Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9 - Đề kiểm tra giữa học kì II môn Vật lý lớp 9 có đáp án

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 79,6 KB
Lượt tải: 658
Nhà phát hành: Sưu tầm


Tuần này có gì - Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9 là tài liệu vô cùng bổ ích giúp các bạn rèn luyện khả năng giải đề, làm quen với dạng đề, biết cách phân bổ thời gian hợp lý. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Giới thiệu

Bạn đã ôn tập kỹ lưỡng cho kì thi giữa học kỳ 2 chưa? Với mong muốn giúp các bạn học sinh đạt kết quả tốt trong kỳ thi này, Download.com.vn xin giới thiệu với các bạn: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9. Bộ đề thi giúp các bạn rèn luyện khả năng giải đề, làm quen với dạng đề, biết cách phân bổ thời gian hợp lý. Chúc các bạn ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi tới! 

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 9 MÔN VẬT LÝ

A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau (4đ)

 Câu 1:Máy biến thế dùng để:

A. Tăng, giảm hiệu điện thế một chiều.         B. Tăng, giảm hiệu điện thế xoay chiều.

C. Tạo ra dòng điện một chiều.               D. Tạo ra dòng điện xoay chiều.

Câu 2: Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.     

B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới.

C. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới.        

D. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.

Câu 3: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh là

A. Ảnh thật, ngược chiều với vật.        B. Ảnh thật luôn lớn hơn vật.

C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật.          D. Ảnh và vật luôn có độ cao bằng nhau.

Câu 4: Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là:

A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.     B. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.      D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Câu 5: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện hạt nhân là:

A. Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Điện năng.

B. Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Nhiệt năng – Điện năng.

C. Năng lượng hạt nhân – Thế năng – Điện năng.

D. Năng lượng hạt nhân – Nhiệt năng - Cơ năng – Điện năng.

Câu 6: Khi trộn ba ánh sáng đỏ, lục, lam với nhau một cách thích hợp ta được ánh sáng màu:

A. Trắng.      B. Đỏ.        C. Lục.        D. Lam.

Câu 7: Ở nhà máy nhiệt điện

A. Cơ năng biến thành điện năng.

B. Nhiệt năng biến thành điện năng.

C. Quang năng biến thành điện năng.

D. Hóa năng biến thành điện năng.

Câu 8: Những phương án có thể làm giảm hao phí trên đường dây tải điện là

A. Giảm điện trở dây dẫn, tăng hiệu điện thế truyền tải.

B. Giảm điện trở dây dẫn,giảm hiệu điện thế truyền tải.

C. Tăng điện trở dây dẫn, giảm hiệu điện thế truyền tải.

D. Tăng điện trở dây dẫn, tăng hiệu điện thế truyền tải.

Câu 9: Khi nói về máy biến thế phát biểu nào không đúng: Máy biến thế hoạt động

A. Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.          B. Với dòng điện xoay chiều.

C. Luôn có hao phí điện năng.                  D. Biến đổi điện năng thành cơ năng.

Câu 10: Khi nói về máy biến thế phát biểu nào không đúng: Máy biến thế hoạt động

A. Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.            B. Với dòng điện xoay chiều.

C. Luôn có hao phí điện năng.                     D. Biến đổi điện năng thành cơ năng.

Câu 12: Khi nói về thấu kính phân kì, câu phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.

B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính.

C. Tia tới đến quang tâm của thấu kính, tia ló tiếp tục truyền thẳng theo hướng của tia tới.

D. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm của thấu kính.

Câu 13: Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là

A. Ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.        B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.

C. Ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.        D. Ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.

Câu 14: Các nguồn phát ánh sáng trắng là:

A. Mặt trời, đèn pha ôtô.   B. Nguồn phát tia laze.     C. Đèn LED.       D. Đèn ống dùng trong trang trí.

Câu 15: Chọn câu phát biểu đúng

A. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu của tấm lọc.

B. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu trắng hơn.

C. Chiếu ánh sáng trắng qua bất cứ tấm lọc màu nào ta cũng được ánh sáng có màu đỏ.

D. Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu trắng.

Câu 16: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường

A. Bị hắt trở lại môi trường cũ.

B. Tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

C. Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.

D. Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

Câu 17: Ở nhà máy thủy điện

A. Cơ năng biến thành điện năng.       B. Thế năngcủa nước biến thành điện năng.

C. Quang năng biến thành điện năng.         D. Hóa năng biến thành điện năng.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của lăng kính khi chiếu chùm sáng trắng vào nó?

A. Lăng kính đã nhuộm các màu sắc khác nhau cho ánh sáng trắng.

B. Lăng kính có tác dụng tách các chùm sáng màu có sẵn trong chùm sáng trắng.

C. Lăng kính có tác dụng hấp thụ các ánh sáng màu.

D. Lăng kính đã đổi màu của ánh sáng trắng.

Câu 19: Khi phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính ta nhận được dải màu gồm 7 màu chính gồm

A. Đỏ, hồng, da cam, vàng, lục, lam, tím.         B. Đỏ, hồng, da cam, vàng, lục, nâu, tím.

C. Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, nâu, tím.          D. Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Câu 20: Nội dung nào sau đây thể hiện đầy đủ định luật bảo toàn năng lượng?

A. Năng lượng không tự sinh ra mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

B. Năng lượng không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

C. Muốn thu được một dạng năng lượng này thì phải tiêu hao một dạng năng lượng khác.

D. Muốn thu được một dạng năng lượng này thì phải tiêu hao một hay nhiều dạng năng lượng khác.

 B. PHẦN TỰ LUẬN (6đ)

 Câu 1(2đ). Một máy phát điện xoay chiều cho HĐT ở hai cực của máy là 2.000V. Muốn tải điện năng đi xa, người ta phải dung 1 máy biến áp lí tưởng để tăng điện thế lên 20.000V. Biết rằng số vòng cuộn sơ cấp của máy là 4.000 vòng. Hãy tính

a. Số vòng của cuộn dây thứ cấp.

b. Khi vận hành, máy biến áp cung cấp công suất có giá trị là 70KW. Tính công suất hao phí trên đường dây tải điện với tổng trở trên dây là 20 Ohm.

c. Công suất nơi tiêu thụ và hiệu suất truyền tải.

d. Độ giảm điện áp và điện áp nơi tiêu thụ

 Câu 2(3đ). Một vật sáng AB dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của TKHT có tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính. Biết rằng vật sáng có chiều cao h = 1cm và cách thấu kính một khoảng d = 36cm.

a. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB, nêu nhận xét về tính chất của ảnh.

b. Vận dụng kiến thức hình học, hãy tính khoảng cách từ ảnh tới thấu kính và độ lớn của ảnh.

 Câu 3(1đ). Dùng kính lúp có tiêu cự f = 10 cm để quan sát một vật nhỏ cao 1mm. Muốn ảnh cao10mm thì phải đặt vật cách kính bao nhiêu cm. Lúc đó ảnh cách kính bao nhiêu cm.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

download.com.vn