Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 (Có đáp án) - Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 761,1 KB
Lượt tải: 3,572
Nhà phát hành: Sưu tầm


Bài viết về Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 (Có đáp án): Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 dành cho các bạn học sinh lớp 8 tham khảo để làm quen với dạng đề, dạng câu hỏi và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị bước vào kì thi học kì I. Chúc các em học tốt!

Nội dung chi tiết:

Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức ôn tập môn Ngữ văn để chuẩn bị cho kỳ thi học kì I sắp tới, Download.com.vn đã sưu tầm, chọn lọc và xin giới thiệu đến bạn Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8. Mời các bạn cùng tham khảo!

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Ngữ văn - Đề 2

Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Ngữ văn - Đề 1

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8

PHÒNG GD & ĐT PHÚ QUỐC

TRƯỜNG TH-THCS BÃI THƠM

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 8

Thời gian: 90 Phút

 

A. Phần Văn -Tiếng Việt: (4 điểm)

Câu 1: (1 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng? Câu 2: (1 điểm): Qua văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen ry, tại sao nói chiếc lá cụ Bơ - men vẽ được coi là một kiệt tác?

Câu 3: (1 điểm): Câu ghép là gì? Cho ví dụ và phân tích quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó?

Câu 4: (1 điểm): Nêu công dụng của dấu ngoặc kép?

B. Phần Tập làm văn: (6 điểm)

Câu 5: Giới thiệu về một vật dụng trong gia đình.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8

Câu

Nội dung

Điểm

 

Câu 1 (1đ)

Nêu nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ”

- Kể lại lại một cách chân thực, cảm động những cay đắng tủi cực cùng tình yêu thương mãnh liệt của nhà văn đối với người mẹ bất hạnh khi gặp lại mẹ.

 

 

 

 

Câu 2

(1 đ)

Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì:

- Lá vẽ rất giống thật

- Nhờ nó mà giôn – xi được hồi phục

- Vẽ bằng lòng yêu thương bao la và sự hi sinh cao thượng của con người.

 

0,25 đ

0,25 đ

0,5 đ

 

Câu 3 (1đ)

1. Nêu đúng định nghĩa câu ghép

- Câu ghép là câu do hai kết cấu chủ vị trở lên không bao chứa nhau tạo thành, mỗi kết cấu chủ vị được gọi là một vế câu.

- Cho ví dụ đúng và xác định đúng quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó.

0,5đ

 

 

 

0,5đ

 

Câu 4 (1đ)

Nêu được công dụng của dấu ngoặc kép:

- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;

- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai

- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san được dẫn.

 

0,25đ

0,5đ

0,25đ

Câu 5 (6đ)

 

* Yêu cầu chung:

- Học sinh biết viết đúng đặc trưng kiểu bài văn thuyết minh.

- Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.

* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

a/ Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về đồ dùng

- Cảm xúc chung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b/ Thân bài:

- Nêu đặc điểm, cấu tạo, công dụng của vật dụng ấy.

- Cách sử dụng và bảo quản.

- Vai trò trong cuộc sống. c/ Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em về vật dụng đó (ở hiện tại và tương lai).

 

 

 

 

 

 

ĐỀ SỐ 2

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN NAM TRỰC

TRƯỜNG THCS NAM TOÀN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015- 2016

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8

Thời gian làm bài 90 phút

 

I. PHẦNTRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án của câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” được làm theo thể thơ gì?

a. Thất ngôn bát cú        c. Lục bát

b. Thất ngôn tứ tuyệt      d. Song thất lục bát

Câu 2: Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn bản nhật dụng?

a. Tôi đi học.          c. Cô bé bán diêm.

b. Hai cây phong.      d. Ôn dịch, thuốc lá.

Câu 3: Các từ lưới, nơm, câu, vó thuộc trường từ vựng nào?

a. Dụng cụ để đựng            c. Dụng cụ học tập

b. Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản    d. Dụng cụ nấu nướng.

Câu 4: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?

a. Mẹ về khiến cả nhà đều vui.       c. Chị quay đi và không nói nữa

b. Con bò đang gặm cỏ            d. Đêm càng khuya càng lạnh.

Câu 5: Dấu ngoặc đơn dùng để?

a. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

b. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.

c. Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung).

d. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Câu 6: Nối cột A và B sao cho phù hợp và điền kết quả vào cột C.

A

B

C

1. Trợ từ

a. là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi

vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán ...

1 ………….

2. Thán từ

b. là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về

nghĩa.

2 ………….

3. Tình thái từ

c. là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của

người nói hoặc dùng để gọi đáp.

3…………..

 

d. là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự

việc.

 

I. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: (2 điểm)

a. Câu ghép là gì?

b. Tìm câu ghép trong đoạn trích sau và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu? “…Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương..."

(Theo Vũ Tú Nam, Biển đẹp)

Câu 2: (1 điểm) Nêu ý nghĩa của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”.

Câu 3: (5 điểm) Thuyết minh về cái phích nước.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Học sinh trả lời đúng một câu cho 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

a

D

b

a

c

1d

2c

3a

 

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

(2 điểm)

Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế

câu.

 

(1 điểm)

 

- Câu ghép trong đoạn trích: Trời xanh thẳm, biển xanh thẳm

(0,5 điểm)

như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ

 

màng dịu hơi sương.

(0,5 điểm)

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ điều kiện-kết quả

 
 

Ý nghĩa của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”: với những phân tích

 

Câu 2

khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với

(1 điểm)

(1 điểm)

đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn

 
 

ngừa tệ nạn hút thuốc lá.

 

 

 

Câu 3

(5 điểm)

* Yêu cầu chung:

a. Hình thức:

- Bài viết có đầy đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Chữ viết đẹp, đúng ngữ pháp. Trình bày sạch sẽ.

- Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy.

b. Nội dung: Đảm bảo yêu cầu của kiểu bài thuyết minh.

 
 

* Yêu cầu cụ thể.

a. Mở bài: Giới thiệu cái phích nước là thứ đồ dùng thường có trong mỗi gia đình và công dụng của nó.

 

(0,5 điểm)

 

b. Thân bài:

- Nguồn gốc.

- Cấu tạo.

- Tác dụng.

- Cách giữ gìn và bảo quản.

(4 điểm)

(1 điểm)

(1 điểm)

(1 điểm)

(1 điểm)

 

c. Kết bài: Khẳng định vai trò của cái phích nước đối với đời

sống chúng ta.

(0,5 điểm)

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

download.com.vn