Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2018 - 2019 - Toàn bộ đề kiểm tra cuối kì II lớp 7
Nhằm đem đến cho quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều tài liệu học tập, Download.com.vn xin giới thiệu tài liệu Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm học 2018 - 2019.
Đây là tài liệu cực kì hữu ích, tổng hợp đề thi của tất cả các môn: Toán, Văn, Sử, Địa, Vật lý, Anh, Sinh học, Công nghệ, GDCD, Tin học. Hy vọng với tài liệu này quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu giảng dạy, đề thi hay và chất lượng giúp các em học sinh ôn tập kiến thức lớp 11, chuẩn bị cho kiểm tra học kì 2 được tốt nhất.
Đề kiểm tra học kì 2 lớp 7 môn Lịch sử
Ma trận đề kiểm tra
Tên chủ đề (nội dung/chương) | Mức độ nhận thức | ||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nước Đại Việt đầu thế kỉ XV. Thời Lê sơ | Nêu những thành tựu chủ yếu về giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ ? | Vì sao Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên ? | |
30 % TSĐ=3 điểm | 67 %TSĐ=2 điểm | 33 %TSĐ=1 điểm | |
Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII | - Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? | - Trình bày tóm tắt cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết kỉ dậu 1789? (4 điểm) | - Vì sao chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ quốc ngữ của nước ta? (1 điểm) - Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỷ Dậu 1789? (1 điểm) |
70 % TSĐ=7 điểm | 14 %TSĐ= 1 điểm | 57 %TSĐ= 4 điểm | 29 %TSĐ= 2 điểm |
Tổng số câu : 3 Tổng số điểm: 10đ Tỉ lệ % : |
3đ 30% |
4đ 40% |
3đ 30% |
Đề bài
(Đề bài gồm 03 câu)
Câu 1 (3 điểm)
Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ. Vì sao Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên ?
Câu 2 (5 điểm)
Trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu 1789? Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu?
Câu 3 (2 điểm)
Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ quốc ngữ của nước ta?
- Hết-
Đáp án môn Lịch sử
Câu | Nội dung - kiến thức trình bày | Điểm |
1 (3 điểm) | Những thành tựu chủ yếu về giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ - Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. - Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn, Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế. - Thời Lê sơ (1428 - 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 Tiến sỹ và 20 Trạng nguyên. Vì: - Nhà nước quan tâm đến giáo dục - Truyền thống hiếu học của dân tộc ta. Đất nước hòa bình |
1
0,5
0,5
0,5 0,5 |
2 (5 điểm) | Cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh - Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế (1788), lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc. Trên đường đi, đến Nghệ An và Thanh Hóa, Quang Trung đều tuyển thêm quân. - Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm năm đạo tiến ra bắc - Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. - Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, Quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn, cùng lúc đó quân ta đánh đồn Đống Đa, tướng Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. - Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng cùng một số võ quan bỏ lại quân lính, vượt sông Nhị (sông Hồng) sang Gia Lâm. - Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung cùng đoàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo vào thành Thăng Long. - Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỷ Dậu vì: - Quân Thanh mới chiếm được Thăng long, nên còn chủ quan kiêu ngạo. → Quang Trung quyết định đánh vào dịp tết để đánh vào yếu tố bất ngờ, chủ quan, làm cho địch trở tay không kịp và nhanh chóng thất bại. | 0,5
0,5 0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
|
3 (2 điểm)
| Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh : -Thế kỉ XVII tiếng Việt đã trong sáng, 1 số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo, họ dùng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt. Từ đó chữ quốc ngữ ra đời Vì : chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt là thứ chữ tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến nên đã trở thành chữ quốc ngữ của nước ta |
1
1 |
...........
Đề kiểm tra học kì 2 lớp 7 môn Địa lý
Ma trận đề kiểm tra
Cấp độ Nội dung | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng cộng điểm | |||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Châu Mỹ | Biết được đặc điểm vị trí, đặc điểm tự nhiên | 2câu 0.5đ | |||||||
Số câu | 2 | ||||||||
Số điểm | 0.5 | ||||||||
Bắc Mỹ | Biết được vị trí, đặc điểm tự nhiên, phát triển kinh tế của vùng | Vận dụng để giải thích sự khác nhau của địa hình Bắc Mỹ và Nam Mỹ | Vận dụng vẽ biểu đồ tròn |
6 câu 4đ | |||||
Số câu | 4 | 1 | 1 | ||||||
Số điểm | 1 | 2 | 1 | ||||||
Trung và Nam Mỹ | Biết được vị trí, đặc điểm tự nhiên, phát triển kinh tế, vấn đề cần thiết phải bảo vệ môi trường | Hiểu được đặc phát triển kinh tế |
|
|
8 câu 5.5đ | ||||
Số câu | 4 | 1 | 2 | 1 | |||||
Số điểm | 1 | 1.5 | 0.5 | 2.5 | |||||
TS câu | 10 1 | 2 1 | 1 | 1 | 16Câu 10đ | ||||
TS điểm | 2.5 | 1.5 | 0.5 | 2.5 | 2 | 1 | |||
Tỉ lệ | 40% | 30% | 20% | 10% |
Đề bài
A.Trắc nghiệm : .
I.Chọn các ý đúng nhất trong các câu sau :
Câu 1: Khí hậu Bắc Mỹ phân hóa the các chiều.
a) Bắc – Nam và Đông – Tây.
b) Nam– Bắc và Tây– Đông.
c) Nam– Bắc và Đông – Tây.
d) Bắc – Nam và Tây–Đông.
Câu 2: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ phong phú, đa dạng nhưng chủ yếu thuộc môi trường.
a) Đới lạnh
c) Đới ôn hòa.
b) Đới nóng.
d) Đới cận nhiệt.
Câu 3: Kênh đào pa na ma nối liền giữa 2 đại dương nào.
a) Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
b) Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
c) Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
d) Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương
Câu 4: Trung và Nam Mỹ dẫn đầu về sự phát triển nào?
a) Kinh tế
b) Dân số
c) Đô thị
d) Di dân.
II. Dựa vào kiến thức đã học, hãy điền từ ( hoặc cụm từ) vào chỗ trống(1đ)
Châu Mỹ rộng….(1)…………….,nằm hoàn toàn….(2)……………………, lãnh thổ trải dài từ vùng…..(3)……………đến vùng …..(4)…………..…..
III. Hãy nối nội dung ở cột B cho phù hợp với cột A và điền vào chỗ trả lời bên dưới sao cho đúng.
A | B Nối |
1. Phía Tây của Nam Mỹ | a. Các cao nguyên và sơn nguyên Ba-ra-xin, Guy-a-na. |
2. Phía Đông Nam Mỹ | b. Dãy núi trẻ An đét cao và đồ sộ nhất châu Mỹ. |
3. Quần đảo Ăng ti | c . gồm vô số các đảo lớn nhỏ trong biển Ca-ri-be |
4. Châu Mỹ | d. Hệ thống Coo-đi-e cao đồ sộ, hiểm trở. |
e. Lãnh thổ trải dài từ vùng Cực Bắc đến vùng cận Cực Nam |
B. TỰ LUẬN: ( 7Đ )
Câu 1: Hãy nêu những điểm giống nhau của địa hình Bắc Mỹ và địa hình Nam Mỹ.( 2đ)
Câu 2: Trình bày Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) ( về thời gian ra đời, các nước thành viên, mục đích, vai trò của Hoa Kỳ) ( 2đ)
Câu 3: Trình bày đặc điểm về dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ. (1.5đ)
Câu 4: Cơ cấu kinh tế Hoa Kỳ ( Đơn vị: %) (1.5đ)
Công nghiêp | Nông nghiệp | Dịch vụ |
26% | 2% | 72% |
.............
Đề kiểm tra học kì II môn GDCD
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)
Câu 1: ( 0,5 điểm)
Cơ quan nào dưới đây là cơ quan hành chính nhà nước?
A. Hội đồng nhân dân
C. Uỷ ban nhân dân
B. Viện kiểm sát nhân dân
D. Tòa án nhân dân
Câu 2. (0,5 điểm)
Di sản văn hoá nào dưới đây là di sản văn hoá vật thể?
A. Cố đô Huế;
B. Bí quyết nghề đúc đồng;
C. Hát ca trù;
D. Trang phục áo dài truyền thống.
Câu 3: (0,5 điểm)
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) thuộc cơ quan nào:
A. Cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sở.
B. Cơ quan chấp hành nghị quyết của hội đồng nhân dân
C. Cơ quan nhà nước của dân, do dân, vì dân
D. Cơ quan nhà nước cấp huyện (quận, thị xã)
Câu 4: (0,5 điểm)
Hành vi nào dưới đây là mê tín dị đoan?
A. Đi lễ nhà thờ
C. Xin thẻ
B. Thờ cúng tổ tiên
D. Thăm cảnh đền, chùa.
Câu 5: (0,5 điểm)
Tài nguyên thiên nhiên là gì ?
A. Có ích cho con người.
B. Bao gồm đất, nước, không khí.
C. Là tài sản của đất nước do con người làm ra.
D. Là của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống.
Câu 6 : (0,5 điểm)
Di tích lịch sử văn hóa là :
A. Nhã nhạc cung đình Huế
C. Phong Nha Kẻ Bàng
B. Bến Nhà Rồng
D. Câu A, C đúng.
Câu 7: ( 0,25 điểm)
Cơ quan nào dưới đây là cơ quan quyền lực nhà nước?
A. Chính phủ
C. Toà án nhân dân
B. Quốc hội
D. Viện kiểm sát nhân dân.
Câu 8: (0,5 điểm)
Hành vi nào dưới đây là phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng?
A. Phá phách nơi thờ tự
B. Nói chuyện ồn ào trong lúc xin tội
C. Mặt quần áo thiếu văn hóa vào chùa, nhà thờ
D. Tất cả đều đúng
Câu 9: (0,5 điểm)
Hành vi nào góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Trồng cây xanh
C. Đánh bắt thuỷ sản bằng chất nổ.
B. Vứt rác bừa bãi.
D. Buôn bán động vật quý hiếm
Câu 10: (0,5 điểm)
Hành vi nào sau đây vi phạm quyền trẻ em?
A. Buộc con phải tiêm phòng dịch
C. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng
B. Không cho con gái đi học
D. Làm giấy khai sinh cho trẻ khi mới sinh ra
Câu 11: (0,5 điểm)
Trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội, em sẽ làm gì ?
A. Im lặng, bỏ qua
B. Biết là sai nhưng vì vị đe dọa nên sợ phải làm theo lời dụ dỗ
C. Tìm mọi cách phản ánh ngay cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương
D. Không có ý nào đúng
Câu 12: (0,5 điểm)
Công an giải quyết việc nào dưới đây:
A. Đăng kí kết hôn
C. Sao giấy khai sinh
B. Xin sổ khám bệnh
D. Khai báo tam vắng
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm)
Bộ máy nhà nước ở nước ta được phân chia thành mấy cấp? Kể tên từng cấp.
Câu 2: (2,5 điểm)
Nhân dân; Ủy ban nhân dân; Hội đồng nhân dân; Quốc hội; Chính phủ là các cơ quan Nhà nước. Em hãy đặt các từ vào ô cần thiết để cho đúng?
...........
Ma trận đề thi
Mức độ Nội dung | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Số câu | |||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Quyền được chăm sóc GD trẻ em Việt Nam | Xác định hành vi xâm phạm quyền trẻ em | Biết cách ứng xử khi bị người khác lôi kéo… | |||||
Số câu Điểm Tỉ lệ % |
|
| 1 0.5 5 |
| 1 0.5 5 |
| 2 1 10 |
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Nhận biết TNTN bao gồm những gì |
| Biết được hành vi bảo vệ MT và TNTN |
|
|
|
|
Số câu Điểm Tỉ lệ % | 1 0.5 5 |
| 1 0.5 5 |
|
|
| 2 1 10 |
Bảo vệ di sản văn hóa |
|
|
|
| Nhận biết được di sản văn hóa phi vật thể và di tích lịch sử |
|
|
Số câu Điểm Tỉ lệ % |
|
|
|
| 2 1 10 |
| 2 1 10 |
Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo |
|
| Xác định hành vi mê tín dị đoan |
| Biết được những việc làm nào được nhà nước bảo vệ |
|
|
Số câu Điểm Tỉ lệ % |
|
| 1 0.5 5 |
| 1 0.5 5 |
| 2 1 10 |
Nhà nước CHXHCN Việt Nam | Biết được cơ quan hành chính và cơ quan quyền lực nhà nước | Biết được Nhà nước ta được chia làm mấy cấp và kể tên |
|
|
| Vẽ được sơ đồ | 4
4 |
Số câu Điểm Tỉ lệ % | 2 1 10 | 1 1.5 15 |
|
|
| 1 2.5 25 | 4 5 50 |
Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) | Nhận biết được bộ máy nhà nước cấp cơ sở là của dân, do đan và vì dân |
|
|
| Xác định được cơ quan giải quyết cac công việc có liên quan |
|
|
Số câu Điểm Tỉ lệ % | 1 0.5 5 |
|
|
| 1 0.5 5 |
| 2 1 10 |
Tổng số câu điểm Tiể lệ %
| 4 | 1 | 3 |
| 5 | 1 | 16 |
2 20 | 1.5 15 | 1.5 15 |
| 2.5 25 | 2.5 25 | 10 điểm 100 |
.............
Đề kiểm tra cuối học kì II môn Sinh học
Đề bài
I. Trắc nghiệm :(3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng nhất (2 điểm)
Câu 1: Đặc điểm hô hấp đặc trưng của lớp lưỡng cư là:
A. Chỉ hô hấp bằng phổi
B. Hô hấp chủ yếu qua da và một phần bằng phổi
C. Chỉ hô hấp qua da
D. Hô hấp chủ yếu bằng phổi và một phần qua da
Câu 2: Đặc điểm chung nhất để nhận dạng lớp thú?
A. Lông mao bao phủ cơ thể
B. Lông vũ bao phủ cơ thể, đẻ con và nuôi con bằng sữa
C. Lông vũ bao phủ cơ thể
D. Lông mao bao phủ cơ thể, đẻ con và nuôi con bằng sữa
Câu 3: Một số thằn lằn (thạch sùng, tắc kè) bị kẻ thù túm lấy đuôi, nó thoát thân được là nhờ:
A. Đuôi có chất độc.
B. Đuôi trơn bóng, luôn tì sát xuống đất.
C. Tự ngắt được đuôi.
D. Cấu tạo đuôi càng về sau càng nhỏ.
Câu 4: Nếu tiêu diệt chim sâu và ếch thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến:
A. Số lượng sâu giảm, năng suất lúa tăng.
B. Số lượng sâu tăng, năng suất lúa giảm.
C. Số lượng sâu tăng, năng suất lúa tăng.
D. Số lượng sâu giảm, năng suất lúa giảm.
Câu 5:(1 điểm) Ghép thông tin ở cột B vào cột A cho phù hợp rồi điền vào cột trả lời.
Cột A: Các lớp động vật | Cột B: Cấu tạo tim | Trả lời |
1. Cá | a. Tim 4 ngăn | 1... |
2. Ếch nhái | b. Tim 2 ngăn | 2... |
3. Bò sát | c. Tim 3 ngăn | 3… |
4. Thú | d. Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt | 4… |
e. Tim là 1 túi chứa máu |
II. Tự luận: (7điểm)
Câu 6 : (3 điểm) Hãy chứng minh sự phát triển trực tiếp (không có nhau thai) tiến bộ hơn hẳn sự phát triển gián tiếp (sự biến thái).
Câu 7: (2 điểm) Từ những nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học, em hãy đề ra các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học?
Câu 8: (2 điểm) Khả năng chịu khát của lạc đà được thể hiện ở những đặc điểm nào?
..........
Ma trận đề thi
Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tông | |||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | ||||||
Ngành động vật có xương sống
| - Đặc điểm hô hấp của lưỡng cư và đặc điểm chung của lớp thú - Cấu tạo hệ tuần hoàn của ĐVCXS |
| - Biết được cách tự vệ của thằn lằn - Biết cách tiêu diệt sâu bọ gây hại
| 5 câu 30%=3 đ | |||||
Câu 1,2,5 2đ
|
|
|
|
| Câu 3,4 1đ | ||||
Sự tiến hóa của động vật
|
| Hiểu sự tiến hóa của quá trình sinh sản |
| 1 câu 30%=3 đ
| |||||
|
| Câu 6 3 đ |
|
|
| ||||
Đông vật và đời sống con người
| Khả năng chịu khát của lạc đà.
|
| Nhận thức vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt là đv quý hiếm. | 2 câu 40%=4 đ
| |||||
Câu 8 2đ |
|
|
|
| Câu 7 2đ
| ||||
Tổng | 4 câu 40% = 4 điểm | 1 câu 30% = 3 điểm |
| 2 câu 10% = 1 điểm | 1 câu 20% = 2 điểm |
8 câu 100% = 10 đ |
............
Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn
PHẦN I: TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)
Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm.
Câu 1. Dấu gạch ngang trong câu văn sau được dùng để làm gì?
“Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.” (Vũ Bằng)
A. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp.
B. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong câu.
C. Dùng để biểu thị sự liệt kê.
D. Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.
Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn?
A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
B. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông
C. Uống nước nhớ nguồn.
D. Người ta là hoa đất.
Câu 3. Câu văn sau đây có mấy trạng ngữ? “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. [...] (Thép Mới)
A. Một trạng ngữ.
B. Hai trạng ngữ.
C. Ba trạng ngữ.
D. Bốn trạng ngữ.
Câu 4. Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng” là câu gì?
A. Câu bị động.
B. Câu chủ động.
C. Câu rút gọn.
D. Câu đặc biệt.
Câu 5. Trong các câu sau, câu nào có cụm chủ - vị làm chủ ngữ trong câu?
A. Lớp 7A và lớp 7B đều tích cực thi đua học tốt.
C. Bà tôi là một đầu bếp giỏi.
B. Cuốn tiểu thuyết của Tô Hoài đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.
D. An học giỏi khiến cả nhà đều vui.
Câu 6. Xác định phép tu từ trong câu văn sau:
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (Hồ Chí Minh)
A. Điệp ngữ.
B. Nhân hoá.
C. Liệt kê.
D. Ẩn dụ.
Câu 7. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt: “Mệt quá!”
A. Xác định thời gian.
C. Gọi đáp.
B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Tường thuật.
Câu 8. Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?
A. Ở đâu.
C. Nơi đâu.
B. Chỗ nào.
D. Khi nào.
PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)
Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”
(Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ”SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,25 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm)
Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao? ( 1,5 điểm)
Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác? ( 0,75 điểm)
PHẦN III: TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm)
Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.
............
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.