Bộ đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018 - 2019 - Đề kiểm tra giữa học kì I lớp 7 môn Ngữ văn

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 17,4 KB
Lượt tải: 1,202
Nhà phát hành: Sưu tầm


Giới thiệu bạn đọc về Bộ đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018 - 2019: Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo bài Bộ đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018 - 2019 làm tài liệu hỗ trợ giảng dạy và ôn luyện kiến thức, ngoài ra học sinh còn được làm quen nhiều dạng đề kiểm tra Ngữ văn lớp 7 khác nhau.

Nội dung chi tiết:

Bộ đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018 - 2019 là đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 7 dành cho các bạn học sinh và thầy cô tham khảo làm tài liệu nghiên cứu. 

Mỗi đề thi có kèm theo đáp án gợi ý trả lời giúp các bạn củng cố kiến thức dễ dàng. Mời bạn đọc cùng tham khảo, để nắm bắt nội dung chi tiết đề thi tại đây. Chúc các bạn ôn tập và đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

Đề kiểm tra giữa học kì I lớp 7 môn Ngữ văn

SỞ GD&ĐT………….
TRƯỜNG ……….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I.
Năm học 2018 - 2019
Lớp 7 Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 90 phút

A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (mỗi câu đúng được 0,5 điểm):

Câu 1: Thể loại, vấn đề mà văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” đưa ra là:

a. Văn bản nhật dụng viết về quyền trẻ em.

b. Văn bản nhật dụng viết về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.

c. Văn bản nhật dụng viết về vai trò của người mẹ trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

d. Là truyện ngắn viết về cuộc chia tay của những con búp bê.

Câu 2: Tại sao bài thơ “Nam quốc sơn hà” (Lí Thường Kiệt) lại được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?

a. Vì tác phẩm khẳng định được biên giới lãnh thổ và cảnh cáo kẻ thù.

b. Vì tác phẩm khẳng định được biên giới lãnh thổ và chủ quyền bất khả xâm phạm.

c. Nêu vai trò của vua Nam và cảnh cáo kẻ thù.

d. Tuyên bố lãnh thổ của nước Nam được qui định trong sách trời.

Câu 3: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau đây:

a. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.

b. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất của nhân dân.

c. Hình thức ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể thơ lục bát.

d. Thường nhắc lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.

Câu 4: Tính đa nghĩa của bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương) được thể hiện ở ý nào sau đây?

a. Bài thơ miêu tả sinh động hình ảnh chiếc bánh trôi nước.

b. Bài thơ thể hiện sâu sắc vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu, son sắt, thủy chung của người phụ nữ.

c. Bài thơ mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp hình thức, phẩm chất cao quý và số phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

d. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hình thức của chiếc bánh trôi nước và vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ.

Câu 5: Bài thơ “Phò giá về kinh” (Trần Quang Khải) được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào?

a. Khi vua Trần Nhân Tông đánh quân Mông –Nguyên

b. Trước khi đi đón Thượng hoàng và nhà vua về Thăng Long

c. Trước chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử

d. Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô Thăng Long

Câu 6: Văn bản nào sau đây được viết bằng hình thức của một bức thư?

a. Cổng trường mở ra

b. Mẹ tôi

c. Cuộc chia tay của những con búp bê

d. Buổi học cuối cùng

B/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm):

Câu 1 (2.5 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan). Cho biết thể loại và nội dung của bài thơ?

Câu 2 (1.5 điểm): Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và bài “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến)

Câu 3 (3 điểm): Cuối văn bản “Cổng trường mở ra”,người mẹ nói: “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra…”.Em hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu cho biết thế giới kì diệu đó là gì?

.............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

download.com.vn