Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2018 - 2019 - Đề kiểm tra giữa học kì II lớp 12 môn Sinh học

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 79,1 KB
Lượt tải: 261
Nhà phát hành: Sưu tầm


Cập nhật bởi Taifull.net - Mời các bạn và quý thầy cô hãy tham khảo Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2018 - 2019. Tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh lớp 12 củng cố kiến thức của mình và thầy cô có thêm kinh nghiệm trong việc ra đề thi.

Nội dung chi tiết:

Mời các bạn và quý thầy cô hãy tham khảo Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2018 - 2019. Đề thi có đáp án chi tiết kèm theo sẽ giúp các bạn học sinh lớp 12 củng cố kiến thức của mình nhằm chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa học kì 2 sắp tới và thầy cô có thêm kinh nghiệm trong việc ra đề thi. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Đề kiểm tra giữa học kì II lớp 12 môn Sinh học - Đề 1

Câu 1: Nơi ở của các loài là:

A. địa điểm thích nghi của chúng.

B. địa điểm cư trú của chúng.

C. địa điểm sinh sản của chúng.

D. địa điểm dinh dưỡng của chúng

Câu 2: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

- Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

- Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác

- Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.

- Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

Đáp án đúng là:

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Câu 3: Khoảng hời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là:

A. tuổi sinh thái

B. tuổi trung bình

C. tuổi quần thể

D. tuổi sinh lý

Câu 4: Cá thể trong QT phân bố đồng đều khi:

A. Tập trung ở những nơi có điều kiện sống tốt.

B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều.

C. Điều kiện sống phân bố đồng đều.

D. Điều kiện sống nghèo nàn.

Câu 5: Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì

A. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm.

B. Số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

C. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn.

D. Sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

Câu 6: Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau?

A. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí giống nhau.

B. Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh.

C. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau.

D. Hai cá thể đó không thể giao phối với nhau.

Câu 7: Càng lên phía Bắc, kích thước các phần thò ra ngoài cơ thể của động vật càng thu nhỏ lại (tai, chi, đuôi, mỏ…). Ví dụ: tai thỏ Châu Âu và Liên Xô cũ, ngắn hơn tai thỏ Châu Phi. Hiện tượng trên phản ánh ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào lên cơ thể sống của sinh vật?

A. Ánh sáng.

B. Thức ăn.

C. Kẻ thù.

D. Nhiệt độ

Câu 8: Quá trình giao phối không có vai trò nào sau đây:

Phát tán các đột biến.

Làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp.

Làm cho vốn gen của quần thể trạng thái cân bằng.

IV. Trung hòa các đột biến có hại.

A. I, II.

B. III,IV.

C. II, III.

D. III.

Câu 9: Nội dung nào sau đây, không là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec.

A. Không chịu áp lực của chọn lọc.

B. Số lượng cá thể lớn, giao phối tự do.

C. Các loại giao tử, hợp tử đều có sự sống như nhau.

D. Có sự di nhập gen.

Câu 10: Theo Đac Uyn biến dị cá thể là loại biến dị:

A. Xuất hiện cá thể, ngẫu nhiên, vô hướng.

B. Xuất hiện cá thể, định hướng, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.

C. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, ít có ý nghĩa.

D. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.

Câu 11: Loài người hình thành vào kỉ

A. Jura

B. Tam điệp

C. Đệ tam

D. Đệ tứ

Câu 12: Tần số đột biến của một gen nào đó là 10-6 nghĩa là:

A. Cứ 10tế bào sinh dục trong cơ thể, có 1 gen bị đột biến.

B. Trong toàn bộ cơ thể có chứa 10gen bị đột biến.

C. Cứ 10tế bào sinh dưỡng trong cơ thể, có 1 gen bị đột biến.

D. Có giao tử sinh ra mang đột biến

.....................

Đề kiểm tra giữa học kì II lớp 12 môn Sinh học - Đề 2

Câu 1: Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể

A. Đột biến điểm

B. Đột biến tự đa bội

C. Đột biến dị đa bội

D. Đột biến lệch bội

Câu 2: Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi tùy thuộc vào

A. Tổ hợp gen và môi trường

B. Tổ hợp gen và loại đột biến

C. Môi trường và loại đột biến

D. Loại đột biến

Câu 3: Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành

A. Loài mới

B. Cá thể mới

C. Họ mới

D. Bộ mới

Câu 4: Cho các nhân tố sau:

(1) Biến động di truyền

(2) Đột biến

(3) Giao phối không ngẫu nhiên

(4) Giao phối ngẫu nhiên

Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:

A. 1, 2

B. 1, 4

C. 1, 3

D. 2, 4

Câu 5: Theo Đac uyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là:

A. quần xã

B. mọi cấp độ

C. quần thể

D. cá thể

Câu 6: Chu kì bán rã của 14 C và 238 U là:

A. 5.730 năm và 4,5 tỉ năm

B. 5.730 năm và 4,5 triệu năm

C. 570 năm và 4,5 triệu năm

D. 570 năm và 4,5 tỉ năm

Câu 7: Trong các bằng chứng tiến hóa:

(I). bằng chứng phôi sinh học so sánh

(II). Bằng chứng giải phẫu học so sánh

(III). Bằng chứng hóa thạch

(IV). Bằng chứng tế bào học

(V). bằng chứng sinh học phân tử

Bằng chứng nào không xếp chung nhóm với các bằng chứng còn lại?

A. (I)

B. (III)

C. (V)

D. (IV) và (V)

Câu 8: Vai trò của biến động di truyền trong tiến hoá nhỏ là :

A. làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đôt ngột.

B. thúc đẩy sự cách li di truyền.

C. tạo ra loài mới một cách nhanh chóng.

D. làm cho tần số tương đối của các alen thay đổi theo hướng xác định.

Câu 9: Cho các nhân tố sau:

(1) Giao phối không ngẫu nhiên

(2) Chọn lọc tự nhiên

(3) Đột biến gen

(4) Giao phối ngẫu nhiên

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, những nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là:

A. 1 và 4

B. 2 và 4

C. 3 và 4

D. 2 và 3

Câu 10: Theo Đacuyn, nhân tố chính dẫn đến tạo ra các loài sinh vật mới trong tự nhiên là:

A. Chọn lọc nhân tạo

B. Chọn lọc tự nhiên

C. Biến dị cá thể

D. Sự thay đổi các điều kiện sống

Câu 11: Loài người hình thành vào kỉ

A. đệ tứ

B. đệ tam

C. jura

D. tam điệp

Câu 12: Đặc điểm chung của đại Thái cổ và đại Cổ sinh là:

A. Sự sống còn tập trung dưới nước.

B. Hình thành sinh quyển.

C. Có giun và thân mền trong giới động vật.

D. Có quá trình phân bố lại địa dương.

Câu 13: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi đồng thời tần số tương đối các alen thuộc một gen của cả hai quần thể là:

A. đột biến

B. biến động di truyền

C. di nhập gen

D. chọn lọc tự nhiên

Câu 14: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải một loại alen khỏi quần thể qua một thế hệ là:

A. Chọn lọc chống lại alen lặn

B. Chọn lọc chống lại thể dị hợp

C. Chọn lọc chống lại thể đồng hợp

D. Chọn lọc chống lại alen trội

Câu 15: Cho các nội dung:

1. Yếu tố ngẫu nhiên chỉ là nhân tố tiến hóa khi kích thước quần thể có kích thước nhỏ.

2. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành loài.

3. Yếu tố ngẫu nhiên làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.

4. Yếu tố ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số các alen quy định tính trạng có lợi

5. Quần thể có kích thước càng lớn, thì ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên càng mạnh mẽ.

Có bao nhiêu nội dung nói đúng về yếu tố ngẫu nhiên?

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Câu 16: bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN?

A. ARN có khả năng tự nhân đôi mà không cần enzyme (protein)

B. ADN có thành phần nucleotit với đường C5H10O5

C. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử gồm nhiều đơn phân

D. ARN có khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN

Câu 17: Trôi dạt lục địa là hiện tượng

A. tách ra của các lục địa dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về khí hậu và sinh vật.

B. di chuyển của các lục địa, lúc tách ra lúc thì liên kết lại.

C. liên kết của các lục địa tạo thành siêu lục địa Pangaea.

D. di chuyển của các phiến kiến tạo do sự chuyển động của các lớp dung nham nóng chảy.

Câu 18: Theo quan niệm hiện đại, thực chất của tiến hoá nhỏ:

A. Là quá trình hình thành các đơn vị tiến hoá trên loài.

B. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể.

C. Là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể).

D. Là quá trình hình thành loài mới.

..........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

download.com.vn