Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 năm 2017-2018 tất cả các môn (Có ma trận + Đáp án) - Tuyển tập đề thi học kì 1 lớp 6 các môn Toán-Văn-Anh-Lý-Sinh-Sử-Địa-GDCD
Nhằm đánh giá lại năng lực học tập của các em học sinh trước khi bước vào kỳ thi học kì lớp 6. Mời các em học sinh và quý thầy cô giáo cùng tham khảo Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 năm 2017-2018. Bộ tài liệu bao gồm tổng hợp nhiều đề thi của các môn: Toán - Ngữ Văn - Tiếng Anh - Sinh học - Lịch sử - Địa lý - GDCD. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.
Ma trận đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6
Năm 2017-2018
CẤP ĐỘ
CHỦ ĐỀ | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG | TỔNG | |||||||||
BẬC THẤP | BẬC CAO | ||||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||||
1. Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên | Biết được thuật ngữ về tập hợp, phần tử của tập hợp. sử dụng các kí hiệu. | Thực hiện 1 số phép tính đơn giản, hiểu được thứ tự thực hiện phép tính, dấu hiệu chia hết. Tìm giá trị của x | Vận dụng Tìm BC để giải bài toán. | ||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 1 0,5 5% | 1 0,5 5% | 2 1 10% | 2 2,5 25% | 10 4.75 47.5% | ||||||||
2. Số nguyên | Biết được các số nguyên dương, số nguyên âm. | Biết được số đối, giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên. Cộng 2 số nguyên khác dấu. | Vận dụng các quy tắc thực hiện phép tính, các tính chất. | ||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 1 0.5 5% | 2 1 10% | 1 0,5 5% | 5 1.75 17.5% | |||||||||
3. Đoạn thẳng | Biết được khi nào một điểm là trung điểm của đoạn thẳng.
| Nắm được đẳng thức: AM + MB = AB để giải bài toán, Chứng tỏ 1 điểm là trung điểm của đoạn thẳng | Vận dụng các kiến thức về bội và ước , về BC và ƯC để tìm một số tự nhiên | ||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 1 0.5 5% | 3 2 15% | 1 1 10% | 5 3 30% | |||||||||
T. số câu T. số điểm Tỉ lệ % | 3 câu 1,5đ 15% | 8 câu 4,5 đ 45% | 3câu 3đ 30% | 1 câu 1đ 10% | 20 câu 10đ 100% |
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: TOÁN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút |
Câu 1. (2,0 điểm)
1) Tính nhanh: 25.37.4
2) Thực hiện phép tính:
Câu 2. (3,0 điểm) Tìm số tự nhiên biết:
1) 131 - 941 = 1024
2) 24 + 5 = 713 : 711
3) và nhỏ nhất khác 0
Câu 3. (1,5 điểm)
Một lớp học có 16 nam và 20 nữ. Có bao nhiêu cách chia đều học sinh của lớp học đó thành các tổ (số tổ nhiều hơn 1) sao cho số nam trong các tổ bằng nhau và số nữ trong các tổ bằng nhau ? Trong các cách đó thì cách chia nào để mỗi tổ có số học sinh ít nhất?
Câu 4. (3,0 điểm)
Cho điểm O nằm trên đường thẳng xy. Trên tia Oy, vẽ các điểm A, B sao cho các điểm OA = 3cm, OB = 4,5cm.
1) Giải thích vì sao điểm A nằm giữa hai điểm O và B?
2) Tính độ dài đoạn thẳng AB.
3) Trên tia Ay vẽ điểm E sao cho điểm B là trung điểm của đoạn thẳng AE. Chứng tỏ rằng điểm A là trung điểm của đoạn thẳng OE.
Câu 5. (0,5 điểm)
Tìm tất cả các cặp số tự nhiên (x;y) sao cho: 5x + 9999 = 20y.
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
| KIỂM TRA KIẾN THỨC HỌC SINH LỚP 6 MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề). |
Câu 1 (3,0 điểm)
Đọc thầm đoạn văn sau:
“Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng”.
(Trích Quang cảnh làng mạc ngày mùa – Tô Hoài).
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây. Chép ra giấy thi những chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
a) Màu sắc nổi bật của làng mạc vào ngày mùa là gì?
A. Màu vàng. B. Màu đỏ. C. Màu trắng.
b) Trong câu Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Cả so sánh và nhân hóa.
c) Từ vàng lịm gợi cho em cảm giác gì?
A. Màu vàng gợi cảm giác như có nước.
B. Màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.
C. Màu vàng của vật được phơi già nắng, tạo cảm giác giòn đến có thể gãy ra.
d) Các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm được xếp vào nhóm từ nào?
A. Từ nhiều nghĩa. B. Từ đồng âm. C. Từ đồng nghĩa.
e) Từ đầm ấm thuộc từ loại nào?
A. Danh từ. B. Động từ. C. Tính từ.
g) Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng.
B. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng.
C. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt.
Câu 2 (1,5 điểm).Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
a) Xấu gỗ, … nước sơn.
b) Có mới, nới….
c) Lá lành đùm lá....
Câu 3 (1,5 điểm). Xác định thành phần trạng ngữ (nếu có), chủ ngữ, vị ngữ trong câu dưới đây:
Với đôi tai rộng mở, tôi có thể lắng nghe những âm thanh tuyệt vời trong cuộc sống.
Câu 4 (4,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn tả ngoại hình một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,…) của em.
Câu 5 (1,5 điểm). Kể tên những truyền thuyết mà em đã được học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 6.
Câu 6 (1,5 điểm). Cho đoạn văn sau:
“Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”.
(Trích Ếch ngồi đáy giếng).
a) Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
b) Sau khi học xong truyện Ếch ngồi đáy giếng, em rút ra bài học gì?
Câu 7 (2,0 điểm). Cho danh từ bông hoa.
a) Thêm phụ ngữ đứng trước và đứng sau vào danh từ trên để tạo thành cụm danh từ.
b) Đặt câu với cụm danh từ vừa lập.
Câu 8 (1,0 điểm). Chữa lỗi dùng từ trong câu sau. Chép ra giấy thi từ đã được chữa đúng.
Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.
Câu 9 (4,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn kể về một tiết học trên lớp.
…………Hết……….
Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinh……………………………………Số báo danh……………………..
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA KIẾN THỨC HỌC SINH LỚP 6
NĂM HỌC 2017-2018; MÔN: NGỮ VĂN
Lưu ý:
Giám khảo phải ghi riêng tổng điểm phần kiến thức Tiểu học và kiến thức THCS vào ô ghi điểm trên tờ giấy làm bài của học sinh theo thứ tự: C1:…; C2: …. (sau C1 là điểm tiểu học; sau C2 là điểm THCS). Ví dụ: nếu học sinh làm bài được tổng điểm tiểu học là 6, tổng điểm THCS là 7 thì viết vào ô ghi điểm: C1: 6,0; C2: 7,0. Không phải ghi phần chữ của điểm.
PHẦN KIẾN THỨC TIỂU HỌC: 10 điểm.
Câu 1: 3,0 điểm
Câu a | Câu b | Câu c | Câu d | Câu e | Câu g |
A | A | B | C | C | A |
0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Câu 2: 1,5 điểm, điền đúng mỗi từ cho 0,5 điểm.
- Xấu gỗ, tốt nước sơn.
- Có mới, nới cũ.
- Lá lành đùm lá rách.
Câu 3: 1,5 điểm. Xác định sai mỗi thành phần của câu trừ 0,5 điểm
Với đôi tai rộng mở, tôi // có thể lắng nghe những âm thanh tuyệt vời trong cuộc sống.
TN CN VN
Câu 4: Toàn bài 4,0 điểm
- Viết đúng cấu trúc của đoạn văn : 0,5 điểm
- Tả đúng ngoại hình của người thân từ hình dáng đến những đặc điểm nổi bật: 2 điểm
- Bài viết có cảm xúc, câu văn giàu hình ảnh : 1 điểm
- Trình bày sạch đẹp: 0,5 điểm.
(Tùy theo mức độ hoàn chỉnh về nội dung và cách diễn đạt, GV có thể cho điểm từ 0,5 điểm đến 4 điểm)
PHẦN KIẾN THỨC THCS: 10 điểm.
Câu/ phần | Đáp án | Điểm | |
Câu 5 (1,5 điểm) | HS nêu chính xác tên 5 truyền thuyết: - Con Rồng cháu Tiên - Bánh chưng, bánh giầy - Thánh Gióng - Sơn Tinh, Thủy Tinh - Sự tích Hồ Gươm | 1,5 | |
*Lưu ý : HS nêu sai hoặc thiếu 01 truyền thuyết trừ 0,3 điểm. | |||
Câu 6 (1,5 điểm) | a
| Phương thức biểu đạt: tự sự | 0,5 |
b
| Bài học cho bản thân: - Bài học về tinh thần học hỏi: Cho dù hoàn cảnh sống có thể có những hạn chế nhất định nhưng chúng ta không được tự bằng lòng, ảo tưởng, ngộ nhận về mình mà phải cố gắng học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Có như vậy, khi hoàn cảnh, môi trường sống thay đổi, chúng ta mới có thể thích nghi và sống tốt hơn. - Bài học về tính cách: Trong cuộc sống không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường xung quanh. Sự chủ quan kiêu ngạo có thể khiến ta phải trả giá đắt, thậm chí cả tính mạng của mình. |
0,5
0,5
| |
Câu 7 (2,0 điểm) | a | * Mức tối đa: HS thêm đúng và đủ hai phụ ngữ trước và sau của CDT: Ví dụ: những bông hoa này | 1,0 |
* Mức chưa tối đa : HS chỉ thêm 1 phụ ngữ vào danh từ Ví dụ: - những bông hoa - bông hoa này | 0,5 | ||
b | HS đặt câu với CDT vừa lập và đúng hình thức câu. Ví dụ: Những bông hoa này rất đẹp. | 1,0 | |
Câu 8 (1,0 điểm) | Tham quan | 1,0 | |
Câu 9 (4,0 điểm) | * Mức tối đa: HS đạt những yêu cầu: - Về kĩ năng : + Xác định đúng chủ đề : Kể một tiết học trên lớp + Đảm bảo thể thức một đoạn văn, không mắc lỗi về câu, dùng từ, chính tả, diễn đạt rõ ràng, sinh động. Kể theo thứ tự nhất định, ở ngôi 1 hoặc ngôi 3. - Về kiến thức: HS cơ bản kể được : + Giới thiệu giờ học ( giờ Văn, Toán..) + Bắt đầu giờ học: cô giáo bước vào, học trò đứng chào.. + Diễn biến giờ học: Cô giảng bài..., trò học bài...không khí trong lớp học.. + Kết thúc giờ học: Tiếng trống báo hiệu kết thúc giờ học, hoạt động của cô, biểu hiện của trò... | 4,0
| |
* Mức chưa tối đa : Các yêu cầu trên chỉ đạt ½ | 2,0 | ||
*Các mức điểm còn lại: GK tự cân nhắc dựa trên bài làm của HS |
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6
I. Circle the word whose underlined, bold part is pronounced differently from the others (1p)
1. A. bus B. drugstore C. museum D. lunch
2. A. engineer B. between C. teeth D. greeting
3. A. read B. teacher C. eat D. breakfast
4. A. town B. down C. window D. shower
II. Circle the best words or phrases to complete the sentences (3ps)
5 - Hi, _______ name is Phong. I’m a student.
A. my B. his C. her D. our
6 - ________ do you live? I live on Tran Phu street.
A. What B. Where C. Who D. How
7 - What is _____? It is a schoolbag.
A. these B. those C. they D. this
8 - Every morning, Ba ______ up at six o’clock.
A. to get B. get C. gets D. is getting
9 - When do you have English? I have it ________ Monday and Thursday.
A. at B. on C. for D. in
10 - What time ____ you get up? I get up at five o’clock.
A. do B. does C. is D. are
11 - Are there any flowers to the left of your house? _____________.
A. Yes, there are B. Yes, there is
C. No, there isn’t D. Yes, they do
12 - I go to the __________ to send the letter.
A. supermarket B. zoo
C. post office D. bank
13 - Which sentence is correct?
A. Do your brother watches TV in the evening?
B. Is your brother watches TV in the evening?
C. Does your brother watches TV in the evening?
D. Does your brother watch TV in the evening?
14 - Which sentence is correct?
A. There is a flower garden to the left of the house.
B. There is a flowers garden to the left of the house.
C. There is a flower garden the left of the house.
D. There is a flower gardens to the left of the house.
15 - “ It’s 9:45 now.” means: ________________.
A. It’s nine past forty- five. B. It’s a quarter to ten
C. It’s forty- five nine D. It’s a quarter to nine.
16 - There/ big/ well/ front/ house/. (Chose the correct sentence)
A. There is big well in front of the house.
B. There are big wells in front of the house.
C. There is a big well in front of the house.
D. There are big well in front of the house.
III. Choose the words that are NOT correct. (0.5 p)
17 - Phuong lives in a apartment in town.
A B C D
18 - Ba brush his teeth every morning
A B C D
IV. Read the passage and do the tasks below:
Nga is twelve years old. She is in grade six, class 6A1. She lives in a house with her mother, father and sister. Their house is next to a bookstore. In the neighborhood, there is a hospital, a market and a stadium.
Nga's father is a doctor. He works in the hospital. Her mother works in the super market. Nga goes to school at six- thirty in the morning. She has classes from seven to eleven thirty.
Read the passage and do the tasks below:
Nga is twelve years old. She is in grade six, class 6A1. She lives in a house with her mother, father and sister. Their house is next to a bookstore. In the neighborhood, there is a hospital, a market and a stadium. Nga's father is a doctor. He works in the hospital. Her mother works in the super market. Nga goes to school at six- thirty in the morning. She has classes from seven to eleven thirty.
1. Decide whether these statements are True (T) or False (F) (1p)
__________ 19 - There are four people in Nga's family.
__________ 20 - Nga's father works in the factory.
__________ 21 - Her mother works in the supermarket.
__________ 22 - Classes start at seven and finish at twelve.
2. Answer the questions (2ps)
23 - How old is Nga ?
->................................................................................................................
24 - What does her father do?
->................................................................................................................
25 - Is their house next to a hospital?
->................................................................................................................
26 - What time do her classes finish?
->................................................................................................................
V. Match the questions in column A with the answers in column B. (1.5ps)
A | B | YOUR ANSWERS |
27. What is behind your house? | A. Yes, there is. | 27 -> |
28. Do boys watch television? | B. L-A-N | 28 -> |
29. Does Nam listen to music? | C. There are twenty. | 29 -> |
30. How many classes are there in your school? | D. No, they don't. | 30 -> |
31. Is there a book on the table? | E. Yes, he does. | 31 -> |
32. How do you spell your name? | F. The river. | 32 -> |
VI. Answer about you (1p)
How many students are there in your class?
->...............................................................................................................
How do you go to school?
->...............................................................................................................
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 6
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN LỊCH SỬ 6 – HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2017 – 2018
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng |
Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta | Hiểu được vì sao người nguyên thủy lại chôn theo người chết những công cụ lao động | |||
Số câu:Số điểm:Tỉ lệ:% | Số câu:1Số điểm:2Tỉ lệ: 20% | Số câu:1Số điểm:2Tỉ lệ: 20% | ||
Những chuyển biến về xã hội | Biết được sự hình thành sự phân công lao động trong xã hội nguyên thủy | |||
Số câu:Số điểm:Tỉ lệ: % | Số câu:1Số điểm:3Tỉ lệ: 30% | Số câu:1Số điểm:3Tỉ lệ:30% | ||
Đời sông vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang | Biết được những nét tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang. | Nhận xét về đời sống vật chất của cua dân Văn Lang. | ||
Số câu:Số điểm:Tỉ lệ: | Số câu:1/2Số điểm:4Tỉ lệ:40% | Số câu:1/2Số điểm: 1Tỉ lệ: 10% | Số câu:1.Số điểm: 5.Tỉ lệ:50% | |
T. Số câu:T.Số điểm:Tỉ lệ:% | Số câu:1+1/2Số điểm: 7.Tỉ lệ: 70% | Số câu:1Số điểm:2Tỉ lệ: 20% | Số câu:1/2Số điểm: 1Tỉ lệ: 10% | T. Số câu: 3T.Số điểm: 10.Tỉ lệ:100 % |
PHÒNG GD&ĐT …………… TRƯỜNG THCS ……………… | KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học:2017 – 2018 |
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 6
Thời gian làm bài 45 phút - Không kể thời gian giao đề
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1: (2 điểm) Tại sao người nguyên thủy lại chôn theo người chết những công cụ lao động? Việc chôn công cụ lao động theo người chết nói lên điều gì ?
Câu 2: (3 điểm) Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
Câu 3: (5 điểm) Em hãy cho biết đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ? Em có nhận xét gì về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?
Hết.
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên học sinh :…………………………………………; Lớp ……….......
SBD: ………………………………………………………………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ - LỚP 6
Câu | Ý | Nội dung | Điểm |
Câu 1(2 điểm) | Ý 1 | - Người nguyên thủy lại chôn theo người chết những công cụ lao động vì: họ quan niệm rằng người chết không phải đã chết hẳn mà họ sang thế giới bên kia, do đó họ vẫn phải lao động làm ăn sinh sống nên cần có công cụ lao động. | 1,0 |
Ý 2 | Việc chôn công cụ lao động theo người chết nói lên: cuộc sống tinh thần của người nguyên thủy đã phong phú hơn, đa dạng hơn. | 1,0 | |
Câu 2(3 điểm) | Ý 1 | * Sự phân công lao động:- Thuật luyện kim ra đời làm cho sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển. | 1,0 |
Ý 2 | - Trong xã hội đã có sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà. | 0,5 | |
Ý 3 | + Phụ nữ: làm việc nhà, làm đồ gốm, dệt vải, tham gia sản xuất nông nghiệp.+ Nam giới: làm nông nghiệp, săn bắt, đánh cá, chế tác công cụ.. | 0,5 0,5 | |
Ý 4 | => Chế độ mẫu hệ chuyển sang chế độ phụ hệ. | 0,5 | |
Câu 3(5 điểm) | Ý 1 | * Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:- Ở nhà sàn làm bằng tre, gỗ, nứa.... Họ ở thành làng chạ. | 1,0 |
Ý 2 | - Họ ăn cơm nếp, cơm tẻ, rau, thịt, cá..Trong bữa ăn biết dùng mâm, bát, muôi. Biết dùng muối, mắm và gia vị. | 1,0 | |
Ý 3 | - Mặc:+ Nam đóng khố, mình trần, chân đất.+ Nữ mặc váy, áo xẻ giữa có yếm che ngực, tóc để nhiều… dùng đồ trang sức trong ngày lễ. | 0,50,5 | |
Ý 4 | - Họ đi lại chủ yếu bằng thuyền. | 1,0 | |
Ý 5 | * Nhận xét về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang: đơn sơ, đạm bạc, hòa đồng với thiên nhiên. | 1,0 |
* Lưu ý :
- Học sinh làm cách khác hợp lôgic và đúng vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần và làm tròn đến 0.5 :(0.25 thành 0.5; 0.75 thành 1.0).
Đề kiểm học kì 1 môn Địa lý lớp 6
PHÒNG GD - ĐT ........... TRƯỜNG THCS.......... | MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 6 |
MA TRẬN ĐỀ THI
Chủ đề (nội dung chương)/ mức độ nhận thức | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Cấp thấp | Cấp cao | |||
Câu 1: Trái đất chuyển động quanh mặt trời như thế nào? theo hướng nào | Trái đất chuyển động quanh Mặt trời theo quỹ đạo hình elip gần tròn... | |||
20%TSĐ = 2điểm | 20%TSĐ =2điểm | |||
Câu 2: Nêu thời gian trái đất chuyển động quanh mặt trời | ngày 6 giờ Thời gian trái đất chuyển động quanh MT 365 | |||
20%TSĐ = 2 điểm | 20%TSĐ=2đ | |||
Câu 3: Các mùa tính theo âm lịch và dương lịch khác nhau như thế nào | Các mùa tính theo dương lịch và âm lịch khác nhau về thời gian... | |||
20%TSĐ =2điểm | 20%TSĐ=2đ | |||
Câu 4: Nêu cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất? | - Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do các địa mảng nằm kề nhau. | - Vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất, | Vai trò rất quan trọng, vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác | |
30%TSĐ=3điểm | 10%TSĐ =1đ | 10%TSĐ=1đ | 10%TSĐ = 1 đ | |
Câu 5: Tây ninh có mấy dạng địa hình chính kể ra? (1 điểm) | Tây Ninh có 4 dạng địa hình chí- Địa hình đồi; địa hình núi; địa hình đồi dốc thoải; địa hình đồng bằng | |||
10%TSĐ = 1đ | ||||
TSĐ = 10 điểm | 30%TSĐ = 3đ | 30%TSĐ =3đ | 30%TSĐ =3đ | 10%TSĐ = 1đ |
PHÒNG GD - ĐT ........... TRƯỜNG THCS.......... | MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 6 |
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018
MÔN : Địa Lí 6
Thời gian: 45 phút
I. ĐỀ BÀI
Câu 1: Trái đất chuyển động quanh mặt trời như thế nào? Hướng chuyển động? (2 điểm )
Câu2: Nêu thời gian trái đất chuyển động một vòng quanh mặt trời ? (2 điểm )
Câu 3: Các mùa tính theo âm lịch và dương lịch khác nhau như thế nào? (2 điểm )
Câu 4: Nêu cấu tạo của lớp vỏ trái đất ? (3 điểm )
Câu 5: Tây ninh có mấy dạng địa hình chính kể ra? (1 điểm)
II. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
Câu 1: Trái đất chuyển động quanh mặt trời như thế nào? Hướng chuyển động? (2 điểm )
- Trái đất chuyển động quanh Mặt trời theo quỹ đạo hình elip gần tròn teo hướng từ tây sang đông
Câu2: Nêu thời gian trái đất chuyển động một vòng quanh mặt trời ? (2 điểm )
- Thời gian trái đất chuyển động quanh MT 365 ngày 6 giờ
Câu 3: Các mùa tính theo âm lịch và dương lịch khác nhau như thế nào? (2 điểm )
- Các mùa tính theo âm lịch và dương lịch khác nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc
Câu 4:Nêu cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất? (3 điểm)
TL: Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất:
- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do các địa mảng nằm kề nhau.
- Vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất, nhưng có vai trò rất quan trọng, vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
Câu 5: Tây ninh có mấy dạng địa hình chính kể ra? (1 điểm)
HSTL: Tây Ninh có 4 dạng địa hình chính
- Địa hình đồi; địa hình núi; địa hình đồi dốc thoải; địa hình đồng bằng.
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Sinh học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………. TRƯỜNG ……………
| ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I (2017 – 2018) Môn Sinh học 6 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi 132 |
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................
I. Trắc nghiệm(3đ): Khoanh tròn vào chữ cái (a, b, c, d) đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Thành phần chủ yếu của tế bào thực vật gồm:
a. Màng sinh chất, nhân, không bào và lục lạp.
b. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân và lục lạp.
c. Vách tế bào, chất tế bào, nớc và không bào.
d. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
Câu 2. Tế bào ở bộ phân nào của cây có khả năng phân chia ?
a. Tất cả các bộ phận của cây. b. Chỉ ở mô phân sinh
c. Chỉ phần ngọn của cây. d. Tất cả các phần non có màu xanh của cây.
Câu 3: Củ gừng do bộ phận nào phát triển thành:
a. Thân b. Lá c. Rễ d. Hoa
Câu 4: Hoa đực là những hoa có:
a. Có cả nhị và nhụy b. Không có cả nhị và nhụy
c. Chỉ có nhụy d. Chỉ có nhị
Câu 5: Cây tầm gửi thuộc dạng:
a. Rễ củ b. Rễ giác mút c. Rễ móc d. Rễ thở
Câu 6: Hoa lưỡng tính là những hoa có:
a. Có cả nhị và nhụy b. Không có cả nhị và nhụy
c. Chỉ có nhụy d. Chỉ có nhị
Câu 7: Khi diệt cỏ dại ta phải:
a. Chặt cây b. Tuốt lá c. Nhổ cả gốc lẫn rễ d. Cả 3 ý đều đúng.
Câu 8: Hoa cái là những hoa có:
a. Có cả nhị và nhụy b. Không có cả nhị và nhụy
c. Chỉ có nhụy d. Chỉ có nhị
Câu 9: Nhóm cây nào sau đây có hình thức sinh sản sinh dưỡng:
a. Khoai tây, cà rốt, su hào. b. Khoai tây, cà chua, bắp cải.
c. Khoai tây, gừng, mía. d. Khoai tây, dưa leo, tỏi.
Câu 10: Hoa đơn tính là những hoa có:
a. Có cả nhị và nhụy b. Chỉ có nhị hoặc nhụy
c. Chỉ có nhụy d. Chỉ có nhị
II. Tự luận (7 điểm):
Câu 1: Phân biệt rễ cọc và rễ chùm. Mỗi loại rễ cho một ví dụ minh họa? (2đ)
Câu 2: Trình bày cấu tạo ngoài của thân? Giải thích tại sao những cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành và những cây ăn quả thường bấm ngọn? (2đ)
Câu 3: Mô tả thí nghiệm lá cây sử dụng khí cacbonic CO2 trong quá trình chế tạo tinh bột? Viết sơ đồ quá trình quang hợp (3đ)
BÀI LÀM
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HKI (2017-2018)
MÔN SINH 6
I. Trắc nghiệm: Mỗi đáp án đúng được 0,3 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án 132 | d | b | a | d | b | a | c | c | c | b |
II. Tự luận:
Câu 1: (2đ)
- Những dấu hiệu cơ bản của cơ thể sống (1đ)
+ Cảm ứng (0,25đ)
+ Sinh sản (0,25đ)
+ Trao đổi chất (0,25đ)
+ Lớn lên (0,25đ)
- Ví dụ (1đ)
Câu 2: (1đ)
- Rễ cọc: Có một rễ chính to, khỏe; xung quanh mọc nhiều rễ con (0,5 điểm)
- Rễ chùm: Các rễ to dài gần bằng nhau mọc ra từ gốc của thân và tạo thành chùm (0,5 điểm)
Câu 3: (2đ)
- Cấu tạo ngoài của thân (1 điểm)
+ Thân cây gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. (0,25đ)
+ Chồi nách có 2 loại là chồi hoa và chồi lá. (0,25đ)
+ Chồi hoa mang các mầm hoa sẽ phát triển thành hoa. (0,25đ)
+ Chồi lá mang mầm lá sẽ phát triển thành cành mang lá. (0,25đ)
- Giải thích đúng 2 ý mỗi ý (1điểm)
+ Những cây lấy gỗ thường tỉa cành vì: Tỉa cành để chất dinh dưỡng tập trung nuôi thân để thân phát triển cho cây cao lên giúp ta thu hoạch gỗ và vỏ cây. (0,5đ)
+ Những cây lấy quả thường bấm ngọn vì: Khi bấm ngọn cây không lên cao, làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho chồi hoa phát triển, làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho các cành còn lại phát triển đem lại năng suất cao. (0,5đ)
Câu 4: (3đ)
- Mô tả thí nghiệm lá cây sử dụng CO2 trong quá trình chế tạo tinh bột (2đ)
+ Đặt hai chậu cây vào chổ tối trong 2 ngày để tinh bột ở lá tiêu hết.(0,5đ)
+ Sau đó đặt mỗi chậu cây lên tấm kính ướt. Dùng 2 chuông thủy tinh A và B úp ra ngoài mỗi chậu cây. (0,5đ)
+ Trong chuông A cho thêm cốc nước vôi trong, để dung dịch này hấp thụ hết khí Cácboníc của không khí trong chuông. (0,5đ)
+ Đặt cả hai chuông thí nghiệm ra chổ nắng, sau khoảng 6h, ngắt lá của mỗi cây đưa vào dung dịch cồn đun sôi để phá hủy chất diệp lục, sau đó thử tinh bột bằng dung dịch iốt loãng. Lá của chuông A có màu vàng nhạt, lá của chuông B có màu xanh tím. (0,5đ)
- Viết sơ đồ quá trình quang hợp.(1đ)
Nước + Co2 → Ánh sáng → Tinh bột + O2
(Rễ hút từ đất) (Lá lấy từ không khí) Diệp lục (Trong lá) (Trong lá) (Lá thải ra ngoài môi trường)
Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm 2017-2018 là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh lớp 6 có thêm tài liệu tham khảo học tập và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị tốt kỳ thi học kì 1 lớp 6 sắp tới. Chúc các em ôn tập tốt và đạt điểm số cao!
Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 6
Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 6 - Đề số 1
Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 6 - Đề số 2
PHÒNG GIÁO DỤC CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS BIÊN GIỚI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn kiểm tra: VẬT LÝ
Lớp: 6 Hệ: THCS
Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian giao đề)
Cấp độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Sáng tạo | Cộng | Định hướng phát triển năng lực học sinh |
Chủ đề 1: Đo lường | - Nêu được một sồ dụng cụ đo thể tích. | - Tìm hiểu về GHĐ và ĐCNN | - Năng lực tự học. - Giải quyết vấn đề. | |||
Số câu: | 0.5 | 0.5 | 1 | |||
Số điểm: | 0.5 | 1 | 1.5 | |||
Tỉ lệ %: | 5% | 10% | 15% | |||
Chủ đề :Lực | - Nêu được Lực là gì? Dụng cụ đo lực là gì? Đơn vị đo lực là gì? | - Hiểu được công thức P = 10 m
| - Vận dụng được tác dụng của lực vào trong thực tế. - Áp dụng tính KLR. TLR | - Tính được từ KL sang Trọng lượng | - Năng lực tự học - Giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo - Năng lực vận dụng kiến thức | |
Số câu | 1 | 1 | 1.5 | 0.5 | 4 | |
Số điểm | 1.5 | 1 | 3 | 1 | 6.5 | |
Tỉ lệ %: | 15% | 10% | 30% | 10% | 65% | |
Chủ đề 3:Máy cơ đơn giản | Nêu được Có mấy loại máy cơ đơn giản?
| - Hiểu được máy cơ đơn giản giúp con người điều gì | - Năng lực tự học - Giải quyết vấn đề | |||
Số câu | 0.5 | 0.5 | 1 | |||
Số điểm | 1 | 1 | 2 | |||
Tỉ lệ % | 10% | 10% | 20% | |||
Tổng số câu | 2 | 2 | 1.5 | 0.5 | 6 | |
Tổng điểm | 3 | 3 | 3 | 1 | 10 | |
T ỉ lệ% | 30% | 30% | 30% | 10% | 100% |
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6
Đề số 1
Câu 1: Nêu một số dụng cụ đo thể tích? Giới hạn đo của bình chia độ là gì là gì? Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là gì? (1,5 điểm)
Câu 2: Lực là gì? Dụng cụ đo lực là gì? Đơn vị đo lực là gì?(1,5 điểm)
Câu 3: Nêu 01 ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng, 01 ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).(2 điểm)
Câu 4: Một xe tải có khối lượng 3,2 tấn sẽ có trọng lượng là bao nhiêu Niutơn.?(1 điểm)
Câu 5: Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tích 40dm3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3.(2 điểm)
Câu 6: Có mấy loại máy cơ đơn giản? Máy cơ đơn giản giúp ta điều gì?(2 điểm)
--------------------HẾT--------------------
Đáp án đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6
HƯỚNG DẪN CHẤM | ĐIỂM |
Câu 1: - Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: bình chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm có ghi sẵn dung tích. - Giới hạn đo của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình. - Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình. |
0,5
0,5 0.5 |
Câu 2: - Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này đã tác dụng lực lên vật kia. - Đo được lực bằng lực kế. - Đơn vị lực là niutơn, kí hiệu N. | 0,5 0,5 0,5 |
Câu 3: - Dùng tay ép hoặc kéo lò xo, tức là ta tác dụng lực vào lò xo thì lò xo bị biến dạng (hình dạng của vật bị thay đổi so với trước khi bị lực tác dụng). - Khi ta đang đi xe đạp, nếu bóp phanh (tác dụng lực cản vào xe đạp) thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại. | 1 1 |
Câu 4: 3,2 tấn = 32000N |
1 |
Câu 5: Giải Khối lượng của chiếc đầm sắt là: m= D .V = 7800x0.04 = 312 (kg) Trọng lượng của chiếc đầm sắt là: P= 10m = 10x 312 = 3120 (N) Đáp Số: m= 312 (kg) P = 3120 (N) |
1
1 |
Câu 6: - Có 3 loại máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc - Máy cơ đơn giản giúp ta làm việc dễ dàng hơn. |
1 1 |
……Hết……
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6
Đề số 2
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Viết chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng vào giấy kiểm tra.
Câu 1: (0,5 điểm)
Dụng cụ nào sau đây dùng để đo độ dài ?
A. Thước | B. Lực kế | C. Cân | D. Bình chia độ |
Câu 2: (0,5 điểm)
Để đo thể tích một vật, người ta dùng đơn vị:
A. kg | B. N/m3 | C. m3 | D. m |
Câu 3:(0,5 điểm)
Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
- Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt
- Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp
- Trọng lượng của một quả nặng
- Lực kết dính giữa băng keo với một mặt phẳng.
Câu 4: :(0,5 điểm)
Một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng?
- Quả bóng bị biến dạng
- Chuyển động của quả bóng bị biến đổi
- Không có sự biến đổi nào xảy ra
- Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
Câu 5: :(0,5 điểm)
Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao. So với cách kéo thẳng vật lên, cách sử dụng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?
- Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật
- Có thể làm giảm trọng lượng của vật.
- Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật
- Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật
Câu 6: :(0,5 điểm)
Cầu thang xoắn là ứng dụng của máy cơ đơn giản nào:
A. Đòn bẩy. | B. Mặt phẳng nghiêng. |
C. Ròng rọc | D. Mặt phẳng nghiêng phối hợp với ròng rọc. |
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7: (2 điểm)
Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.
a) 1,2m = ...........dm ; .........m = 80cm ; 1,5m = ......... mm; 0,5km = ......... dm | b) 1,4m3 = ........ dm3 ; ................ m3 = 20 000cm3 ; 400cc = ............ dm3 ; ......... m3 = 700 l |
Câu 8: (1 điểm)
Trên vỏ hộp sữa có ghi: “Khối lượng tịch 397g”; Trên vỏ túi bột giặt OMO có ghi 500g. Các con số 397g và 500g cho ta biết điều gì?
Câu 9: (2 điểm)
Trong các công việc sau đây, nên dùng loại máy cơ đơn giản nào:
a) Thợ nề kéo một sô vữa lên cao để xây nhà.
b) Đưa một cái lốp xe nặng từ mặt đất lên sàn xe otô.
c) Nhổ cái đinh bằng búa tay.
d) Kéo lá cờ lên đỉnh của trụ cờ.
Câu 10: (2 điểm)
Một tảng đá có thể tích 1,2m3. Cho khối lượng riêng của đá là 2 650kg/m3. Tìm khối lượng và trọng lượng của tảng đá.
---------------- Hết --------------
Đáp án đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Câu đúng (0,5 điểm) | A | C | B | D | D | B |
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu hỏi | Đáp án | Điểm | ||
Câu 7 (2 điểm) |
| 2 | ||
Câu 8 (1 điểm) | Số 397g chỉ lượng sữa chứa trong hộp | 0,5 | ||
Số 500g chỉ lượng bột giặt có trong túi | 0,5 | |||
Câu 9 (2 điểm) | a) Dùng ròng rọc cố định | 0,5 | ||
b) Dùng mặt phẳng nghiêng | 0,5 | |||
c) Dùng đòn bẩy | 0,5 | |||
d) Dùng ròng rọc cố định | 0,5 | |||
Câu 10 (2 điểm) | Tóm tắt: V = 1,2m3 ; D = 2 650 kg/m3 ; m = ? ; P = ? Bài giải: Khối lượng của tảng đá là: m = D.V = 2 650 . 1,2 = 3 180 (kg) Trọng lượng của tảng đá là: P = 10m = 10 . 3 180 = 31 800 (N) Đáp số: 3 180 kg 31 800 N | 0,25 | ||
0,75 | ||||
0,75 | ||||
0,25 |
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6
PHÒNG GD&ĐT LỤC YÊN TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018 Môn: GDCD 6 Thời gian: 45 phút |
Ma trận đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6
Cấp độ
Tên chủ đề | Nhận biết
TNKQ
| Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | ||
TNKQ | TL | Thấp | Cao | |||
Tôn trọng kỉ luật | Nhận biết được biểu hiện tôn trọng kỉ luật. | |||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 1 0,5 5% | 1 0,5 5% | ||||
Lịch sự, tế nhị
| Nhận biết hành vi lịch sự, tế nhị. | Hiểu thế nào là lịch sự, tế nhị | ||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 1 0,5 5% | 1 2 20% | 2 2,5 25% | |||
Sống chan hòa với mọi người | Nhận biết biểu hiện sống chan hòa với mọi người. | |||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 1 0,5 5% | 1 0,5 5% | ||||
Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội | Nhận biết hành vi thể hiện tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. | Ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. | Hành vi chưa tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ? | |||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 1 0,5 5% | 0,5 1 10% | 0,5 1 10% | 2 2,5 25% | ||
Các hành vi đạo đức | Nhận biết được các câu tục ngữ, thành ngữ nói về hành vi đạo đức nào. | |||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 1 1 10% | 1 1 10% | ||||
Mục đích học tập của học sinh. | Mục đích học tập của học sinh | Bài tập tình huống | ||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 1 1 10% | 1 2 20% | 2 3 30% | |||
Tổng số câu: Tổng điểm: Tỉ lệ: | 5 3 30% | 2,5 4 40% | 0,5 1 10% | 1 2 20% | 9 10 100%
|
Đề kiểm tra thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6
A. Trắc nghiệm (3 điểm)
I. Khoanh tròn một chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1 (0,5 điểm). Cho biết hành vi nào sau đây là thực hiện đúng kỉ luật ?
- Luôn đi học muộn.
- Xem tài liệu khi kiểm tra.
- Không học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.
- Dọn vệ sinh lớp sạch sẽ hằng ngày.
Câu 2 (0,5 điểm). Cho biết hành vi nào sau đây thể hiện sự lịch sự, tế nhị ?
- Nói chuyện làm ồn nơi công cộng.
- Đi nhẹ nói khẽ khi vào thăm người bệnh.
- Ngắt lời người khác đang nói.
- Nói chuyện trong giờ học.
Câu 3 (0,5 điểm). Cho biết hành vi nào sau đây là chưa sống chan hòa với mọi người ?
- Hòa hợp, gần gũi với bạn bè.
- Sống cô lập, khép kín.
- Luôn quan tâm, giúp đõ mọi người.
- Hòa đồng với mọi người.
Câu 4 (0,5 điểm). Cho biết hành vi nào sau đây thể hiện sự tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội ?
- Ngại đi lao động.
- Phân công, giao việc cho bạn, còn mình thì không làm.
- Đùn đẩy, né tránh trong công việc.
- Tự nguyện, tự giác tham gia trồng cây, dọn vệ sinh trường, lớp khi có phát động phong trào.
II. Hãy cho biết các câu tục ngữ sau nói về đức tính gì?
Tục ngữ | Đức tính |
Có công mài sắt có ngày nên kim. | |
Kính trên nhường dưới | |
Uống nước nhớ nguồn | |
Ăn xem nồi ngồi trông hướng |
B. Tự Luận (7 Điểm)
Câu 1. (2 điểm). Thế nào là lịch sự, tế nhị ?
Câu 2. (2 điểm). Ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Nêu 04 hành vi chưa tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ?
Câu 3. (1 điểm)
Mục đích học tập của học sinh là gì?
Câu 4. (2 điểm)
Tình huống:
Mỗi ngày đến trường Nam đều học bài và chuẩn bị bài đầy đủ. Riêng Hải bạn của Nam ngày nào đến lớp cũng muộn, vào giờ học thì hay nói chuyện, không mang đủ tập, sách; khi thì không soạn bài …
- Hãy nhận xét hành vi của bạn Nam và bạn Hải ?
- Nếu là bạn của Hải, em sẽ làm gì để giúp Hải ?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
I.
Câu | Đáp án |
1 | A |
2 | B |
3 | B |
4 | D |
II. Hãy cho biết các câu tục ngữ sau nói về đức tính gì?
Tục ngữ | Đức tính |
Có công mài sắt có ngày nên kim. | Siêng năng, kiên trì |
Kính trên nhường dưới | Lễ độ |
Uống nước nhớ nguồn | Biết ơn |
Ăn xem nồi ngồi trông hướng | Lịch sự, tế nhị |
B. PHẦN TỰ LUẬN (7 Điểm)
Nội dung | Điểm |
Câu 1 (2 điểm) - Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. - Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá. |
1
1 |
Câu 2 (2 điểm) * Ý nghĩa: - Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt. - Rèn luyện được kĩ năng cần thiết của bản thân. - Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái. - Được mọi người tôn trọng * Nêu đủ và đúng 4 hành vi: |
1
1 |
Câu 3 (1 điểm) Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt; trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ tổ quốc XHCN. |
1 |
Câu 4 (2 điểm) A. Hãy nhận xét hành vi của bạn Nam và bạn Hải ? - Nam có ý thức tự giác, tôn trọng kỉ luật và xác định được mục đích học tập đúng đắn. - Hải chưa tự giác và chưa tôn trọng kỉ luật, chưa xác định được mục đích học tập đúng. B. Nếu là bạn của Hải, em sẽ làm gì để giúp Hải ? - Khuyên nhủ bạn cần tôn trọng kỉ luật, nói cho bạn hiểu được ý nghĩa của việc học tập và xác định đúng mục đích học tập. |
1
1 |
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp