã

Nông dân lệ thuộc

Nô tì

* Nhận xét: So với xã hội thời Văn Lang- Âu Lạc trước đó còn khá sơ khai, đơn giản thì xã hội nước ta từ thế kỉ I- VI đã có sự phân hóa sâu sắc hơn thành nhiều giai cấp, tầng lớp. Đã xuất hiện một số tầng lớp mới : địa chủ Hán, nông dân lệ thuộc… Quyền lợi về kinh tế, chính trị giữa các giai tầng cũng không giống nhau :

- Quan lại đô hộ : đứng đầu trong xã hội, do người Hán nắm quyền

- Hào trưởng Việt, địa chủ Hán : có thế lực kinh tế- chính trị

- Nông dân công xã, nông dân lệ thuộc : lực lượng đông đảo nhất trong xã hội

- Nô tì : tầng lớp thấp hèn nhất của xã hội.

 

0.5

 

0.5

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

0.25

0.25

0.25

0.25

download.com.vn