Bộ đề thi học kì 2 lớp 10 năm 2018 - 2019 - Tổng hợp đề kiểm tra cuối kì II lớp 10
Nội dung chi tiết:
Nhằm đem đến cho quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều tài liệu học tập, Download.com.vn xin giới thiệu tài liệu Bộ đề thi học kì 2 lớp 10 năm học 2018 - 2019.
Đây là tài liệu cực kì hữu ích, tổng hợp đề thi của tất cả các môn: Toán, Văn, Sử, Địa, Vật lý, Anh, Sinh học, Hóa học,Công nghệ, GDCD, Tin học. Hy vọng với tài liệu này quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu giảng dạy, đề thi hay và chất lượng giúp các em học sinh ôn tập kiến thức lớp 6, chuẩn bị cho kiểm tra học kì 2 được tốt nhất.
Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Hóa học
Cho biết: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Cl = 35,5; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32;
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba=137, Mn =55.
PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: S + H2SO4 đ g X + H2O. Vậy X là:
A. SO2
B. H2S
C. H2SO3
D. SO3
Câu 2: trong hợp chất nào, nguyên tố S không thể hiện tính oxi hóa?
A. Na2SO3
B. SO2
C. H2SO4
D. Na2S
Câu 3: Để nhận biết iot người ta dùng:
A. Quỳ tím
B. hồ tinh bột
C. dd AgNO3
D. dd phenolphtaléin.
Câu 4: Cấu hình electron nguyên tử của lưu huỳnh ở trạng cơ bản:
A. 1s22s22p63s23p4.
B. 1s22s22p4
C. 1s22s22p63s23p33d1 .
D. 1s22s22p63s23p6.
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách
A. điện phân nước.
B. nhiệt phân Cu(NO3)2.
C. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.
D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Câu 6: dd H2SO4 phản ứng được với nhóm chất nào sau:
A. Fe, AgNO3, Na2SO4, CuS.
B. Mg, AgNO3, Na2SO3, CuS Ca(OH)2
C. Cu, AgNO3, Na2CO3, PbS
D. Fe, AgNO3, Na2S, CaCO3, CuO.
Câu 7: Phát biểu đúng là
A. Muốn pha loãng axit H2SO4 đặc, ta rót nước vào axit.
B. Lưu huỳnh trioxit vừa có tính oxi hóa vừa có tỉnh khử.
C. Hầu hết các muối sunfat đều không tan.
D. Axit H2SO4 đặc có tính háo nước mạnh, nên khi sử dụng phải hết sức thận trọng.
Câu 8: Mỗi ngày mỗi người cần bao nhiêu m3 không khí để thở ?
A. 10 – 20.
B.20 – 30.
C. 30 – 40.
D. 40 – 50.
Câu 9: Những phản ứng nào sau đây chứng minh tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi ?
(1) O3 + Ag →
(2) O3 + KI + H2O →
(3) O3 + Fe →
(4) O3 + CH4 →
A. 1, 2.
B.2, 3.
C. 2, 4.
D. 3, 4.
Câu 10: Kết luận gì có thể rút ra được từ 2 phản ứng sau :
H2 + S → H2S (1)
S + O2 → SO2 (2)
A. S chỉ có tính khử.
B.S chỉ có tính oxi hóa.
C. S vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
D. S chỉ tác dụng với các phi kim.
Câu 11: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 5.
B. 6.
C. 8.
D. 7.
Câu 12: Hòa tan hết 2,61 gam hỗn hợp Fe, Zn, Al và kim loại M trong dung dịch H2SO4 dư thấy thoát ra 448 ml khí H2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là:
A. 2,49 g
B. 3,45g
C. 4,53 g
D. 5,37 g
Câu 13: Hòa tan hết m gam Fe trong lượng dư H2SO4 đặc nóng thu được 6,72 lít SO2 đktc sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là?
A. 5,6 gam
B.8,4 gam
C. 11,2 gam
D. 6,72 gam
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam Al trong khí Cl2 dư, thu được 26,7 gam muối. Giá trị của m là
A. 5,4.
B. 2,7.
C. 4,05.
D. 8,1.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 g lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M. Lượng chất kết tủa thu được sau phản ứng là:
A. 10,85g
B. 12g
C. 7,2 g
D. 6g
Câu 16: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 131,4 gam X vào nước, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 123,12 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 40,32 lít khí SO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 104,16.
B. 94
C. 131,52.
D. 236,40.
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Viết phương trình phản ứng xảy ra (ghi rỏ điều kiện nếu có) khi cho các chất sau:
1. H2SO4 loãng tác dụng với: Mg, FeS, Ag, Fe3O4, FeSO3, Zn(OH)2
2. H2SO4 đặc nóng tác dụng với: C, Zn, CuS, Fe(OH)3, NaNO3
Câu 2: Thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi rỏ điều kiện):
Câu 3: Nhận biết các dung dịch: Na2SO4, KNO3, NaOH, HNO3, CaCl2, HI, Ba(OH)2
Câu 4: a. Thực hiện các thí nghiệm sau.
(1) Cho khí SO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
(2) Cho khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2
(3) Cho khí H2S vào dung dịch nước brom
(4) Cho khí Cl2 vào dung dịch FeCl2
(5) Cho dung dịch HCl vào dung dịch K2Cr2O7.
A. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)?
B. Viết 2 phương trình chứng minh SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
Câu 5: Cho 10,52 gam hỗn hợp X gồm Fe và Al tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thu được dung dịch A và 6,944 lít khí ở đktc.
A. Tính khối lượng và thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
B. Cho hỗn hợp X tác dụng với H2SO4 đặc nóng thu được khí SO2. Dẫn toàn bộ khí SO2 vào 120 ml dung dịch gồm Ba(OH)2, 1M và NaOH 1,5M thu được kết tủa X và dung dịch Y. Tính thể tích Ba(OH)21M tối thiểu cần dùng để tác dụng với dung dịch Y để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tính khối lượng kết tủa thu được trong hai trường hợp?
.............
Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn
Ma trận đề thi
Mức độ Năng lực | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Tổng số |
I. Đọc hiểu - Tác gia Nguyễn Du - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt - Định nghĩa phép điệp, nhận biết và tác dụng trong đoạn thơ | - Phương thức biểu đạt - Biện pháp tu từ - Lỗi trong diễn đạt
- Nêu định nghĩa và tìm biện pháp tu từ trông câu thơ | - Nêu được nội dung chính của đoạn văn. - Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ
- Tác dụng của biện pháp tu từ: Phép điệp |
- sửa câu |
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
3,0 15% |
1,5 10% |
0,5 5% |
| 5 ( 8 ý) 5,0 50% |
II. Làm văn | - Đảm bảo bố cục bài văn - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm | - Hiểu được yêu cầu của đề: trình bày cảm nhận về tài sử dụng ngôn ngữ và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích | - Từ hiểu biết về đoạn trích Trao duyên và kĩ năng đọc hiểu thơ, trình bày cảm nhận về tài và tình Nguyễn Du theo yêu cầu của đề | - Liên hệ thực tế, rút ra bài học từ vấn đề được nghị luận |
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1,0 10% |
1,0 10% |
2,0 20% |
1,0 10% | 1 5,0 50% |
Tổng chung Số câu Số điểm Tỉ lệ |
4,0 40% |
2,5 25% |
2,5 25% |
1,0 10% |
6 10,0 100% |
Đề bài
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Câu 1 (1.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội ) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền ( nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm sinh năm 1708 mất 1775 và mẹ là Trần Thị Tần 1740- 1778, quê Bắc Ninh.”
(Theo sách Ngữ văn 10, tập hai, trang 92)
- Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 2 (1,0 điểm): Xác định lỗi trong câu sau và sửa lại cho đúng:
Có được quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn.
Câu 3 (1,0 điểm): Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó:
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
(Chinh phụ ngâm – bản diễn Nôm Đoàn Thị Điểm)
Câu 4 (2,0 điểm):
Nêu khái niệm phép điệp? Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ sau:
...Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh...”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm):
Anh/chị hãy phân tích những câu thơ sau trong đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Từ việc phân tích đoạn thơ anh/chị hãy liên hệ với chữ “hiếu” thời hiện đại.
“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc vành với bức tờ mây,
|Duyên này thì giữ, vật này của chung”
(Trích Trao duyên, theo Sách Ngữ văn 10, tập hai - NXB Giáo dục)
............
Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học
TRƯỜNG THPT ................
| ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2018 - 2019 Môn: Sinh học 10 (Thời gian làm bài: 60 phút) |
Ma trận đề thi
Mạch kiến thức | Mứ độ tư duy | Tổng | ||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | ||
Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào | 9 câu TN | 3 câu TN |
| 2,4 điểm |
Phân bào | 5 câu TN | 2 câu TN | 1 câu tự luận | 2,4 điểm |
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV | 2 câu TN |
|
| 0,4 điểm |
Sinh trưởng và sinh sản ở VSV | 3 câu TN | 2 câu TN |
| 1,0 điểm |
Virut và bệnh truyền nhiễm | 11 câu TN 1 câu tự luận | 3 câu TN |
| 3,8 điểm |
Tổng | 7,0 điểm | 2,0 điểm | 1,0 điểm | 10 điểm |
Đề bài
Câu 1. Sản phẩm của sự phân giải chất hữu cơ trong hoạt động hô hấp là :
a. Ôxi, nước và năng lượng
b. Nước, đường và năng lượng
c. Nước, khí cacbônic và đường
d. Khí cacbônic, nước và năng lượng
Câu 2. Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp là
a. ATP
b. NADH
c. ADP
d. FADH2
Câu 3. Năng lượng giải phóng khi tế bào tiến hành đường phân 1 phân tử glucôzơ là :
a. Hai phân tử ADP
b. Một phân tử ADP
c. Hai phân tử ATP
d. Một phân tử ATP
Câu 4. Quá trình ô xi hoá tiếp tục axit piruvic xảy ra ở
a. Màng ngoài của ti thể
b. Trong chất nền của ti thể
c. Trong bộ máy Gôn gi
d. Trong các ribôxôm
Câu 5. Trong chu trình Crep, mỗi phân tử axeetyl-CoA được oxi hoá hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2?
a. 4 phân tử
b. 2 phân tử
c. 3 phân tử
d. 1 phân tử
Câu 6. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ thông qua sử dụng năng lượng của ánh sáng được gọi là :
a. Hoá tổng hợp
b. Hoá phân li
c. Quang tổng hợp
d. Quang phân li
Câu 7. Chất nào sau đây được cây xanh sử dụng làm nguyên liệu của quá trình quang hợp
a. Khí ôxi và đường
b. Đường và nước
c. Đường và khí cabônic
d. Khí cabônic và nước
Câu 8. Phát biểu sau đây đúng khi nói về cơ chế của quang hợp là :
a. Pha sáng diễn ra trước, pha tối sau
b. Pha tối xảy ra trước, pha sáng sau
c. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời
d. Chỉ có pha sáng , không có pha tối
Câu 9. Pha tối quang hợp xảy ra ở :
a. Trong chất nền của lục lạp
b. Trong các hạt grana
c. Ở màng của các túi tilacôit
d. Ở trên các lớp màng của lục lạp
Câu 10. Hoạt động sau đây xảy ra trong pha tối của quang hợp là :
a. Giải phóng ô xi
b. Biến đổi khí CO hấp thụ từ khí quyển thành cacbonhidrat
c. Giải phóng điện tử từ quang phân li nước
d. Tổng hợp nhiều phân tử ATP
Câu 11. Chu trình nào sau đây thể hiện cơ chế các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp?
a. Chu trình Canvin
b. Chu trình Crep
c. Chu trình Cnôp
d. Tất cả các chu trình trên
Câu 12. Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là:
a. Cabonhidrat được tạo ra trong pha sáng của quang hợp
b. Khí ô xi được giải phóng từ pha tối của quang hợp
c. ATP và NADPH không được tạo ra từ pha sáng
d. Cả a, b, c đều có nội dung sai
Câu 13. Trong 1 chu kỳ tế bào , kỳ trung gian được chia làm
a. 1 pha
c. 3 pha
b. 2 pha
d. 4 pha
Câu 14. Quá trình phân chia nhân trong một chu kì nguyên phân bao gồm
a. Một kỳ
c. Ba kỳ
b. Hai kỳ
d. Bốn kỳ
Câu 15. Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân ?
a. Kỳ đầu , kỳ sau , kỳ cuối , kỳ giữa
b. Kỳ sau ,kỳ giữa ,Kỳ đầu , kỳ cuối
c. Kỳ đầu , kỳ giữa , kỳ sau , kỳ cuối
d. Kỳ giữa , kỳ sau , kỳ đầu , kỳ cuối
Câu 16. Số lượng tế bào con sinh ra từ 1 tế bào mẹ sau 1 lần nguyên phân là bao nhiêu?
a. 1 tế bào
b. 2 tế bào
c. 3 tế bào
d. 4 tế bào
Câu 17. Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là :
a. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể
b. Có một lần phân bào
c. Chỉ xảy ra ở các tế bào xô ma
d. Tế bào con có số nhiễm sắc thể bằng 1 nửa so với tế bào mẹ
Câu 18. Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là :
a. 5
b.10
c.15
d.20
Câu 19. Nhờ những quá trình nào mà bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ?
a. Giảm phân
b. Thụ tinh
c. Nguyên phân
d. Cả 3 quá trình
Câu 20. Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2, được gọi là :
a. Quang dị dưỡng
b. Hoá dị dưỡng
c. Quang tự dưỡng
d. Hoá tự dưỡng
Câu 21. Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách :
a. Phân đôi
c. Tiếp hợp
b. Nẩy chồi
d. Hữu tính
Câu 22. Hình thức sinh sản có thể tìm thấy ở nấm men là :
a. Tiếp hợp và bằng bào tử vô tính
b. Phân đôi và nẩy chồi
c. Tiếp hợp và bằng bào tử hữu tính
d. Bằng tiếp hợp và phân đôi
Câu 23. Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc ?
a. Các chất phênol
b. Chất kháng sinh
c. Phoocmalđêhit
d. Rượu
Câu 24. Vi sinh vật sau đây trong hoạt động sống tiết ra axit làm giảm độ PH của môi trường là:
a. Xạ khuẩn
b. Vi khuẩn lam
c. Vi khuẩn lăctic
d. Vi khuẩn lưu huỳnh
Câu 25 Nhóm vi sinh vật sau đây có nhu cầu độ ẩm cao trong môi trường sống so với các nhóm vi sinh vật còn lại là :
a. Vi khuẩn
b. Nấm men
c. Xạ khuẩn
d. Nấm mốc
Câu 26. Điều sau đây đúng khi nói về vi rút là :
a. Là dạng sống đơn giản nhất
b. Dạng sống không có cấu tạo tế bào
c. Chỉ cấu tạo từ hai thành phần cơ bản prôtêin và axit nuclêic
d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 27. Cấu tạo nào sau đây đúng với virut?
a. Tế bào có màng, tế bào chất, chưa có nhân
b. Tế bào có màng, tế bào chất, có nhân sơ
c. Tế bào có màng, tế bào chất, có nhân chuẩn
d. Có vỏ capsit chứa bộ gen bên trong
.............
II. Phần tự luận
Câu 1 (1,0 điểm). Một nhóm gồm 4 tế bào sinh dục đực ở người, mỗi tế bào thực hiện nguyên phân 4 lần liên tiếp.
a. Hãy cho biết quá trình trên đã tạo ra bao nhiêu tế bào con?
b. Nếu tất cả các tế bào vừa được hình thành ở trên đều trải qua quá trình giảm phân và hình thành tinh trùng thì có bao nhiêu tinh trùng được tạo ra?
Câu 2 (1,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm lây lan theo các phương thức nào? Làm thế nào để phòng chống bệnh truyền nhiễm?
---------------------Hết------------------
...........
Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Công nghệ
Ma trận đề thi
Nội dung kiến thức | Mức độ nhận thức | Cộng | |||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||||
| Nêu được đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình và DNN | Nêu được vốn cố định bao gồm những yếu tố nào | Tính toán được số lượng sản phẩm bán ra thị trường của doanh nghiệp |
|
| ||||||||
Số câu hỏi | 2 |
| 3 |
|
| 1 |
|
| 6 | ||||
Số điểm Tỉ lệ % | 1 10% |
| 1,5 15% |
|
| 1,5 15% |
|
| 4 40% | ||||
2. Xác định kế hoạch kinh doanh | Nêu được các loại vốn trong doanh nghiệp |
|
|
|
| ||||||||
Số câu hỏi | 5 |
|
|
|
|
|
|
| 5 | ||||
Số điểm Tỉ lệ % | 2,5 25% |
|
|
|
|
|
|
| 2,5 25% | ||||
3. Quản lí doanh nghiệp | Nêu được khái niệm thế nào là thị phần, chứng khoán |
| Tính toán được doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp |
|
| ||||||||
Số câu hỏi | 4 |
|
|
|
| 1 |
|
| 4 | ||||
Số điểm Tỉ lệ % | 2 20% |
|
|
|
| 1,5 15% |
|
| 3,5 35% | ||||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % | 11 5,5 55% |
| 3 1,5 15% |
|
| 2 3 30% |
|
| 16 10 100% |
Đề bài
TRƯỜNG THPT ................
| ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2018 - 2019 Môn: Công nghệ 10 (Thời gian làm bài: 60 phút) |
Phần I. Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng nhất (6 điểm)
Câu 1: Đâu không phải là đặc điểm của mô hình cấu trúc doanh nghiệp nhỏ:
A. Quyền quản lí tập trung vào một người
B. Ít đầu mối quản lí
C. Phân chia theo chức năng chuyên môn.
D. Dễ thích nghi với những thay đổi của môi trường kinh doanh.
Câu 2: Việc phân chia nguồn lực của doanh nghiệp không bao gồm:
A. Trang thiết bị, máy móc
B. Nhân lực
C. Vốn của chủ doanh nghiệp
D. Tài chính
Câu 3: Nghiên cứu thị trường nhằm mục đích:
A. Xác định cơ hội kinh doanh
B. Xác định nhu cầu khách hàng
C. Xác định khả năng doanh nghiệp
D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Nội dung lựa chọn cơ hội kinh doanh gồm:
A. Xác định lĩnh vực kinh doanh
B. Xác định khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp
C. Xác định vì sao nhu cầu khách hàng chưa được thỏa mãn
D. Xác định nhu cầu tài chính cho từng cơ hội kinh doanh
Câu 6: Gia đình chị H kinh doanh quạt điện, mỗi ngày bán được 10 cái. Như vậy kế hoạch mua gom mặt hàng mỗi năm đủ để bán ra là:
A. 3000 cái
B. 3650 cái
C. 2000 cái
D. 300 cái
Câu 7: Sử dụng lao động linh hoạt là:
A. Sử dụng lao động là thân nhân trong gia đình
B. Một lao động làm nhiều việc
C. Mỗi lao động làm một việc
D. Có thể thay đổi lao động được
Câu 8: Gia đình em 1 năm sản xuất được 30 tấn thóc, số lượng để lại ăn là 1 tấn, sô lượng để lại làm giống là 1,5 tấn, vậy mức bán sản phẩm ra thị trường là :
A. 27 tấn
B. 27,5 tấn
C. 28,5 tấn
D. 29 tấn
Câu 9: Doanh nghiệp nhỏ có những thuận lợi là:
A. Vốn nhiều
B. Trình độ lao động cao
C. Quản lí chặt chẽ và hiệu quả
D. Trình độ quản lí rất chuyên nghiệp
Câu 10: công thức Doanh số bán hàng chia cho định mức lao động của một người dùng để tính kế hoạch:
A. Số hàng cần bán
B. Số hàng mua
C. Số lao động cần sử dụng
D. Số lượng sản phẩm cần sản xuất
Câu 11: Ông cha ta đã có câu “ Phi thương bất phú”, nghĩa là:
A. Không giàu đừng kinh doanh
B. Không giàu không kinh doanh
C. Kinh doanh thì không giàu
D. Muốn giàu thì thì phải kinh doanh
Câu 12: Các ngành sản xuất là:
A. Công nghiệp
B. Nông nghiệp
C. Tiểu thủ công nghiệp
D. Tất cả đều đúng
Phần II. Tự luận ( 4 điểm)
Câu 1: Anh Nam trồng chè. Mỗi tháng thu hoạch 200 kg chè: 10% gia đình sấy khô dùng dần, 5% để biếu tặng. Vậy anh Nam trung bình 1 năm đã bán ra thị trường là bao nhiêu kg chè ?
Câu 2: Công ty tư nhân Tân An có báo cáo kết quả kinh doanh trong tháng 3/N như sau:
Loại mặt hàng | Số lượng tiêu thụ (sản phẩm) | Giá mua một sản phẩm (đ) | Giá bán một sản phẩm (đ) |
Bình lọc nước | 120 | 1 100 000 | 1 500 000 |
Máy hút bụi | 100 | 1 000 000 | > giá mua 40% |
Bếp ga | 150 | = 40% giá bán | 500 000 |
- Tiền lương, vận chuyển là 50 000 000đ. - Tổng vốn kinh doanh là 500000000 đ |
a.Tính lợi nhuận của doanh nghiệp (thuế thu nhập của doanh nghiệp phải nộp là 20% tiền lương và vận chuyển).
b. Tính tỉ lệ sinh lời của doanh nghiệp
..............
Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Lịch sử
Đề bài
Câu 1. Mùa xuân năm 554, Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam Đế) đặt quốc hiệu là
A. Xích Quỷ
B. Vạn Xuân
C. Đại Việt
D. Việt Nam
Câu 2. Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì?
A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến
B. Chống ách đô hộ của nhà Hán
C. Chống ách đô hộ của nhà Đường
D. Khởi nghĩa thắng lợi, mở ra giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc
Câu 3. Ý nghĩa lịch sử của chiến thằng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 là gì?
A. Buộc quân Nam Hán phải từ bỏ mộng xâm lược nước ta
B. Nâng cao vị thế của nước ta trong khu vực
C. Mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta
D. Tạo điều kiện để đi đến một thắng lợi hoàn toàn
Câu 4. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về đâu ?
A. Thanh Hóa
B. Ninh Bình
C. Thăng Long
D. Sài Gòn
Câu 5. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV được xây dựng theo thể chế nào ?
A. Dân chủ
B. Cộng hòa
C. Quân chủ
D. Quân chủ chuyên chế
Câu 6. Các xưởng thủ công do nhà nước, tổ chức và quản lí trong các thế kỉ
XI - XV được gọi là
A. đồn điền
B. quan xưởng
C. quân xưởng
D. quốc tử giám
Câu 7. Thương nghiệp nước ta dưới thời Lý, Trần và Lê sơ phát triển như thế nào ?
A. Lý , Trần khá phát triển, Lê sơ cực thịnh
B. Lý , Trần suy yếu, Lê sơ khá phát triển
C. Lý, Trần khá phát triển, Lê sơ suy yếu
D. Lý , Trần phát triển, Lê sơ phát triển
Câu 8. Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”?
A. Lý Thường Kiệt
B. Trần Thủ Độ
C. Trần Hưng Đạo
D. Trần Thánh Tông
Câu 9 . Điểm khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông Nguyên thời Trần là gì ?
A. Khi quân Tống hùng mạnh, quân Mông -Nguyên gặp nhiều khó khăn
B. Khi quân Tống gặp nhiều khó khăn, quân Mông- nguyên hùng mạnh
C. Khi quân Tống và quân Mông -Nguyên gặp nhiều khó khăn
D. Khi quân Tống và quân Mông- Nguyên hùng mạnh
Câu 10. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập
A. Quốc Tử Giám
B. Đông Kinh Nghĩa Thục
C. Văn Miếu
D. Chùa Một Cột
Câu 11. Dưới thời Lý – Trần , phật giáo có vị trí như thế nào ?
A. Trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến thống trị
B. Không phổ cập nhưng hòa lẫn với các tín ngưỡng dân gian
C. Được du nhập vào nước ta
D. Đặc biệt quan trọng và phổ biến trong nhân dân
Câu 12. Đặc điểm nổi bật của thơ văn nước ta thế kỉ XI – XV là gì ?
A. Niềm tự hào , lòng yêu nước, yêu quê hương
B. Niềm tự hào, lòng yêu nước , ca ngợi sự phát triển của đất nước
C. Lòng yêu nước, yêu quê hương, tự tôn dân tộc
D. Niềm tự hào , tự tôn dân tộc , lòng yêu nước
Câu 13. Năm 1527, vương triều Mạc được thành lập là do đâu ?
A. Các tướng lĩnh trong triều Lê sơ đã suy tôn Mạc Đăng Dung lên làm vua
B. Vua Lê tự nguyện nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung
C. Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi
D. Nhà Minh ép vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung
Câu 14. Con sông lịch sử chia cắt đất nước thành Đàng trong và Đàng ngoài
A. Sông Mã
B. Sông La
C. Sông Gianh
D. Sông Bến Hải
Câu 15. Thế kỉ XVI, nước ta ở trong tình trạng bị chia cắt bởi cục diện
A. Nam triều – Bắc triều
B. Vua Lê – Chúa Trịnh
C. Đàng Ngoài – Đàng Trong
D. Họ Trịnh – họ Nguyễn
Câu 16. Khi nhà Lê suy yếu, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập nên Nhà Mạc là một sựu thay thế
A. hợp quy luật
B. đi ngược quy luật
C. đảo lộn
D. của nghịch thần
Câu 17. Việc Nhà Mạc cắt đất phần phục Nhà Minh đã dẫn tới điều gì ?
A. Được nhân dân ủng hộ
B. Bị cô lập
C. Được nhân dân tin tưởng
D. Bảo vệ được đất nước
Câu 18. Nét mới trong ngoại thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là gì?
A. Đã xuất hiện những thương nhân đến từ châu Âu
B. Đàng Trong đã hình thành các thương cảng lớn nhất đất nướca
C. Sự ra đời của các cơ quan chuyên trách việc buôn bán với nước ngoài
D. Sự ra đời của những đội thuyền lớn để buôn bán với châu Âu
Câu 19. Nông nghiệp trong thế kỉ XVI – XVIII có hạn chế gì ?
A. Ruộng đất tập chung vào tay giai cấp địa chủ phong kiến
B. Ruộng đất mở rộng
C. Ruộng đất được chia đều cho nhân dân
D. Ruộng đất do nhà nước quản lí
Câu 20. Giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương nước ta suy yếu do đâu ?
A. Chính sách “ đóng cửa” của nhà nước
B. Do chế độ ngân sách nhà nước và sự suy yếu của nông nghiêp, thương nghiệp
C. Do chế độ thuế khóa, quan lại khám xét phiền phức
D. Do bên ngoài tác động vào và do chiến tranh
Câu 21. Trung tâm trao đổi, buôn bán sầm uất nhất Đàng Trong ở đâu ?
A. Hội An (Quảng Nam)
B. Nước Mặn (Bình Định)
C. Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh)
D. Thanh Hà (Phú Xuân – Huế)
Câu 22. Phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm nào?
A. Năm 1771
B. Năm 1775
C. Năm 1789
D. Năm 1791
Câu 23. Trận đánh quyết định nào ta giành thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm ?
A. Trận Bạch Đằng
B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút
C. Trận Chi Lăng – Xương Giang
D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa
Câu 24. Trong những năm 1786 – 1788, với việc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê, đóng góp của phong trào Tây Sơn là gì?
A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước
B. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước
C. Thiết lập vương triều Tây Sơn
D. Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc
Câu 25. Vai trò của Quang Trung – Nguyễn Huệ trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và Thanh là gì ?
A. Xây dựng vương triều mới
B. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước
C. Đánh tan quân xâm lược và đưa ra chính sách tiến bộ
D. Đánh tan quân Xiêm , Thanh và bảo vệ được nền độc lập tổ quốc
.................
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết