Bộ đề thi công chức, viên chức năm 2019 tỉnh Bình Định - Đáp án đề thi môn Kiến thức chung năm 2019
Nội dung chi tiết:
Ngày 22/06/2019, tỉnh Bình Định tổ chức thu tuyển viên chức giáo viên, sau đây Download.com.vn xin giới thiệu tài liệu Bộ đề thi công chức, viên chức năm 2019 tỉnh Bình Định được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Hy vọng với tài liệu này các bạn có thêm nhiều tài liệu tham khảo củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
Đề thi viên chức môn Kiến thức chung
Đợt thi ngày: 22/6/2019
Nội dung: Kiến thức chung
Đề chính thức
Phần I: Dùng cho tất cả các vị trí tuyển dụng - (60 điểm)
Câu 1: (30 điểm)
Luật viên chức số 58/2010/QH12 ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 quy định: Những việc viên chức không được làm như thế nào?
Câu 2: (30 điểm)
Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2006 quy định: Các hành vi nhà giáo không được làm như thế nào?
Phần II: Dành riêng cho từng vị trí tuyển dụng - (40 điểm)
2.1. Dùng riêng cho vị trí giáo viên mầm non
Câu 3: Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 22 tháng 1 năm 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định: Mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non như thế nào?
2.2. Dùng riêng cho vị trí giáo viên tiểu học
Câu 3: Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 04/05/2007 của Bộ giáo dục và đào tạo quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định: Mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học như thế nào?
2.3. Dùng riêng cho vị trí giáo viên trung học cơ sở
Câu 3: Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ban hành ngày 22/10/2009 của Bộ giáo dục và đào tạo quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ cở, trung học phổ thông quy định: Mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học như thế nào?
Đáp án:
Câu 1: Những việc viên chức không được làm
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Câu 2: Các hành vi nhà giáo không được làm
Nhà giáo không được có các hành vi sau đây:
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;
2. Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học;
3. Xuyên tạc nội dung giáo dục;
4. ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
Câu 3: Mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
1. Là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non ở các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non.
2. Giúp giáo viên mầm non tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Làm cơ sở để đánh giá giáo viên mầm non hằng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phục vụ công tác quản lý, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non.
4. Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.
Câu 3. Mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
1. Làm cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học ở các khoa, trường cao đẳng, đại học sư phạm.
2. Giúp giáo viên tiểu học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Làm cơ sở để đánh giá giáo viên tiểu học hằng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học.
4. Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên tiểu học được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp nhưng chưa đáp ứng điều kiện về văn bằng của ngạch ở mức cao hơn.
Câu 3: Mục đích ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
1. Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học.
3. Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học.
4. Làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.
........
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết