Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - 22 đề thi học kì 1 lớp 12 môn Hóa học

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 2,9 MB
Lượt tải: 2,532
Nhà phát hành: Sưu tầm


Chia sẻ bởi Taifull.net: Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018: Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 dành cho các bạn học sinh lớp 12 và quý thầy cô, để giúp cho các bạn học sinh có thể chuẩn bị ôn tập tốt hơn và hệ thống kiến thức học tập chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 1 môn Hóa lớp 12. Mời các thầy cô và các bạn tham khảo.

Nội dung chi tiết:

Mời các bạn học sinh tham khảo 22 đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp các bạn củng cố lại những kiến thức đã học và thêm phần tự tin trước kì thi học kì 1 lớp 12 sắp tới. Chúc các bạn thi đạt điểm cao nhé!

Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12

Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Hoá học lớp 12 nâng cao trường THPT Nguyễn Du, tỉnh Ninh Thuận

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12

Đề 1:

Câu 1: Cho các phát biểu sau về cacbohidrat:

  1. Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước
  2. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit
  3. Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam
  4. thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit
  5. Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3/NH3 thu được Ag
  6. Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol

Số phát biểu đúng là :

A. 6         B. 3        C. 4        D. 5

Câu 2: Este phenyl axetat được điều chế từ những chất gì?

A. Phenol và anhiđric axetic        B. Axit benzoic và ancol metylic

C. benzen và axit axetic           D. Phenol và axit axetic

Câu 3: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là

A. 3.        B. 2.        C. 4.       D. 1.

Câu 4: Nguyên tử Cu có Z = 29, cấu hình e của Cu là

A. [Ar ] 3d9 4s2.        B. [Ar ] 4s23d9.        C. [Ar ] 3d10 4s1.        D. [Ar ] 4s13d10.

Câu 5: Chất béo để lâu bị ôi thiu là do thành phần nào bị oxi hóa bởi oxi không khí?

A. Gốc glixerol                   B. Gốc axit no

C. Liên kết đôi trong chất béo        D. Gốc axit không no (nối đôi C=C)

Câu 6: Dãy các chất được sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần:

A. Etyl axetat, ancol etylic, axit butiric

B. Etyl axetat, axit axetic, ancol etylic

C. Ancol etylic, etyl axetat, axit butiric

D. Ancol etylic, axit butiric, etyl axetat

Câu 5: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là

A. 4.        B. 3.        C. 2.        D. 5.

Câu 7: Anilin có công thức là

A. CH3COOH.        B. C6H5OH.         C. C6H5NH2.         D. CH3OH.

Câu 8 : Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất ?

A. C6H5NH2.        B. (C6H5)2NH         C. p-CH3-C6H4-NH2.        D. C6H5-CH2-NH2

Câu 9: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?

A. Vàng.        B. Bạc.        C. Đồng.        D. Nhôm.

Câu 10: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử

A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.

B. chỉ chứa nhóm amino.

C. chỉ chứa nhóm cacboxyl.

D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.

Câu 11: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH?

A. Axit 3-metyl-2-aminobutanoic.         B. Valin.

C. Axit 2-amino-3-metylbutanoic.         D. Axit a-aminoisovaleric.

Câu 12: Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với

A. Ag.        B. Fe.       C. Cu.         D. Zn.

Câu 13: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.

Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng

A. 5.        B. 4.       C. 7.       D. 6.

Câu 14: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?

A. NaCl.        B. HCl.        C. CH3OH.       D. NaOH.

Câu 15: Tri peptit là hợp chất

A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.

B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.

C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.

D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.

Câu 16: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?

A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.

B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.

D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH]

Câu 17: Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là

A. 2.        B. 3.        C. 5.         D. 4.

Câu 18: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit ?

A. 1 chất.         B. 2 chất.        C. 3 chất.         D. 4 chất.

Câu 19: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là:

A. Nhựa bakelit.       B. Amilopectin       C. PVC         D. PE

Câu 20: Trong số các polime dưới đây loại nào có nguồn gốc từ xenlulozơ: (1) sợi bông; (2) tơ tằm; (3) len lông cừu ; (4) tơ enan; (5) tơ visco; (6) tơ nilon-6; (7) tơ axêtat; (8) tơ terilen

A. (1), (3), (5)         B. (1), (5), (7), (8)         C. (1), (5), (7)        D. (1), (3), (5), (8)

Câu 21: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng bạc thu được là

A. 21,6 gam.         B. 10,8 gam.         C. 32,4 gam.         D. 16,2 gam.

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 2,2g este X thu được 2,24lit khí CO2 (đktc) và 1,8g H2O. công thức phân tử của X

A. C4H6O2            B. C4H8O2            C. C2H4O2          D. C3H6O2

Câu 23: Thủy phân hoàn toàn 8,8g este đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch KOH 1M vừa đủ thu được 4,6g một ancol Y. Tên gọi của X là;

A. Etyl axetat          B. Etyl fomiat        C. Propyl axetat          D. Etyl propionat

Câu 24: Khi thủy phân a gam một este X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02g natri linoleat C17H31COONa và m gam natri oleat C17H33COONa. Giá trị của a và m là:

A. 2,88g và 6,08g         B. 8,82g và 6,08g        C. 88,2g và 6,08g         D. 8,82g và 60,8g

Câu 25: Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là.

A. 2,24 lit.          B. 4,48 lit.         C. 6,72 lit.          D. 67,2 lit.

Câu 26: Hoà tan 6 gam hợp kim Cu, Fe và Al trong axit HCl dư thấy thoát ra 3,024 lít khí (đkc) và 1,86 gam chất rắn không tan. Thành phần phần % của hợp kim là

A. 40% Fe, 28% Al 32% Cu.         B. 41% Fe, 29% Al, 30% Cu.

C. 42% Fe, 27% Al, 31% Cu.        D. 43% Fe, 26% Al, 31% Cu.

Câu 27: Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư ta thu được 8,96 lit(đkc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí NO và NO2 có tỉ khối hơi hỗn hợp X so với oxi bằng 1,3125. Giá trị của m là

A. 0,56 gam.         B. 1,12 gam.         C. 11,2 gam.          D. 5,6 gam.

Câu 28: Chất X là α–aminoaxit chứa một nhóm –NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl dư, thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. H2NCH2                       B. H2NCH2CH2COOH.

C. CH3CH2CH(NH2)COOH.          D. CH3CH(NH2)COOH.

Câu 29: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và nước bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 45 g.     B. 60 g.        C. 120 g.         D. 30 g.

Câu 30: Đốt cháy hết 1,08 g một kim loại hóa trị III trong khí clo thu được 5,34 g muối khan của kim loại đó. Kim loại mang đốt là:

A. Cr        B. Al          C. Ca        D. Fe

Câu 31: Cho 4,8 gam một kim loại R hóa trị II tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lit khí NO duy nhất (đktc). Kim loại R là:

A. Zn        B. Mg         C. Fe        D. Cu

Câu 32: Nhúng thanh Fe vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,1 M . Sau khi màu xanh của dung dịch mất, lấy thanh Fe ra ( giả sử toàn bộ Cu sinh ra bám hết vào thanh Fe) thấy khối lượng thanh Fe.

A. tăng 1,28 gam         B. tăng 1,6 gam           C. tăng 0,16 gam       D. giảm 1,12 gam

Câu 33: Phương trình hoá học nào sau đây thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thuỷ luyện

A. Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4          B. H2 + CuO → Cu + H2O

C. CuCl2 → Cu + Cl2                   D. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2

Câu 34: Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch

A. AgNO3.        B. HNO3.        C. Cu(NO3)2.          D. Fe(NO3)2.

Câu 35: Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa như sau : Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là

A. Cu và dung dịch FeCl3          B. Fe và dung dịch CuCl2

C. Fe và dung dịch FeCl3          D. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2

Câu 36: Thuỷ phân saccarozơ, thu được 270 gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ. Khối lượng saccarozơ đã thuỷ phân là

A. 513 gam.         B. 288 gam.         C. 256,5 gam.         D. 270 gam.

Câu 37: Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là

A. 3,84 gam.         B. 2,72 gam.         C. 3,14 gam.          D. 3,90 gam.

Câu 38: Cho sơ đồ chuyển hóa: Tinh bột → X → Y → axit axetic.X và Y là:

A. glucôzơ và ancol etylic.        B. mantôzơ và glucôzơ.

C. glucôzơ và etyl axtat.         D. ancol etylic và anđehit axetic.

Câu 39: Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là

A. etyl axetat.          B. propyl fomiat.         C. metyl axetat.         D. metyl fomiat.

Câu 40: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được các đipeptit Val–Phe và tripeptit Gly–Ala–Val nhưng không thu được đipeptit Gly–Gly. Chất X có công thức là

A. Gly–Ala–Val–Phe–Gly.           B. Gly–Phe–Gly–Ala–Val.

C. Val–Phe–Gly–Ala–Gly.           D. Gly–Ala–Val–Val–Phe.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

download.com.vn