Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 (Có đáp án) - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 637,1 KB
Lượt tải: 4,125
Nhà phát hành: Sưu tầm


Chia sẻ bởi Taifull.net - Để phục vụ cho công tác giảng dạy và làm bài thi tốt mời thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 tham khảo Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12.

Nội dung chi tiết:

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 gồm 3 đề thi dành cho học sinh lớp 12 đang chuẩn bị kiểm tra học kỳ giúp các em phát triển tư duy, năng khiếu môn Sinh học. Đề thi có kèm đáp án giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập để nắm vững được những kiến thức cơ bản chuẩn bị cho kỳ kiểm tra đạt kết quả tốt hơn.

Tóm tắt kiến thức môn Sinh học lớp 12

Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 theo từng chương trình

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: SINH HỌC – LỚP 12
Thời gian làm bài: 50 phút

Câu 1: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn.

A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5' -- 3'
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn mẫu 3' -- 5'
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn mẫu 5' -- 3'

Câu 2: Gen quy định nhóm máu ở người có 3 alen IA, IB, I0 trong đó IA, IB trội hơn so với I0 sẽ tạo ra được:

A. 4 kiểu hình và 4 kiểu gen.      B. 2 kiểu hình và 3 kiểu gen.
C. 6 kiểu hình và 4 kiểu gen.       D. 4 kiểu hình và 6 kiểu gen

Câu 3: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Men Đen gồm:

1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết
2. Lai các dòng thuần chủng khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3.
3. Tạo các dòng thuần chủng
4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai

Trình tự các bước Men Đen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:

A. 1,2,3,4.        B. 2,3,4,1.        C. 3,2,4,1.          D. 2,1,3,4.

Câu 4: Trong quá trình nhân đôi của ADN NST diễn ra trong pha:

A. M của chu kỳ tế bào.       B. S của chu kỳ tế bào.
C. G1 của chu kỳ tế bào.       D. G2 của chu kỳ tế bào.

Câu 5: Tế bào xô ma lưỡng bôi bình thường bị đột biến dẫn đến sự hình thành các tế bào sau đây: 1. Thể không; 2. Thể một; 3. Thể tứ bội; 4. Thể bốn; 5. Thể ba; 6. Thể lục bội.

Công thức NST của các tế bào trên được viết tương ứng là:

A. 2n, 2n+1, 2n+3, 2n+4, 4n, 6n.       B. 2n, 2n-1, 2n+1, 2n+2, 4n, 6n.
C. 2n-2, 2n-1, 4n, 2n+2, 2n+1, 6n.       D. 2n-2, 2n-1, 2n+1, 2n+2, 2n+4, 2n+6.

Câu 6: Cho P: aaBbDdeeFf x AABbDdeeff thì tỷ lệ kiểu hình ở con lai: A - bbD - eeff là:

A. 1/4.        B. 1/8.        C. 1/16 .          D. 3/32.

Câu 7: Không thuộc thành phần của một operon nhưng đóng vai trò quyết định hoạt động của operon là?

A. Vùng vận hành.         B. Vùng khởi động.        C. Vùng mã hóa.          D. Gen điều hòa.

Câu 8: Trong một gia đình mẹ có kiểu gen XB Xb bố có kiểu gen Xb Y sinh được con gái có kiểu gen XB XB Xb. Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân ở bố và mẹ?

A. Quá trình giảm phân 2, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.
B. Quá trình giảm phân 2, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường
C. Quá trình giảm phân 1, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường.
D. Quá trình giảm phân 1, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.

Câu 9: Trao đổi đoạn giữa 2 NST không tương đồng gây hiện tượng:

A. Đảo đoạn.        B. Lặp đoạn.        C. Chuyển đoạn.        D. Hoán vị gen.

Câu 10: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng một cặp A - T thì số liên kết hidro sẽ:

A. Tăng 1.         B. Tăng 2.         C. Giảm 1.          D. Giảm 2.

Câu 11: Gen A bị đột biến thành gen a. Khi gen A và gen a cùng tự nhân đôi liên tiếp 2 lần thì số nu tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen a nhiều hơn so với gen A là 12 nu. Dạng đột biến xảy ra với gen a là:

A. Mất một cặp nu.          B. Mất 2 cặp nu.
C. Thêm 2 căp nu.          D. Thay thế 1 cặp nu.

Câu 12: Loại đột biến cấu trúc NST không làm thay đổi hàm lượng AND trên NST là:

A. Lặp đoạn, chuyển đoạn.                 B. Mất đoạn, chuyển đoạn.
C. Đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng 1 NST.     D. Chuyển đoạn trên cùng một NST.

Câu 13: Quá trình phiên mã tạo ra:

A. rARN         B. mARN
C. tARN         D. tARN, mARN, rARN.

Câu 14: Một NST có trật tự gen ban đầu là ABCDEF*GHI bị đột biến tạo thành NST có trật tự gen ABCDCDEF*GHI. Dạng đột biến này:

A. Có thể làm tăng hoặc làm giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
B. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
C. Thường gây chết cho cơ thể mang NST đột biến.
D. Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.

Câu 15: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon lác ở E.coli khi môi trường có lactozo thì:

A. Protein ức chế không được tổng hợp.
B. Protein ức chế không gắn vào vùng vận hành.
C. Sản phẩm của gen cấu trúc không được được tạo ra.
D. ARN polimeraza không gắn vào vùng khởi động.

Câu 16: Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến đa bội bởi vì nó có khả năng:

A. Tăng cườn quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ.
B. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho NST không phân ly.
C. Kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển nên các bộ phận này thường có kích thước lớn.
D. Tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào, tăng sức chịu đựng ở sinh vật.

Câu 17: Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong nhân đôi ADN tạo nên:

A. Đột biến G - X → A - T.
B. Sự sai hỏng ngẫu nhiên.
C. 2 phân tử timin trên cùng một mạch ADN gắn nối với nhau.
D. Đột biến A - T → G - X.

Câu 18: Ở cà chua, gen A: Cao, a: Thấp; Gen B: Đỏ, b: Vàng. Các gen di truyền phân ly độc lập. Cho P: AaBb x AaBb. Tỉ lệ kiểu gen Aabb được dự đoán ở F1 là:

A. 3/8.        B. 1/16.        C. 1/4.          D. 1/8.

Câu 19: Theo quan niệm về giao tử thuần khiết của Men Đen, cơ thể lai F1 khi tạo giao tử thì:

A. Mỗi giao tử chỉ chứa 1 nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ.
B. Mỗi giao tử chứa cặp nhân tố di truyền của bố và mẹ, nhưng không có sự pha trộn.
C. Mỗi giao tử đều chứa 1 nhân tố di truyền của bố và mẹ.
D. Mỗi giao tử đều chứa cặp nhân tố di truyền hoặc của bố hoặc của mẹ.

Câu 20: Trong tác động cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào càng nhiều cặp gen thì:

A. Có xu hướng chuyển sang tác động bổ sung.
B. Vai trò của các gen trội sẽ bị giảm xuống.
C. Các dạng trung gian càng dài.
D. Càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp kiểu gen khác nhau.

Câu 21: Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn:

A. Sau phiên mã.       B. Sau dịch mã.       C. Dịch mã.         D. Phiên mã.

Câu 22: Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 48, có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể tam nhiễm đơn khác:

A. 48.         B. 24.         C. 36.        D. 12.

Câu 23: đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là:

A. Triplet.      B. Codon.         C. Aa.        D. Anticodon.

Câu 24: Một gen có 480 A và 3120 liên kết hidro. Gen đó có số lượng nu là bao nhiêu:

A. 3000.           B. 2400.          C. 2040.          D. 1800.

Câu 25: Tất cả các loài sinh vật đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ 1 vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

A. Mã di truyền có tính đặc hiệu.        B. Mã di truyền có tính phổ biến.
C. Mã di truyền luôn là mã bộ 3.       D. Mã di truyền có tính thoái hóa.

Câu 26: Xét một gen gồm 2 alen trội lặn hoàn toàn. Số loại phép lai khác nhau về kiều gen mà cho thế hệ sau đồng tính là:

A. 4.        B. 3.       C. 2.         D. 6.

Câu 27: Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc NST gồm đủ 2 thành phần ADN và Protein histon là

A. Nucleotit.        B. Sợi cơ bản.         C. Polixom.          D. Nucleoxom.

Câu 28: Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử AND có số nu các loại như sau: A = 60, G = 120, X = 80,T = 30. Sau một lần nhân đôi đòi hỏi môi trường cung cấp số nu mỗi loại là bao nhiêu?

A. A = T = 90, G = X = 200.       B. A = T = 180, G = X = 110.
C. A = T = 150, G = X = 140.      D. A = T = 200, G = X = 90.

Câu 29: Quy luật di truyền phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng:

A. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.
B. Các gen phân ly và tổ hợp trong giảm phân.
C. Sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào.
D. Biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối.

Câu 30: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen b bị đột biến thành gen B và gen C bị đột biến thành gen c. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?

A. AaBbCc, aabbcc, aaBbCc.       B. AabbCc, aaBbCc, AaBbcc.
C. aaBbCC, AabbCc, AaBbCc.      D. aaBbCc, AabbCC, AaBBcc.

Câu 31: Trong quá trình phiên mã, ARN – polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?

A. Vùng khởi động.       B. Vùng kết thúc        C. Vùng vận hành.         D. Vùng mã hóa

Câu 32: Cá thể có kiểu gen AaBbDD khi giảm phân sinh ra bao nhiêu loại giao tử:

A. 2.         B. 8.         C. 3.          D. 4.

Câu 33: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến dị:

A. Một tính trạng.
B. Ở một trong số tính trạng mà nó chi phối.
C. Ở một loạt tính trạng do nó chi phối.
D. Ở toàn bộ kiểu hình.

Câu 34: Tác động bổ sung là trường hợp...(M: Một cặp gen, H: 2 hay nhiều) cặp gen.......(E: alen, K: Không alen) thuộc ..........(G: Những locus giống nhau, L: Những locus khác nhau) cùng tác động làm xuất hiện một tính trạng mới .........(I: Giống với, V: Khác với) khi mỗi gen đó tác động riêng rẽ:

A. M,E,G,I         B. H, E, L, V.         C. H, K, L, V.         D. H, E, G,I.

Câu 35: Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền phân ly độc lập là...(P: Sự phân ly của cặp nhiễm sắc thể tương đồng, L: Tiếp hợp và trao đổi chéo trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng, N: Sự phân ly ngẫu nhiên của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng) trong giảm phân để tạo ra các giao tử...(G: Giống nhau, K: Khác nhau) Sau đó các giao tử kết hợp tự do trong quá trình ...(F: Nguyên phân, M: Giảm phân, T: Thụ tinh):

A. N, K, T.         B. P, K, T.        C. P, G, F.          D. N, K, M.

Câu 36: Trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có 2 bộ nhiễm sắc thể của loài khác nhau là:

A. Thể dị đa bội.       B. Thể lệch bội.        C. Đa bội thể chẵn.         D. Đa bội thể lẻ

Câu 37: Với 4 loại nu A, T, G, X có tất cả bao nhiêu bộ mã có chứa nu loại A?

A. 37.          B. 38.       C. 39.        D. 42.

Câu 38: Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY. Nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử của bố, cặp NST XY không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường thì có thể tạo thành các loại hợp tử bị đột biến ở đời sau là:

A. XAXAY, XaXaY, XAO,YO.         B. XAXAY, XAXaY, XAO, XaO.
C. XAXaY, XaXaY, XAO, XaO.        D. XAXAY, XaXaY, XaO, YO.

Câu 39: Khi cá thể mang gen BbDdEEff giảm phân bình thường, sinh ra các kiểu giao tử là:

A. BbDd, Eeff, Bbff, DdEE.        B. BDEf, bdEf, BdEf, bDEf.
C. BbEE, Ddff, BbDd, Eeff.        D. B, b, D, d, E, e, F, f.

Câu 40: Ở ruồi giấm, đột biến gen quy định mắt đỏ thành gen quy định mắt trắng làm cho gen đột biến ngắn hơn gen bình thường 10,2 A0 kém 8 liên kết hidro. Đó là đột biến:

A. Mất 3 cặp G - X.               B. Mất 2 cặp G - X, 1 cặp A - T.
C. Mất 2 cặp A - T, 1 cặp G - X.      D. Mất 3 cặp A - T.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

download.com.vn