Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 10 môn Hóa học năm học 2018 - 2019 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Hóa lớp 10
Nội dung chi tiết:
Kỳ thi học kỳ 2 sắp đến, Download.com.vn đã tổng hợp gửi đến các bạn Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2018 - 2019 bao gồm 3 đề thi cùng gợi ý đáp án chi tiết nhất cho từng đề.
Hi vọng rằng với Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học các em học sinh lớp 10 sẽ luyện tập và ôn lại những phần còn chưa nắm chắc để chuẩn bị cho kỳ thi giữa học kỳ sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Hóa lớp 10 - Đề 1
SỞ GD&ĐT ……. TRƯỜNG THPT……. ________________ | KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ 2. NĂM HỌC 2018 - 2019. Môn: Hóa học - Lớp 10. Thời gian làm bài 50 phút. Số câu trắc nghiệm 40. (Không kể thời gian phát đề). |
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80, I = 127, Ba = 137.
Câu 1: Hãy chỉ ra nhận xét sai, khi nói về khả năng phản ứng của oxi:
A. O2 phản ứng trực tiếp với hầu hết kim loại.
B. O2 tham gia vào quá trình xảy ra sự cháy, sự gỉ, sự hô hấp.
C. O2 phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim.
D. Những phản ứng mà O2 tham gia đều là phản ứng oxi hoá – khử.
Câu 2: O2 bị lẫn một ít tạp chất Cl2. Chất tốt nhất để loại bỏ Cl2 là
A. KOH
B.H2O.
C. SO2.
D. H2.
Câu 3: Lưu huỳnh có các mức oxi hóa là
A.-2, 0, +4, +6
B.+1; +3; +5; +7
C.-1; 0; +1; +3; +5; +7
D.-2; 0; +6; +7
Câu 4: Tầng ozon có khả năng ngăn tia cực tím từ vũ trụ thâm nhập vào trái đất vì
A. Tầng ozon đã hấp thụ tia cực tím cho cân bằng chuyển hóa ozon và oxi.
B. Tầng ozon chứa khí CFC có tác dụng hấp thụ tia cực tím.
C. Tầng ozon rất dày, ngăn không cho tia cực tím đi qua
D. Tầng ozon có khả năng phản xạ ánh sáng tím.
Câu 5: Trong dãy axit: HF, HI, HCl, HBr, axit mạnh nhất là:
A. HCl
B. HI
C. HBr
D. HF
Câu 6: Ag để trong không khí bị biến thành màu đen do không khí bị nhiễm bẩn chất nào dưới đây?
A. ozon hoặc hiđrosunfua
B. HCl hoặc Cl2.
C. H2hoặc hơi nước
D. SO2 và SO3.
Câu 7: Nồng độ C% của dd HCl được tạo nên sau khi cho 143ml dung dịch CuCl2 20% (d = 1,18 g/ml) tác dụng với 50g dung dịch H2S 20,4%.
A. 8,33%
B.18,25%
C. 9,37%
D. 4,17%
Câu 8: Trong pứ sau: Cl2 + H2O D HCl + HClO. Phát biểu nào sau đúng ?
A. Clo chỉ đóng vai trò chất oxi hóa
B. Nước đóng vai trò chất khử
C. Clo vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử
D. Clo chỉ đóng vai trò chất khử
Câu 9: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách
A.nhiệt phân KClO3có xúc tác MnO2.
B. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
C. nhiệt phân Cu(NO3)2
D. điện phân nước
Câu 10: Cho 0,05 mol halogen X2 tác dụng với đồng, thu được 11,2 gam CuX2. Nguyên tố halogen đó là:
A. Iot
B. Brom
C. Clo
D. Flo
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 42 gam FeS2 thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V:
A. 8,96
B. 7,84
C. 15,68
D. 4,48
Câu 12: Để hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Zn và ZnO cần dùng 100,8ml dung dịch HCl 36% (d=1,19 g/ml) thì thu được 8,96 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng ZnO trong hỗn hợp đầu là:
A. 37,4%
B. 39,4%
C. 61,1%
D. 86,52%
Câu 13: Bao nhiêu gam Clo đủ tác dụng với kim loại nhôm tạo thành 26,7 gam AlCl3 ?
A. 23,1 g
B. 21,3 gam
C. 12,3 gam
D. 13,2 gam
Câu 14: Hòa tan 2,24 lít khí HCl (đktc) vào 46,35g nước thu được dd HCl có nồng độ là:
A. 7,3%
B. 5%
C. 73%
D. 7%
..............
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Hóa lớp 10 - Đề 2
Câu 1: Phát biểu không đúng khi nói về khả năng phản ứng của lưu huỳnh là
A. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hóa.
B. Hg phản ứng với S ngay ở nhiệt độ thường.
C. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa
D. S vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
Câu 2: Dãy đơn chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là
A. Cl2, O3, S.
B. Br2, O2, Ca.
C. Na, F2, S.
D. S, Br2, Cl2.
Câu 3: Để phân biệt khí O2 và O3 có thể dùng hóa chất
A. khí H2.
B. dung dịch KI và hồ tinh bột.
C. kim loại đồng.
D. hồ tinh bột.
Câu 4: Đồng có hai đồng vị là 63Cu (chiếm 73%) và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là
A. 64,64.
B. 63,45.
C. 64,46.
D. 63,54.
Câu 5: Cho phản ứng
MnO2 + 4HCl => MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Vai trò của HCl trong phản ứng này là
A. chất tạo môi trường.
B. chất khử.
C. chất oxi hóa.
D. chất khử và chất tạo môi trường.
Câu 6: Khối lượng SO2 tạo thành khi cho 128 gam S phản ứng hoàn toàn với 100 gam O2 là
A. 228 gam.
B. 200 gam.
C. 100 gam.
D. 256 gam.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 8,98 gam.
B. 9,52 gam.
C. 10,27 gam.
D. 7,25 gam.
Câu 8: Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp p là 11. Nguyên tố X là
A. nguyên tố p.
B. D. nguyên tố s.
C. nguyên tố
D. nguyên tố f.
Câu 9: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản bằng 180. Trong đó số hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt. Nguyên tố X là
A. flo.
B. brom.
C. clo.
D. iot.
Câu 10: Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng
A. không oxi hóa – khử.
B. oxi hóa – khử.
C. oxi hóa – khử hoặc không.
D. thuận nghịch.
Câu 11: Thêm 3,0 gam MnO2 vào 197,0 g hỗn hợp muối KCl và KClO3. Trộn kỹ và đun nóng hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 152 gam. Thành phần % khối lượng của KClO3 trong hỗn hợp là
A. 61,28%.
B. 68,12%.
C. 62,18%.
D. 68,21%.
Câu 12: Theo thứ tự F2, Cl2, Br2, I2 thì
A. tính oxi hóa giảm, tính khử tăng.
B. tính oxi hóa tăng, tính khử giảm.
C. tính oxi hóa giảm, tính khử giảm.
D. tính oxi hóa tăng, tính khử tăng.
...........
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết