Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017-2018 - Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Vật lý
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017-2018. Tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh lớp 7 ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi học kì 1 sắp tới. Chúc các bạn thành công.
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm):
Viết chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời em cho là đúng vào giấy kiểm tra.
Câu 1: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm là ảnh:
A. Lớn bằng vật B. Bé hơn vật. C. Gấp đôi vật D. Lớn hơn vật.
Câu 2: Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?
A.Ngôi sao trên bầu trời ban đêm B. Mặt trời
C. Bếp lửa đang cháy D. Bóng đèn dây tóc đang sáng
Câu 3: Vật phản xạ tốt là những vật có bề mặt:
A. Phẳng và mềm B. Nhẵn và cứng C. Gồ ghề và mềm D. Mấp mô và cứng
Câu 4: Chiếu một tia tới lên gương phẳng. Biết góc phản xạ i’ = 300, góc tới bằng:
A. 150 B. 900 C. 600 D. 300
Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?
A. Mặt trời ngừng phát ra ánh sang
B. Mặt trời bỗng nhiên biến mất
C. Mặt trời bị mặt trăng che khuất nên ánh sáng mặt trời không đến dược mặt đất
D. Người quan sát đướng nữa sau trái đất
Câu 6: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng của cùng một vật sẽ như thế nào?
A. Ảnh ở gương cầu lồi sẽ nhỏ hơn ảnh ở gương phẳng
B. Ảnh ở gương cầu lồi bằng ảnh ở gương phẳng
C. Ảnh ở gương cầu lồi sẽ lớn hơn ảnh ở gương phẳng
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 7: Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi:
A. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra
B. Âm phát ra và âm phản xạ đến tai cùng một lúc
C. Âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất 1/15giây
D. Âm phản xạ gặp vật cản
Câu 8: Vật phát ra âm to hơn khi nào?
A. Khi vật dao động nhanh hơn B. Khi biên độ dao động lớn
C. Khi tần số dao động lớn hơn D. Cả ba trường hợp trên
II. PHẦN TỰ LUẬN:(6 điểm)
Câu 1 (1,5đ):
a. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
b. Giải thích vì sao trên ôtô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp gương phẳng?
Câu 2 (1đ): Âm có thể truyền được qua môi trường nào và môi trường nào thì không truyền được âm? Thông thường, âm truyền đi trong môi trường nào nhanh nhất, chậm nhất ? Trong khi lan truyền, độ to của âm thay đổi như thế nào?
Câu 3 (1,5đ): Dựa vào tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB và BOA đặt trước gương phẳng (hình 1)
Câu 4 (1,5đ):
Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để ta có thể nghe được tiếng vang. Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7
I/ TRẮC NGHIỆM (4đ)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ.
CÂU | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
ĐÁP ÁN | D | A | B | D | C | A | C | B |
II/ TỰ LUẬN (6đ)
Câu | Ý | Đáp án | Điểm |
1 (1,5đ) | a |
- Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới - Góc phản xạ bằng góc tới | 0,5 |
b |
Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lội rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng nên giúp người lái xe quan sát được vùng rộng hơn ở phía sau
| 1 | |
Câu 2 (1đ) | -Âm có thể truyền qua các môi trường rắn, lỏng, khí nhưng không thể truyền được trong chân không . -Vận tốc truyền âm trong chất rắn là tốt nhất đến chất lỏng và đến chất khí. - Độ to của âm sẽ nhỏ dần khi lan truyền | 0,5
0,5 | |
Câu 3 (1,5đ) | a | Vẽ đúng hình |
0,5 |
b | Vẽ đúng hình | 1,0 | |
Câu 4 (1,5đ) | Đề nghe được tiếng vang thì âm phản xạ phải cách âm trực tiếp một khoảng thời gian ngắn nhất là 1/15s Quãng đường âm đi được bằng hai lần khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường nên âm đi từ người nói đến bức tường là 1/30s Khoảng cách từ người nói đến bức tường là : S=v.t= 340. 1/30=11.3 (m) |
0.5
0,5 0,5 |