Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2018 - 2019 - Đề kiểm tra giữa học kì II lớp 12 môn Địa

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 137 KB
Lượt tải: 321
Nhà phát hành: Sưu tầm


[Share] Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2018 - 2019 sẽ giúp các em làm quen với hình thức ra đề cũng như các dạng bài tập trong đề kiểm tra nhằm chuẩn bị tốt cho kì kiểm tra sắp diễn ra các em nhé!

Nội dung chi tiết:

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2018 - 2019 là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô giáo và các em học sinh lớp 12.

Tài liệu này sẽ giúp các em hệ thống lại kiến thức môn Địa lý và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa học kì 2. Vận dụng kiến thức các em đã được học để thử sức mình với đề kiểm tra nhé! Nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Đề kiểm tra giữa học kì II lớp 12 môn Địa - Đề 1

TRƯỜNG THPT……….

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 201.. - 201..

MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 41: Vùng nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta hiện nay?

A. Đông Nam Bộ

B. Đồng bằng Sông Cửu Long

C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Đồng bằng Sông Hồng

Câu 42: Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam.

A. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.

B. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.

C. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.

D. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.

Câu 43: Đặc điểm địa hình có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta là

A. đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

B. đồi núi chiếm phần lớn diện tích, trong đó có nhiều vùng núi độ cao đạt trên 2000m.

C. các dãy núi chạy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

D. đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích và phân bố chủ yếu ở ven biển.

Câu 44: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 – 2007, nhận xét nào sau đây đúng?

A. giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng, khu vực dịch vụ khá cao nhưng chưa ổn định.

B. tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ.

C. tăng tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

D. giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, tăng tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản.

Câu 45: Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là

A. vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan

B. vịnh Hạ Long và vịnh Thái Lan

C. vịnh Thái Lan và vịnh Cam Ranh

D. vịnh Cam Ranh và vịnh Bắc Bộ

Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trong miền khí hậu phía Nam không có vùng khí hậu nào?

A. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.

B. Vùng khí hậu Tây Nguyên.

C. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.

D. Vùng khí hậu Nam Bộ.

Câu 47: Miền Tây Trung Quốc dân cư thưa thớt chủ yếu do

A. nhiều hoang mạc, bồn địa.

B. sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.

C. điều kiện tự nhiên không thuận lợi.

D. ít tài nguyên khoáng sản và đất trồng.

Câu 48: Đặc trưng nổi bật của thời tiết miền Bắc nước ta vào đầu mùa đông là

A. nóng và khô.

B. lạnh, trời âm u nhiều mây.

C. lạnh và ẩm.

D. lạnh, khô và trời quang mây.

Câu 49: Mặt hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là

A. số lượng quá đông đảo.

B. tỉ lệ người lớn biết chữ không cao.

C. thể lực và trình độ chuyên môn còn hạn chế

D. tập trung chủ yếu ở nông thôn với trình độ còn hạn chế.

Câu 50: Trung Quốc là quốc gia láng giềng nằm ở phía nào của nước ta?

A. Phía đông

B. Phía tây

C. Phía bắc

D. Phía nam

Câu 51: Đặc điểm không đúng với các nước Đông Nam Á là

A. Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ.

B. Lao động có chuyên môn kĩ thuật chiếm tỉ lệ lớn 

C. Có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa.

D. Dân cư tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ.

Câu 52: Nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dân (chủ yếu có mật độ dưới 1 người/km2) nhưng lại có 1 dải có mật độ đông hơn với mật độ (1-50 người/km2) là do

A. gắn với tuyến đường sắt đông – tây mới được xây dựng.

B. gắn với lịch sử “con đường tơ lụa”.

C. đó là phần thuộc lưu vực sông Hoàng Hà.

D. chính sách phân bố dân cư của Trung Quốc.

..............

Đề kiểm tra giữa học kì II lớp 12 môn Địa - Đề 2

TRƯỜNG THPT……….

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 201.. - 201..

MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Hậu quả của gia tăng dân số nhanh ở nước ta là

A. Gây sức ép cho kinh tế xã hội và môi trường.

B. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

C. Cung cấp nguồn lao động dồi dào.

D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 2: Thực trạng nào sau đây không đúng với sự phân bố dân cư nước ta?

A. Tập trung đông ở đồng bằng, thưa thớt ở trung du, miền núi.

B. Tập trung đông ở nông thôn, ít ở thành thị.

C. Dân cư nông thôn ít, thành thị nhiều.

D. Dân cư nông thôn nhiều và thành thị ít.

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết vùng nào có mật độ dân số cao nhất nước ta?

A. Tây Nguyên

B. Duyên hải Nam Trung Bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Đồng bằng sông Hồng

Câu 4: Đặc điểm nào không đúng khi nói về lao động nước ta?

A. Cần cù, sáng tạo, nhiều kinh nghiệm

B. Công nhân kĩ thuật lành nghề ngày càng nhiều

C. Năng suất lao động cao so với các nước trong khu vực

D. Lao động dồi dào, mỗi năm bổ sung hơn 1 triệu lao động

Câu 5: cho bảng sau:

CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2009

(đơn vị: %)

Năm 1990 2000 2005 2009
Cây công nghiệm hàng năm 45,2 34,9 34,5 28,0
Cây công nghiệp lâu năm 54,8 65,1 65,5 72,0

Nguồn Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB thống kê 2012

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng trên?

A. Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm giảm, tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm tăng.

B. Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm đều giảm.

C. Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm tăng, tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm giảm.

D. Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm đều tăng.

Câu 6: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN NƯỚC TA

Đơn vị : %

Năm Thành thị Nông thôn
1990 19,5 80,5
1995 20,8 79,2
2000 24,2 75,8
2005 26,9 73,1

Nguồn: Số liệu SGK Địa lý 12, NXB Giáo Dục Việt Nam năm 2015

Biểu đồ thích hợp để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số theo thành thị, nông thôn là:

A. Biểu đồ miền

B. Biểu đồ cột

C. Biểu đồ tròn

D. Biểu đồ đường.

Câu 7: Vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất nước ta là

A. Trung du miền núi Bắc Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 8: Năm 2006, dân số Việt Nam có vị trí như thế nào?

A. Thứ 3 Đông Nam Á, thứ 14 trên Thế Giới

B. Thứ 3 Đông Nam Á, thứ 13 trên Thế Giới

C. Thứ 2 Đông Nam Á, thứ 14 trên Thế Giới

D. Thứ 2 Đông Nam Á, thứ 13 trên Thế Giới

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng có giá trị sản xuất công nghiệp là

A. Từ 9 - 40 nghìn tỉ đồng

B. Dưới 9 nghìn tỉ đồng

C. Trên 120 nghì tỉ đồng

D. Từ trên 40 -120 nghìn tỉ đồng

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long có số dân từ 500 001 – 1 000 000 người là

A. Cà Mau

B. Cần Thơ

C. Long Xuyên

D. Mỹ Tho

Câu 11: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên trong phát triển giao thông đường bộ ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Địa hình thấp, có nhiều vùng trũng rộng lớn.

D. Có nhiều thiên tai.

............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

download.com.vn