Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 4 năm 2018 - 2019 theo Thông tư 22 - Đề thi giữa học kỳ 1 môn Toán, Tiếng Việt, Lịch sử lớp 4

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 100,5 KB
Lượt tải: 4,997
Nhà phát hành: Sưu tầm


Tuần này có gì - Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 4 năm 2018 - 2019 theo Thông tư 22 bao gồm 5 đề thi môn Toán, 3 đề thi môn Tiếng Việt và 1 đề Lịch sử. Có hướng dẫn chấm, biểu điểm rất chi tiết và bảng ma trận đề thi kèm theo.

Giới thiệu

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 4 năm 2018 - 2019 theo Thông tư 22 bao gồm 5 đề thi môn Toán, 3 đề thi môn Tiếng Việt và 1 đề Lịch sử. Có hướng dẫn chấm, biểu điểm rất chi tiết và bảng ma trận đề thi kèm theo.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 4

Với bộ đề thi này, các em học sinh lớp 4 dễ dàng luyện giải đề, rồi so sánh đáp án luôn. Đồng thời cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm, ra đề thi cho học sinh của mình theo Thông tư 22. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2018 - 2019 theo Thông tư 22  

Đề thi môn Toán lớp 4 giữa học kì 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Số 45 317 đọc là: M1

A. Bốn mươi năm nghìn ba trăm mười bảy
B. Bốn lăm nghìn ba trăm mười bảy
C. Bốn mươi lăm nghìn ba trăm mười bảy
D. Bốn mươi năm nghìn ba trăm bảy mươi bảy

Câu 2: Số: Hai mươi ba triệu chín trăm mười; được viết là: M1

A. 23 910
B. 23 000 910
C. 230 910 000
D. 230 910 010

Câu 3: Tổng hai số là 45 và hiệu hai số đó là 9 thì số lớn là: M1

A. 34
B. 54
C. 27
D. 36

Câu 4: 6 tạ + 2 tạ 8kg=…kg M2

A. 88
B. 808
C. 880
D. 8080

Câu 5: Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long vào năm 1010, năm đó thuộc thế kỉ mấy? M2

A. Thế kỉ IX
B. Thế kỉ X
C. Thế kỉ XI
D. Thế kỉ XII

Câu 6: Hình bên có ….. M3

A. Một góc bẹt, một góc tù, năm góc vuông và một góc nhọn
B. Một góc bẹt, một góc tù, bốn góc vuông và hai góc nhọn
C. Một góc bẹt, năm góc vuông và hai góc nhọn
D. Một góc bẹt, một góc tù, năm góc vuông và hai góc nhọn 

Câu 6

Câu 7: Đặt tính rồi tính: M2

A. 137 052 + 28 456
B. 596 178 - 344 695

Câu 8: Một mảnh đất hình vuông có cạnh là 108 mét. Tính chu vi của mảnh đất đó. M3

Câu 9: Sân trường hình chữ nhật có nửa chu vi là 26 mét. Chiều rộng kém chiều dài 8 mét. Tính diện tích của sân trường hình chữ nhật đó. M4

Câu 10: Trung bình cộng của hai số tự nhiên là 123, biết số bé bằng 24. Tìm số lớn. M4

Hướng dẫn chấm và biểu điểm môn Toán lớp 4 giữa học kì 1

Câu 1 - 6: Mỗi câu đúng được 1 điểm:

CÂU

1

2

3

4

5

6

C

A

C

B

C

D

Câu 7: Mỗi phép tính đúng được 0,5 điểm:

 137 052            596 178

+ 28 456            - 344 695
_______           ________

 165 508             251 483

Câu 8: Chu vi của mảnh đất hình vuông là:

108 x 4 = 432 (m)

Đáp số: 432 mét

Câu 9: Chiều dài của sân trường hình chừ nhật là:

(26 + 8) : 2=17 (m)

Chiều rộng của sân trường hình chừ nhật là:

17 - 8 = 9 (m)

Hoặc HS có thể làm:

+ (26 - 8) : 2 = 9 (m)

+ 26 - 17 = 9 (m)

Diện tích của sân trường hình chữ nhật là:

17 x 9 = 153 (m2)

Đáp số: 153 m2

Câu 10: Tổng của hai số là:

123 x 2 = 246

Số lớn là:

(246 + 24) : 2 = 135

Đáp số: Số lớn: 135

Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4

Stt

 

Mạch kiến thức, kĩ năng

 

Câu/điểm

 

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng số

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

  

Số học:

- Đọc, viết, so sánh số tự nhiên; hàng và lớp.

- Đặt tình và thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.

Số câu

2

   

1

     

1

2

2

Câu số

1,2

   

7

     

10

   

Số điểm

2

   

1

     

1

2

2

2

  

Yếu tố đại lượng: Chuyển đổi số đo thời gian đã học; chuyển đổi thực hiện phép tính với số đo khối lượng.

- Giải bài toán tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

  

Số câu

1

 

2

         

3

 

Câu số

3

 

4,5

             

Số điểm

1

 

2

         

3

 

 

 

3

  

Yếu tố hình học: Nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù, hai đường thẳng song song, vuông góc , tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông

 

  

Số câu

       

1

1

 

1

1

2

Câu số

       

6

8

 

9

   

Số điểm

       

1

1

 

1

1

2

Tổng số câu

3

 

2

1

1

1

 

2

6

4

Tổng số điểm

3

 

2

1

1

1

 

2

6

4

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2018 - 2019 theo Thông tư 22

Đề thi môn Tiếng Việt lớp 4 giữa học kì 1

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng – Thời gian: 40 phút (M2) - (3 điểm)

- Học sinh bốc thăm, đọc và trả lời một câu hỏi trong các bài tập đọc sau:

1. Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (TV4 tập 1 trang 4 và 15)

2. Thư thăm bạn (TV 4 tập 1 trang 25)

3. Người ăn xin (TV 4 tập 1 trang 31)

4. Một người chính trực (TV 4 tập 1 trang 36)

5. Những hạt thóc giống (TV 4 tập 1 trang 46)

6. Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca (TV 4 tập 1 trang 55)

7. Chị em tôi (TV 4 tập 1 trang 59)

8. Trung thu độc lập (TV 4 tập 1 trang 66)

9. Ở Vương quốc tương lai (TV 4 tập 1 trang 70)

10. Đôi giày ba ta màu xanh (TV 4 tập 1 trang 81)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt - Thời gian: 40 phút (7 điểm)

Đọc thầm bài: “ Trung thu độc lập ” – Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1 trang 66 trả lời các câu hỏi và làm các bài tập sau:

Câu 1: Trăng Trung thu độc lập có gì đẹp? (M1) (0,5đ)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất.

A. Trăng cùng anh man mác nghĩ tới Trung thu và nghĩ tới các em.
B. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập, yêu quý.
C. Trăng sáng mùa thu vằng vặc, chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng…
D. Trăng sáng và bầu trời có nhiều khói bụi của các nhà máy hiện đại.

Câu 2: Anh chiến sĩ đứng gác ở trại, nơi đó thuộc vùng nào của đất nước ta? (M1) (0,5đ)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất.

A. Vùng núi đồi.
B. Vùng đồng bằng.
C. Vùng biển đảo.
D. Vùng sa mạc.

Câu 3: Anh chiến sĩ mong ước mai đây, những tết Trung thu của các em như thế nào? (M2) (0,5đ)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất.

A. Tết Trung thu của các em sẽ có trăng sáng hơn.
B. Tết Trung thu của các em sẽ có cờ đỏ sao vàng bay phất phới.
C. Tết Trung thu của các em sẽ có trăng rải trên đồng lúa.
D. Tết Trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em.

Câu 4: Anh chiến sĩ tưởng tượng mươi mười lăm năm nữa, đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? (M2) (1đ)

 ..........................................................................................

 ..........................................................................................

.......................................................................................... 

Câu 5: Cuộc sống của các em hiện nay như thế nào so với mơ ước của anh chiến sĩ năm xưa?

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất.

A. Cuộc sống hiện nay hiện đại, đã có nhiều thứ giống như mong ước của anh chiến sĩ.
B. Cuộc sống hiện nay chưa có đủ những thứ anh chiến sĩ đã mong ước năm xưa.
C. Cuộc sống hiện nay rất hiện đại, các em có thể bay lên mặt trăng bất cứ lúc nào.
D. Cuộc sống hiện nay chưa hiện đại, các em chưa được tổ chức một tết Trung thu nào.

Câu 6: Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?( M3) (1đ)

..........................................................................................

..........................................................................................

..........................................................................................  

Câu 7: Từ “Trung thu” có mấy tiếng, nó là từ ghép hay từ láy? (M2) (0,5đ)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất.

A. Từ “Trung thu” có 8 tiếng, nó là từ láy.
B. Từ “Trung thu” có 2 tiếng, nó là từ láy.
C. Từ “Trung thu” có 2 tiếng, nó là từ ghép.
D. Từ “Trung thu” có 8 tiếng, nó là từ ghép.

Câu 8: Tìm từ láy trong câu văn sau:

Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới Trung thu và nghĩ tới các em.

..........................................................................................

.......................................................................................... 

Câu 9: “Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em.”

Danh từ riêng trong câu văn trên đây là: (M3) (0,5đ)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất.

A. trăng.
B. các em.
C. nước
D. Việt Nam.

Câu 10: Viết một câu văn nói về một người bạn trung thực, trong đó có sử dụng một danh từ riêng và một từ láy. (M4) (1đ)

..........................................................................................

.......................................................................................... 

B. KIỂM TRA VIẾT: Thời gian 60 phút (10 điểm)

I. Chính tả: Thời gian 20 phút (M2) - (4 điểm)

- GV đọc cho học sinh viết bài “Trung thu độc lập” (đoạn từ Ngày mai, các em có quyền …. đến nông trường to lớn, vui tươi). 

II. Tập làm văn: Thời gian 40 phút (M4) - (6 điểm)

Đề bài: Viết một bức thư hỏi thăm một người bạn ở xa và báo cho bạn biết tình hình sức khỏe, học tập của em và lớp em. 

Hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 4 giữa học kì 1

I. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Đọc thầm bài: “Trung thu độc lập” – Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1 trang 66 trả lời các câu hỏi và làm các bài tập sau:

Câu 1: Trăng Trung thu độc lập có gì đẹp? (M1) (0,5đ)

C. Trăng sáng mùa thu vằng vặc, chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng…

Câu 2: Anh chiến sĩ đứng gác ở trại, nơi đó thuộc vùng nào của đất nước ta?(M1) (0,5đ)

A. Vùng núi đồi. 

Câu 3: Anh chiến sĩ mong ước mai đây, những tết Trung thu của các em như thế nào? (M2) (0,5đ)

D. Tết Trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em

Câu 4: Anh chiến sĩ tưởng tượng mươi mười lăm năm nữa, đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? (M2) (1đ)

Cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Có những ống khói nhà máy chi chit, cao thẳm, rải trên những đồng lúa bát ngát vàng thơn, cùng với nông trường to lớn tươi vui. (hoặc học sinh chỉ cần trả lời: đất nước sẽ có nhiều nhà máy phát điện, nhiều tàu biển, nhiều nhà máy sản xuất hiện đại, nhiều nông trường trồng trọt lớn…)

Câu 5: Cuộc sống của các em hiện nay như thế nào so với mơ ước của anh chiến sĩ năm xưa?

A. Cuộc sống hiện nay hiện đại, đã có nhiều thứ giống như mong ước của anh chiến sĩ.

Câu 6: Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào? (M3) (1đ)

Học sinh nêu theo suy nghĩ của mình theo hướng đất nước phát triển ngày càng hiện đại, cuộc sống tiện nghi, hòa bình, đoàn kết…

Câu 7: Từ “Trung thu” có mấy tiếng, nó là từ ghép hay từ láy? (M2) (0,5đ)

C. Từ “ Trung thu” có 2 tiếng, nó là từ ghép.

Câu 8: Tìm từ láy trong câu văn sau:

Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới Trung thu và nghĩ tới các em.

Học sinh tìm được từ: man mác

Câu 9: “Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em.”

Danh từ riêng trong câu văn trên đây là: (M3) (0,5đ)

D. Việt Nam.

Câu 10: Viết một câu văn nói về một người bạn trung thực, trong đó có sử dụng một danh từ riêng và một từ láy.(M4) (1đ)

Ví dụ: Mạnh là một người bạn rất hiền lành và thật thà.

- Danh từ riêng là: Mạnh

- Từ láy là: thật thà

Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4

Mạch kiến thức,

kĩ năng

Số câu và số điểm

 

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Kiến thức tiếng Việt

(LTVC)

 

 

Số câu

   

1

1

1

   

1

2

2

Số điểm

   

0,5

1

0,5

   

1

1

2

2. Đọc

   

a) Đọc thành tiếng

 

Số câu

     

1

         

1

Số điểm

     

3

         

3

b) Đọc hiểu

 

Số câu

2

 

1

1

1

1

   

4

2

Số điểm

1

 

0,5

1

0,5

1

   

2

2

3. Viết

   

a) Chính tả

 

Số câu

 

1

             

1

Số điểm

 

4

             

4

b) Đoạn, bài

(Tập làm văn)

 

Số câu

             

1

 

1

Số điểm

             

6

 

6

Tổng

Số câu

2 1 2 3 2 1  

2

6

7

Số điểm

1 4 1 5 1 1  

7

3

17

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 4 năm 2018 - 2019

I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: (5đ)

Câu 1. Nguyên nhân sâu xa nhất mà Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa là gì?

A. Thi Sách (chồng bà Trưng Trắc) bị Tô Định bắt và giết hại.
B. Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
C. Hai Bà Trưng căm thù quân xâm lược.
D. Tất các các phương án trên đều đúng.

Câu 2. Thành tựu đặc sắc về phong trào của người dân Âu Lạc là gì?

A. Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. 
B. Xây dựng thành Cổ Loa.
C. Biết rèn sắt.
D. Cả đáp án A và B đều đúng.

Câu 3. Nối cột A với cột B sao cho phù hợp với các cuộc khởi nghĩa chống lại các triều đại Phương Bắc?

A (Tên cuộc khởi nghĩa)

Nối

B (Thời gian)

1. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

1 - ………

a. Năm 938

2. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

2 - ………

b. Năm 905

3. Khởi nghĩa Ngô Quyền

3 - ………

c. Năm 40

4. Khởi nghĩa Lí Bí

4 - ………

d. Năm 722

5. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

5 - ………

e. Năm 542

Câu 4. Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?

A. Văn Lang.
B. Âu Lạc.
C. Việt Nam.
D. Cả đáp án A & B đều đúng.

Câu 5. Điền vào chỗ trống trong câu sau:

Quân giặc bị quân dân ta đánh bại trong trận ………………………lần thứ ………. Là quân ………………. Sau đó ……………….. xưng vương và chọn ………………… làm kinh đô vào năm ……….. .

Câu 6. Đâu không phải điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và Âu Lạc ?

A. Tục lệ.
B. Nơi Đóng đô.
C. Biết chế tạo đồ Đồng.
D. Địa bàn sinh sống.

Câu 7. Sau 1117 năm bị đô hộ, nhân dân ta đã giành được độc lâp hoàn toàn. Theo em sau 1117 năm đó được tính từ năm nào đến năm nào?

A. Từ năm 179 TCN đến năm 938. 
B. Từ năm 179 TCN đến năm 40.
C. Từ năm 179 TCN đến năm 938 TCN.
D. Từ năm 938 đến năm 179 TCN.

Câu 8. Em hãy chọn và điền các từ : khởi nghĩa, độc lập, nhà hán, lần đâu tiên vào chỗ chấm (…) đề hoàn chỉnh nội dung cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng:

Oán hận trước ách đô hộ của………………… Hai Bà Trưng đã phất cờ …………………., được nhân dân khắp nơi hưởng ứng.

Không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa đã thành công.

Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến phương bắc đô hộ, đây là ……………………. Nhân dân đã giành được .......................... .

Câu 9. Nước Văn Lang ra đời cách ngày nay (2018) khoảng bao nhiêu năm?

A. Khoảng 700 năm. 
B. Khoảng 1700 năm.
C. Khoảng 2718 năm.
D. Khoảng 2 700 năm.

Câu 10. Sau khi An Dương Vương thua trận, nước Âu lạc thay đổi như thế nào ?

A. Nhân dân vẫn sống bình an, hạnh phúc.
B. Rơi vào ách đô hộ của các triều đại PKPB.
C. Vẫn là nước độc lập, tự chủ.
D. Bị chia thành quận, huyện do người Hán cai quản.

II. TỰ LUẬN: (5đ)

Câu 1. Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và nêu một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt? (2đ)

Câu 2. Em hãy trình bày diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo? (2đ)

Câu 3. Em có nhận xét gì về cuộc sống của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc? (1đ)

download.com.vn