Bộ đề thi học kì 2 lớp 8 năm 2018 - 2019 - Trọn bộ đề kiểm tra cuối kì II lớp 10

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 1,3 MB
Lượt tải: 225
Nhà phát hành: Sưu tầm


[Có thể bạn cần] Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh Bộ đề thi học kì 2 lớp 8 năm học 2018 - 2019 để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi học kì sắp tới đây của mình đạt kết quả cao nhất.

Nội dung chi tiết:

Nhằm đem đến cho quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều tài liệu học tập, Download.com.vn xin giới thiệu tài liệu Bộ đề thi học kì 2 lớp 8 năm học 2018 - 2019.

Đây là tài liệu cực kì hữu ích, tổng hợp đề thi của tất cả các môn: Toán, Văn, Sử, Địa, Vật lý, Anh, Sinh học, Hóa học,Công nghệ, GDCD, Tin học. Hy vọng với tài liệu này quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu giảng dạy, đề thi hay và chất lượng giúp các em học sinh ôn tập kiến thức lớp 6, chuẩn bị cho kiểm tra học kì 2 được tốt nhất.

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 

Ma trận đề thi

Mức độ/Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Cấp độ thấp Cấp độ cao

1. Tiếng Việt

- Hành động nói

 

Trình bày khái niệm hành động nói, liệt kê các kiểu hành động nói

- Chỉ ra được kiểu hành động nói trong câu

 

     

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 0,5

Số điểm:2

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 0,5

Số điểm:1

Tỉ lệ: 10%

   

Số câu: 1

Điểm: 3

Tỉ lệ: 30%

2. Văn học.

- Văn bản “ Đi đường”

- Chép đúng phần dịch thơ bài thơ

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản.

     

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

 

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

   

Số câu: 1

Điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

3. Tập làm văn

- Văn nghị luận

Nhận biết thể loại văn nghị luận

Cách đưa yếu tố tự, miêu tả, biểu cảm vào trong bài văn nghị luận

Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn nghị luận vào làm sáng tỏ một vấn đề

Đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài viết giàu sức thuyết phục, hấp dẫn

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

 

Số điểm: 1

Tỉ lệ:10%

 

Số điểm: 1

Tỉ lệ:10%

Số câu: 0,5

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 0,5

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Điểm: 2

Tỉ lệ: 30%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1,5

Số điểm: 4

Tỉ lệ: 40%

Số câu: 0,5

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20 %

 

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu:3

Điểm: 10

Tỉ lệ: 100 %

Đề bài

PHẦN I - TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : 2 ĐIỂM

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Trong các văn bản nghị luận sau, văn bản nào là văn bản nghị luận về một vấn đề văn học ?

A.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

B. Đức tính giản dị của Bác Hồ.

C. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

D. Ý nghĩa văn chương.

Câu 2: Nghệ thuật chủ yếu trong truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là gì ?

A.Tăng cấp, so sánh. 

B. Tăng cấp, đối lập.

C. Đối lập, so sánh.

D. Tăng cấp, liệt kê .

Câu 3 : Trong đoạn thơ sau, tác giả đã sử dụng kiểu liệt kê nào ?

“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống !
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng !”

(“Người con gái Việt Nam” – Tố Hữu)

A. Liệt kê theo cặp. 

B. Liệt kê không theo cặp.

C. Liệt kê tăng tiến.

D. Liệt kê không tăng tiến.

Câu 4: Cách nghe ca Huế trong văn bản “ Ca Huế trên sông Hương” có gì độc đáo so với nghe băng ghi âm hoặc trên màn hình ?

A. Được nói chuyện trực tiếp cùng các ca công, ca nhi.

B. Được chơi thử các nhạc cụ mà các ca công biểu diễn.

C. Được nghe và nhìn trực tiếp các ca công biểu diễn.

D. Được nghe đi nghe lại nhiều lần một khúc hát, khúc nhạc.

Câu 5: Cụm chủ vị in đậm trong câu : “ Xe này máy còn tốt lắm” làm thành phần gì của câu?

A. Chủ ngữ.

B. Vị ngữ

C. Trạng ngữ.

D. Bổ ngữ.

Câu 6 : Đề bài nào sau đây thuộc đề văn nghi luận giải thích ?

A. Hãy làm sáng tỏ đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

B. Em hiểu gì về câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”?

C. Bàn về việc bảo vệ rừng trong tình hình hiện nay.

D. Giải thích lời khuyên của Lê nin : “ Học, học nữa, học mãi”.

Câu 7: Dấu chấm lửng trong câu văn : “ Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, có ai oán,…” có tác dụng gì ?

(“Ca Huế trên sông Hương”- Hà Ánh Minh).

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Câu 8: Trong cuộc sống và học tập khi nào cần phải làm văn bản đề nghị ?

A. Khi muốn trình bày về tình hình, sự việc của một cá nhân hay tập thể.

B. Khi có sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người được biết.

C. Khi có một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của một cá nhân hay tập thể muốn cá nhân hay tập thể có thẩn quyền giải quyết.

D. Khi muốn gia nhập một tổ chức nào đó.

PHẦN II – TỰ LUẬN: 8 ĐIỂM

Câu 1: (3 điểm): Cho đoạn văn sau : ‘‘Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết ; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết ! ”

a, Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai ? Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản đó ?

b, Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên ?

Câu 2: (5 điểm)

Hãy tìm hiểu xem người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao :

“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

 ............

Đề kiểm tra học kì II lớp 8 môn Vật lý 

Ma trận đề thi

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao  
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL  

Định luật về công. Công suất. Cơ năng.

- Biết được công cơ học phụ thuộc vào các yếu tố.

- Nhận biết được các dạng năng lượng.

- Biết thế nào là cơ năng.

- Biết được công thức tính công suất

- So sánh thế năng giữa các vật.

 

- Vận dụng công thức tính công và công suất để giải bài tập.

- Vận dụng được công thức tình công có ích và công toàn phần.

 

 

 

Số câu

Số điểm

4

 

1

0.25đ

 

1

0,25đ

1

 

 

7

3,5đ

Cấu tạo của các chất. Nhiệt năng.

- Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

- Biết thế nào là nhiệt năng.

 

- Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.

- Giải thích được hiện tượng khuếch tán.

- Hiểu được sự thay đổi nhiệt năng.

 

 

 

Số câu

Số điểm

2

0,5đ

 

4

 

 

 

 

 

 

6

1,5đ

Các hình thức truyền nhiệt.

- Biết chất dẫn nhiệt tốt, chất dẫn nhiệt kém.

- Biết đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra ở chất lỏng và chất khí.

- Giải thích được các hiện tượng liên quan tới đối lưu, bức xạ nhiệt.

 

 

 

Số câu

Số điểm

2

0.5đ

 

1

0.25đ

1

 

 

 

 

4

1,75đ

Công thức tính nhiệt lượng. Phương trình cân bằng nhiệt.

 

- Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn

 

Biết vận dụng công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt để giải bài tập.

 

Số câu

Số điểm

 

 

1

0.25đ

 

 

 

 

1

2

3,25đ

Tổng số câu Tổng số điểm

8

8

2,75đ

3

5,25đ

19

10đ

Đề bài

I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

1. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh hơn thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?

A. Nhiệt độ.

B. Thể tích.

C. Nhiệt năng.

D. Khối lượng.

2. Người ta thường làm chất liệu sứ để làm bát ăn cơm, bởi vì:

A. Sứ lâu hỏng

B. Sứ cách nhiệt tốt

C. Sứ dẫn nhiệt tốt

D. Sứ rẻ tiền

3. Nước biển mặn vì sao?

A. Các phân tử nước biển có vị mặn.

B. Các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.

C. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

D. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

4. Khi nén không khí trong một chiếc bơm xe đạp thì

A. Khoảng cách giữa các phân tử không khí giảm.

B. Số phân tử không khí trong bơm giảm.

C. Khối lượng các phân không khí giảm.

D. Kích thước các phân không khí giảm.

5. Trong các vật sau đây: Vật A có khối lượng 0,5 kg ở độ cao 2 m; vật B có khối lượng 1 kg ở độ cao 1,5m; vật C có khối lượng 1,5 kg ở độ cao 3 m. Thế năng của vật nào lớn nhất?

A. Vật B.

B. Vật A.

C. Ba vật có thế năng bằng nhau.

D. Vật C.

6. Một học sinh kéo đều một gàu nước trọng lượng 60 N từ giếng sâu 6 m lên, mất hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là:

A. 720 W.

B. 12 W.

C. 180 W.

D. 360 W.

7. Một viên đạn đang bay có những dạng năng lượng nào?

A. Động năng, thế năng

B. Nhiệt năng

C. Thế năng, nhiệt năng

D. Động năng, thế năng và nhiệt năng

8. Công thức tính công suất là:

9. Cánh máy bay thường được quyết ánh bạc để:

A. Giảm ma sát với không khí.

B. Giảm sự dẫn nhiệt.

C. Liên lạc thuận lợi hơn với các đài ra đa.

D. Ít hấp thụ bức xạ nhiệt của mặt trời.

10. Bỏ một chiếc thìa vào một cốc đựng nước nóng thì nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?

A. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng.

B. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm.

C. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng.

D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều không đổi.

11. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở môi trường nào?

A. Khí và rắn

B. Lỏng và rắn

C. Lỏng và khí

D. Rắn ,lỏng , khí

12. Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng?

A. Do hiện tượng truyền nhiệt

C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt

B. Do hiện tượng đối lưu

D. Do hiện tượng dẫn nhiệt

II. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào các câu còn trống sau:

13. Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: lực tác dụng vào vật và……………………………….

14. Khi vật có khả năng……………………………, ta nói vật có cơ năng.

15. Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn:………………………

16. Nhiệt năng của một vật là tổng………………………………của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. TỰ LUẬN

Bài 1. (1đ) Vì sao các bồn chứa xăng dầu, cánh máy bay thường được sơn màu nhũ trắng sáng mà không sơn các màu khác?

Bài 2. (2 điểm) Một cần cẩu nhỏ khi hoạt động với công suất 2000W thì nâng được một vật nặng 200kg lên đều đến độ cao 15m trong 20 giây.

a. Tính công mà máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật?

b. Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc?

Bài 3. (3 điểm)

a. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi một ấm nhôm có khối lượng 240 g đựng 1,75 lít nước ở 240C.Biết nhiệt dung riêng của nhôm là c1 = 880 J/kg.K, của nước là c2 = 4200 J/kg.K.

b. Bỏ 100 g đồng ở 1200C vào 500 g nước ở 250C. Tìm nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt? Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K.

............

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 8 môn Địa lý

Ma trận đề thi

Nội dung Mức độ đánh giá
Biết Hiểu Vận dụng
TN TL TN TL TN

TL

1. Vị trí, hình dạng lảnh thổ việt nam

5% = 0,5đ

 

 

 

Vị trí địa lí

1Câu

50%=(0.25đ)

 

Vị trí địa lí 1Câu

50%=

(0.25đ)

 

2. Địa hình việt nam

 

 

 

25% = 2,5đ

Cấu trúc chủ yếu của địa hình là đồi núi

1Câu

10%=(0.25đ)

Các đặc điểm của địa hình Việt Nam

1Câu

80%=(2đ)

Cảnh quan chủ yếu của nước ta là đồi núi

1Câu

10%=(0.25đ)

 

 

 

3. Khí hậu và sinh vật việt nam

 

 

15% = 1,5đ

Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

3Câu

50%=(0.75đ)

 

 

Đặc điêm sinh vật việt nam

3Câu

50%=(0.75đ)

 

 

 

4. Sông ngòi việt nam

25%= 2,5đ

 

 

Đặc điểm của sông ngòi nước ta

2 câu

40%=0,5đ

Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta

Câu 2

80%=(2đ)

 

 

5. Đất việt nam

 

 

25%= 2,5đ

Các nhóm đất chình của nước ta

2Câu

20%=(0.5đ)

 

 

 

 

Các nhóm đất chình của nước ta

1Câu

80%=(2đ)

6. Lịch sử tự nhiên việt nam

 

5% = 0,5đ

Tân kiến tạo sự xuất hiện của con người

2Câu

100%(0.5đ)

 

 

 

 

 

Tổng điểm

10

8câu

(2đ)

1câu

( 2đ)

7câu

( 1.75đ)

1câu

( 2đ)

1câu

(0.25đ)

1câu

(2 đ)

19 câu

40% = 4đ

37,5% = 3,75đ

22,5% = 2,25đ

Đề bài

I.TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng

Câu 1: Việt Nam gắn liền với châu lục và đại dương nào

A. Á-âu và Thái Bình Dương.

B. Á-âu, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

C. Á, Thái Bình Dương.

D. Á, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

Câu 2: Tính chất chủ yếu trong các tính chất của thiên nhiên Việt Nam:

A. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

B. Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo.

C. Tính chất đồi núi.

D. Tính chất đa dạng, phức tạp.

Câu 3: Địa hình nước ta thấp dần theo hướng:

A. Bắc – Nam.

B. Đông Bắc – Tây Nam.

C. Tây Bắc – Đông Nam.

D. Tây - Đông.

Câu 4: Chế độ nước của sông ngòi nước ta có hai mùa rõ rệt là do nguyên nhân:

A. Sông ngòi nước ta thường ngắn và dốc.

B. Lãnh thổ trải dài từ Bắc vào Nam.

C. Địa hình đa dạng, phức tạp.

D. Chế độ mưa theo mùa.

Câu 5: Sự phong phú về thành phần loài sinh vật ở nước ta là do:

A. Có môi trường thuận lợi, nhiều luồng sinh vật di cư đến.

B. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế.

C. Có hai mùa khí hậu với những nét đặc trưng riêng.

D. Đất việt nam đa dạng và màu mỡ.

Câu 6: Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta làm cho thời tiết khí hậu của miền Bắc:

A. Rất lạnh, nhiệt độ trung bình tháng nhiều nơi dưới 15

B. Đầu mùa lạnh ẩm, cuối mùa khô hanh.

C. Lạnh buốt, mưa rất nhiều.

D. Không lạnh lắm và có mưa.

Câu 7: Mùa mưa của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung Bộ do:

A. Miền trải dài trên nhiều vĩ độ.

B. Bắc Trung Bộ hẹp ngang lại nằm sát biển Đông.

C. Ảnh hưởng của địa hình.

D. Ở Bắc Trung Bộ có nhiều đảo.

Câu 8: Sông nào không phải sông ngòi Nam Bộ?

A. Sông Đà Rằng.

B. Sông Sài Gòn.

C. Sông Tiền.

D. Sông Hậu.

Câu 9: Nhóm đất chiếm diện tích chủ yếu ở nước ta là:

A. Đất bazan.

B. Đất phù sa.

C. Đất mùn núi cao.

D. Đất jeralit.

Câu 10: Bô xít là khoáng sản có trữ lượng lớn của nước ta và được hình thành trong giai đoạn:

A. Tiền Cambri.

B. Tiền Cambri và cổ kiến tạo.

C. Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.

D. Tiền Cambri và Tân kiến tạo.

Câu 11: Địa hình nước ta có hướng chủ yếu :

A.Tây Bắc- Đông Nam.

B. Vòng cung.

C. Cả A,B đều đúng.

D. Cả A,B,C đều sai.

Câu 12: Khí hậu Việt Nam mang tính chất:

A. Nhiệt đới gió mùa ẩm

B. Đa dạng và thất thường.

C. Mưa nhiều và diễn biến phức tạp.

D. Cả A,B, đều đúng.

Câu 13. Loài người xuất hiện trên trái đất vào thời gian nào?

a. Tiền CamBri

b. Cổ kiến tạo

c. Tân kiến tạo

d. Trung sinh

Câu 14. Cảnh quan chiếm ưu thế lớn của thiên nhiên nước ta là:

a. Cảnh quan đồi núi

b. Cảnh quan đồng bằng châu thổ

c. Cảnh quan bờ biển

d.Cảnh quan đảo, quần đảo

Câu 15: Khoáng sản của nước ta phần lớn tập trung ở:

A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ

D. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Câu 16: Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên bao nhiêu vĩ độ?

A. 14 vĩ độ.

B. 15 vĩ độ.

C. 16 vĩ độ.

D. 17 vĩ độ.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

1. Nêu đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam? (2 điểm)

2. Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta? (2 điểm)

3. Dựa vào bảng số liệu dưới đây: (2 điểm)

Loại đất Tổng diện tích đất tự nhiên (%)
Feralit đồi núi thấp 65%
Mùn núi cao 11%
Phù sa 24%

a. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính ở nước ta?

b. Nhận xét về nơi phân bố của ba nhóm đất nêu trên?

Đáp án đề thi

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Chọn B A C D A A C A D C C D C A C B

II. Phần tự luận: ( 7đ )

Câu 1: (2 điểm) Đặc điểm cơ bản của địa hình việt nam

- Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi thấp (0,5đ)

- Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau ( 1đ)

+ Hướng nghiêng của địa hình là hướng tây bắc- đông nam

+ Hai hướng chủ yếu của địa hình là hướng Tây Bắc- Đông Nam và vòng cung

- Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động mạnh mẽ của con người

Câu 2: (2 điểm)

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước có khoảng 3200 con sông: nhỏ, ngắn, dốc.(0,5đ)

- Hướng chảy chính là TB-ĐN và hướng vòng cung (0,5đ)

- Chế độ nước theo mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Mùa lũ chiếm 70-80% tổng lượng nước.( 0,5đ)

- Hàm lượng phù sa lớn. Bình quân 1m3 nước sông có 223g cát bùn và các chất hòa tan khác 0,5đ

Câu 3 (2đ)

a. Vẽ biểu đồ hình tròn đẹp chính xác (1 đ )

b. Nhận xét nơi phân bố : (1đ)

- Đất Feralit đồi núi thấp chiếm tỉ trọng và qui mô lớn nhất, 65%

diện tích đất tự nhiên, vì nước ta chủ yếu là đồi núi thấp.

- Đất phù sa chiếm tỉ trọng và qui mô đứng thứ hai, 24% diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

- Đất mùn núi cao chiếm tỉ trọng và qui mô nhỏ nhất, 11% diện tích đất tự nhiên, vì diện tích núi cao nước ta ít.

............

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 8 môn Sử

Ma trận đề thi 

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Thấp Cao

Chủ đề 2: Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX( Từ sau năm 1885)(3t)

Biết được phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào.( Câu 1)

Giải thích được vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất.

( Câu 1)

 

 

 

Số câu:

Số câu: 2/3

Số câu : 1/3

 

 

Số câu: 1

Số điểm:

Số điểm: 2

Số điểm: 1

 

 

Số điểm: 3

Tỷ lệ %:

Tỷ lệ %: 20

Tỷ lệ :10%:

 

 

Tỷ lệ %: 30%

Chủ đề 3: Xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX(2t)

Trình bày được đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp nào? Thái độ của họ đối với cách mạng. (Câu3)

 

 

 

 

 

Số câu:

Số câu: 1

 

 

 

Số câu:1

Số điểm:

Số điểm: 3

 

 

 

Số điểm: 3

Tỷ lệ %:

Tỷ lệ : 30%

 

 

 

Tỷ lệ : 30%

Chủ đề 4: Phong trào yêu nước chống Pháp trong những năm đầu thế kỷ XX đến năm 1918(2t)

 

Lí giải được vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước .

(Câu 4).

So sánh con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành với các nhà yêu nước trước đó (Câu 4)

 

 

Số câu

 

Số câu: 1/2

Số câu: 1/2

 

Số câu: 1

Số điểm:

 

Số điểm: 2

Số điểm: 2

 

Số điểm: 4

Tỷ lệ %:

 

Tỷ lệ: 20 %

Tỷ lệ: 20 %

 

Tỷ lệ: 40%

T.Số câu:

T.Số điểm:

Tỉ lệ:

T.Số câu: 1,5

T.Số điểm: 5

Tỉ lệ: 50%

T.Số câu:1

T.Số điểm:3

Tỉ lệ: 30%

T.Số câu:0,5

T.Số điểm:2

Tỉ lệ: 20%

 

3

10

100%

Đề bài 

Câu 1 (3đ):

Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Câu 2 (3đ):

Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỷ XX xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp nào? Thái độ của họ đối với cách mạng ra sao?

Câu 3 (4đ):

Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?

...................Hết................

Đáp án đề thi

CÂU

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

ĐIỂM

Câu 1(3đ)

* Hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần Vương:

- Pháp căn bản hoàn thành cuộc chiến tranhh xâm lược Việt Nam và thiết lập bộ máy thống trị ở Nam Kì và Bắc Kì

- Một số quan lại sĩ phu yêu nước và nhân dân phản đối việc kí hiệp ước và chống lại sự đô hộ của Pháp

- Kinh thành Huế thất thủ, nội bộ triều đình chia làm 2 phái: phái chủ hòa và phái chủ chiến (do Tôn Thất thuyết) đứng đầu. Sau đó vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị) tiếp tục kháng Pháp. Tôn Thất thuyết thay mặt vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi quan lại sĩ phu và nhân dân chống Pháp.

- Nhân dân ta hưởng ứng chiếu Cần vương đứng lên chống Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ trong thời gian này.

* Cuộc khởi nghĩa Hương Khê tiêu biểu nhất:

- Có mô lớn nhất (địa bàn và phạm vi hoạt động ...)

- Trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ (khâu xây dựng lực lượng, khí giới...)

 

 

0.5

 

0.5

 

0.50.5

 

 

0.5

 

0.5

Câu 2(3đ)

* Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp:

- Có các giai cấp và tầng lớp: Địa chủ phong kiến, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

- Thái độ của họ đối với cách mạng:

+ Địa chủ PK: Làm tay sai cho Pháp, một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước

+ Nông dân sẵn sàng tham gia cách mạng...

+ Công nhân: Kiên quyết đấu tranh...

+ Tư sản: Do dự không mạnh dạn..

+ Tiểu tư sản: Hăng hái cách mạng...

 

 

0.5

 

 

0.5

 

0.5

0.5

0.5

0.5

 

Câu 3(4đ)

* Nguyễn Tất Thành tìm đường cứu nước là vì:

- Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh đã nổ ra liên tiếp nhưng thất bại.

- Nguyễn Tất Thành tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh …nhưng không nhất trí với con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn

- Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, mong muốn nước nhà được độc lập, nhân dân bớt đói khổ nên Người quyết định đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc.

* Điểm mới trong hướng đi của Nguyễn Tất Thành so với các nhà yêu nước trước đó:
+ Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu.. chọn con đường đi sang phương Đông(Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh là bạo động. ..

+ Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật và nền văn minh phát triển để tìm hiểu xem vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ " Tự do-Bình đẳng- Bác ái". Từ đó Người hòa mình vào thực tiễn và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

0.75

 

 

0.5

 

0.75

 

 

 

 

 

1

 

 

 

1

.........

Đề kiểm tra cuối học kì II môn Sinh học

Ma trận đề thi

Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng
  TN TL TN TL TN TL TN TL  

Chương VI: Trao đổi chất và năng lượng

 

 

 

 

 

- Giải thíchhiện tượng thực tế trong đời sống

 

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

 

 

 

 

 

 

 

1

1

10%

1

1

10%

Chương VII: Bài tiết

- Nêu được quá trình bài tiết nước tiểu.

- Biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu

- Biết giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.

 

 

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

 

1

0.75

7.5%

2

0.5

5%

 

2

0.5

5%

 

 

 

5

1.75

17.5%

Chương VIII: Da

 

 

 

Cách phòng tránh bệnh ngoài da.

 

 

 

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

 

 

 

 

 

1

0.5

5%

 

 

1

0.5

5%

Chương IX: Thần kinh và giác quan

 

 

 

 

- Nêu được các bộ phận của trung ương thần kinh.

- Phân biệt được PXKĐK và PXCĐK.

- Trình bày nguyên nhân cách khắc phục các tật ở mắt

- Cho ví dụ về PXKĐK và PXCĐK

- Ý nghĩa của việc thành lập và ức chế PXCĐK

- Chức năng của tai.

 

 

 

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

2

0.5

5%

1

2.75

27.5%

 

1/2

1

10%

 

1/2

1

10%

 

 

4

5.25

52.5%

Chương X: Nội tiết

 

 

 

 

-Phân biệt được tuyến nội tiết và ngoại tiết

-Hiểu rõ chức năng của các tuyến nội tiết trong cơ thể có liên quan đến hoocmôn

 

 

 

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

 

 

5

1.5

15%

 

 

 

 

 

5

1.5

15%

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tổng tỉ lệ:

2+2

4

40%

7+1/2

3

30%

3+1/2

2

20%

1

1

10%

16

10

100%

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Trong các tuyến sau, tuyến nào là tuyến nội tiết:

A. Tuyến nhờn

B. Tuyến ức

C. Tuyến mồ hôi

D. Cả B và C

Câu 2. Người bị sỏi thận cần hạn chế sử dụng những chất nào ?

A. Muối khoáng

B. Nước

C. Vitamin

D. Cả B, C

Câu 3. Đâu không phải là thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu ?

A. Uống đủ nước

B. Không ăn quá nhiều protein

C. Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay

D. Ăn mặn

Câu 4. Trung ương của hệ thần kinh:

Não, dây thần kinh

B. Dây thần kinh, hạch thần kinh

C. Não, tủy sống

D. Não, tủy sống, dây thần kinh

Câu 5. Tuyến nội tiết nào giữ vai trò chỉ đạo hoạt động các tuyến nội tiết khác ?

A.Tuyến yên

B. Tuyến tụy

C. Tuyến trên thận

D. Tuyến giáp

Câu 6. Khi trong cơ thể thiếu hoóc-môn insulin, sẽ bị bệnh nào ?

A. Rối loạn tiết hoóc-môn

B. Đái tháo đường

C. Bướu cổ

D. Béo phì

Câu 7. Cấu tạo của tủy sống gồm?

A. Chất xám

B. Chất trắng

C. Các sợi trục nơron có bao miêlin

D. Cả A và B

Câu 8. Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại sẽ:

A. Hạn chế được các vi sinh vật gây bênh.

B. Hạn chế khả năng tạo sỏi

C. Tránh cho thận làm việc quá nhiều

D. Hạn chế tác hại của các chất độc hại

Câu 9. Điều khiển hoạt động của cơ vân là do:

A. Hệ thần kinh vận động

B. Hệ thần kinh sinh dưỡng

B. Thân nơron

D. Sợi trục

Câu 10. Điều khiển hoạt động của các nội quan là do:

A. Hệ thần kinh vận động

B. Hệ thần kinh sinh dưỡng

B. Thân nơron

D. Sợi trục

Câu 11. Chức năng của hệ thần kinh vận động là:

A. Điều khiển hoạt động của cơ tim

B. Điều khiển hoạt động của cơ trơn

C. Điều khiển hoạt động của hệ cơ xương

D. Điều khiển hoạt động của cơ quan sinh sản

Câu 12. Nếu một người nào đó bị tai nạn hư mất 1 quả thận thì cơ thể bài tiết như thế nào?

A. Giảm đi một nửa

B. Bình thường

C. Bài tiết bổ sung cho da

D. Bài tiết gấp đôi.

II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 1. ( 2,0đ): Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra như thế nào?

Câu 2. ( 2,0 đ) Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện. Cho ví dụ. Ý nghĩa của việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống con người là gì ?

Câu 3. ( 2,0 đ) Trình bày khái niệm, nguyên nhân và cách khắc phục tật cận thị ở mắt.

Câu 4. ( 1 điểm) Hãy giải thích vì sao trong thời kì thuộc Pháp, đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc và Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn.

................

Đề kiểm tra học kì II lớp 8 môn GDCD

Ma trận đề thi

Câu Nội dung ( mục tiêu) Các cấp độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TN TL TN TL TN TL

I. 1

Nhớ được các tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất

0,25

 

 

 

 

 

2

Nhớ được các biện pháp về phòng chống tệ nạn xã hội

0,25

 

 

 

 

 

3

Nhớ được quy định của pháp luật liên quan đến tệ nạn xã hội

0,25

 

 

 

 

 

4

Xác định được các chất nguy hiểm về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

 

 

0,25

 

 

 

5

Nhớ được quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm

0,25

 

 

 

 

 

6

Xác định đựợc hành vi thể hiện tôn trọng tài sản người khác

 

 

0,25

 

 

 

7

Xác định được hành vi thể hiện tôn trọng bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng

 

 

0,25

 

 

 

8

Nhớ được khái niệm tố cáo

0,25

         

9

Nhớ được quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

0,25

         

10

Xác định được quyền tự do ngôn luận

   

0,25

     

11

Nhớ được khái niệm Hiến pháp

0,25

         

12

Nhớ được đặc điểm của pháp luật

0,25

         

II.1

Nêu được Hiến pháp là gì và vì sao cần phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật

     

2

   

2

Hiểu vì sao phải phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại; nêu được những việc học sinh có thể làm để phòng ngừa các tai nạn đó.

     

2

   

3

Đề xuất cách ứng xử liên quan người thân bị nhiễm HIv

         

1

4

Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống có liên quan đến pháp luật và quyền khiếu nại

         

2

Tổng số điểm 2 5 3
Tỉ lệ 20% 50% 30%

Đề bài

I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 3 đ ) - Thời gian làm bài 10 phút

Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.

Câu 1: Con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS là những tệ nạn xã hội:

a) Mại dâm và ma túy.

b) Ma túy và trộm cướp.

c) Trộm cướp và mại dâm.

d) Cờ bạc và ma túy.

Câu 2: Ý kiến sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội là:

a) Bản thân nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội.

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

c) Sống giản dị, lành mạnh.

d) Chú trọng công việc làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái.

Câu 3: Pháp luật không nghiêm cấm hành vi :

a. Mua dâm, bán dâm.

b. Tiêm chích ma túy.

c. Các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS.

d. Gần gũi và giúp đỡ người bị nhiễm HIV/AIDS hòa nhập với cộng đồng.

Câu 4: Chất sau đây không nguy hiểm cho người là:

a) Bom, mìn.

b) Thuốc trừ sâu.

c) Lương thực, thực phẩm.

d) Chất phóng xạ.

Câu 5: Công dân không có quyền sở hữu những tài sản :

a) Của cải để dành.

b) Tư liệu sinh hoạt.

c) Vốn trong doanh nghiệp mà mình tham gia.

d) Các bảo vật có giá trị văn hóa – lịch sử được phát hiện tình cờ.

Câu 6: Hành vi thể hiện sự vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:

a) Nhặt của rơi trả lại cho chủ sở hữu.

b) Khi vay nợ tuy trả không đúng hẹn nhưng đầy đủ.

c) Giữ gìn cẩn thận khi mượn tài sản người khác.

d) Bồi thường theo quy định của pháp luật khi làm hư hỏng tài sản được mượn.

Câu 7: Hành vi thể hiện sự vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng:

a) Không lãng phí điện nước.

b) Lấy tiền nhà nước cho vay để lấy lãi cho mình.

c) Trồng cây gây rừng.

d) Tham gia lao động công ích.

Câu 8: Khi công dân phát hiện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước thì họ có quyền:

a) Khiếu nại.

b) Tố cáo.

c) Kiến nghị.

d) Yêu cầu.

Câu 9: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định tại:

a) Điều 58 Hiến pháp 1992.

b) Điều 64 Hiến pháp 1992.

c) Điều 74 Hiến pháp 1992.

d) Điều 78 Hiến pháp 1992.

Câu 10: Việc làm nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận :

a) Phao tin đồn nhảm trong khu vực dân cư.

b) Tuyên truyền mê tín dị đoan.

c) Cho đăng bài viết nhằm vu khống người khác.

d) Phổ biến kinh nghiệm của mình trong sản xuất để trao đổi, học tập.

Câu 11: Cơ quan có quyền lập hiến và lập pháp là:

a) Hội đồng nhân dân

b) Chính phủ.

c) Quốc hội

d) Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Câu 12: Đặc điểm sau đây không phải của pháp luật là:

a) Tính quy phạm phổ biến.

b) Tính thống nhất.

c) Tính bắt buộc.

d) Tính xác định chặt chẽ.

II - PHẦN TỰ LUẬN : ( 7 đ) - Thời gian làm bài 35 phút

Câu 1: (2đ)

Em hiểu gì về Hiến pháp? Vì sao mọi người phải “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”?

Câu 2: ( 2đ)

Vì sao phải phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

Em hãy nêu 4 hành vi dễ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cho trẻ em

Câu 3: ( 1đ)

Nếu bố mẹ, anh chị em hoặc bạn thân của em bị nhiễm HIV/AIDS thì em sẽ làm gì?

Câu 4: ( 2 đ) Cho tình huống sau:

Anh C đi xe máy vào đường ngược chiều đã bị cảnh sát giao thông phạt tiền, nhưng không đưa hóa đơn cho anh C.

Theo em:

a. Chiến sĩ cảnh sát giao thông đó đã vi phạm điều gì?

b. Anh C phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình?

Đáp án đề thi

I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 3 đ)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
KQ a d d c d b b b c d c b

II - PHẦN TỰ LUẬN : ( 7 đ)

Câu 1: ( 2đ)

Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn pháp khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp ( 1đ)

Chúng ta phải “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, vì : Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau được pháp luật quy định. Như vậy, mỗi công dân cần phải tuân theo pháp luật và bắt buộc phải sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật(1đ)

Câu 2: ( 2đ)

Phải phòng ngừa tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, vì :

a. Những tai nạn đó gây ra nhiều tổn thất to lớn về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội, đặc biệt đối với trẻ em( 1đ)

b. Bốn hành vi dễ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cho trẻ em là ( 1đ) mỗi hành vi nêu được 0,25đ

  • Nghịch các thiết bị điện.
  • Đốt pháo.
  • Tiếp xúc với thuốc diệt chuột.
  • Ăn các loại thức ăn hội thiu.
  • Nghịch bình xịt thuốc trừ sâu.
  • Chơi những vật lạ nhặt được.

· .........

Câu 3: ( 1 đ)

Nếu bố mẹ, anh chị em hoặc bạn thân của em bị nhiễm HIV/AIDS thì em sẽ:

· Đối xử bình thường như khi chưa mắc bệnh. Chăm sóc, động viên, an ủi để người thân vượt qua khó khăn kéo dài sự sống. ( 0,5đ)

· Tìm hiểu rõ cách lây truyền để phòng tránh cho mình, vì mối quan hệ bình thường không thể lây truyền bệnh HIV/AIDS ( 0,5đ)

Câu 4: ( 2đ)

Theo em :

a. Chiến sĩ cảnh sát giao thông đã vi phạm điều : thủ tục xử lý vi phạm hành chánh (1đ)

b. Anh C phải khiếu nại đến cấp trên của anh cảnh sát giao thông để bảo vệ quyền lợi cho mình ( 1đ)

............

Đề kiểm tra học kì II lớp 8 môn Tin

Ma trận đề thi 

Mức độ

Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tống số

 

TN

TL

TN

TL

VDT

VDC

 

 

 

 

 

 

TN

TL

TN

TL

 

Bài 7: Câu lệnh lặp

Biết cú pháp câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước.

Sử dung được câu lệnh lặp để áp dụng tính một số phép toán đơn giản.

 

 

 

 

 

Số câu

2

 

1

 

 

 

 

 

3

Số điểm

1

 

0,5

 

 

 

 

 

1,5

Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước

Biết và viết đúng cú pháp câu lệnh lặp while…do

Hiểu phép toán chua lấy phần nguyên, chia lấy phần dư

Sử dụng được câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước phù hợp cho từng trường hợp cụ thể

 

 

 

Số câu

1

1

1

 

 

1

 

 

4

Số điểm

0,5

1

0,5

 

 

2

 

 

4

Bài 9: Làm việc với dãy số

Biết cú pháp và các thành phần có trong biến mảng

Hiểu hoạt động của các câu lệnh khi kết hợp với biến mảng

 

 

Thực hiện được việc khai báo biến mảng. Viết được các câu lệnh nhập giá trị và tính toán với các biến mảng.

 

Số câu

1

 

2

 

 

 

 

1

4

Số điểm

0,5

 

1

 

 

 

 

3

4,5

Tổng số câu

5

4

1

1

11

Tổng số điểm

3

2

2

3

10

Tỷ lệ

30%

20%

20%

30%

 

Đề bài

A. Phần trắc nghiệm: (4,0 điểm) Hãy chọn một đáp án đúng nhất.

Câu 1. Trong Pascal, câu lệnh nào sau đây được viết đúng?

A. for i:= 4 to 1 do writeln(‘A’); B. for i= 1 to 10 writeln(‘A’); C. for i:= 1 to 10 do writeln(‘A’); D. for i to 10 do writeln(‘A’);

Câu 2. Trong câu lệnh lặp: For i := 1 to 10 do j:= j + 2; write( j );

Khi kết thúc câu lệnh lặp trên, câu lệnh write( j ); được thực hiện bao nhiêu lần?

A. 10 lần

B. 5 lần

C. 1 lần

D. Không thực hiện.

Câu 3. Cho đoạn chương trình: J:= 0; For i:= 1 to 5 do J:= j + i;

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên, giá trị của biến j bằng bao nhiêu?

A. 12

B. 22

C. 15

D. 42.

Câu 4. Trong Pascal, câu lệnh nào sau đây là đúng?

A. S:=1;

B. i:=0; S:=1; While S<10 do write(s); while s<10 s: =S+i; i:=i+1;

C. n:=2; while n<5 do write(‘A’);

D. Cả A và B.

Câu 5. Khi thực hiện đoạn chương trình sau: n:=1; T:=50; While n>20 do begin n:=n+5; T:=T - n end;

Hãy cho biết giá trị của biến T bằng bao nhiêu?

A. 14

B. 15

C. 16

D. 17

Câu 6. Khai báo biến mảng: A : array[1..7] of real;. Sử dụng câu lệnh For i:= 1 to 5 do readln(A[i]); để gán giá trị cho các phần tử trong biến A từ bàn phím, ta sẽ nhập được bao nhiêu giá trị?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 7. Trong câu lệnh khai báo biến mảng, phát biểu nào sau đây đúng:

A. Chỉ số đầu và chỉ số cuối là 2 số nguyên.

B. Chỉ số đầu chỉ số cuối.

C. Kiểu dữ liệu có thể là integer hoặc real.

D. Cả ba ý trên.

Câu 8. Giả sử biến mảng A có 5 phần tử và giá trị của các phần tử lần lượt là 1, 4, 7, 2, 6. Khi thực hiện câu lệnh sau: tb:= 0; For i:= 1 to 5 do tb := tb + A[i]; Giá trị của biến tb là bao nhiêu?

A. 20

B. 18

C. 21

D. 22

B. Phần tự luận: ( 6,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Viết cú pháp câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước. Nêu hoạt động của câu lệnh.

Câu 2. (4 điểm) Viết chương trình nhập điểm kiểm tra học kỳ môn tin cho N học sinh và in ra màn hình. Với N và điểm kiểm tra được nhập từ bàn phím (sử dụng biến mảng).

Đáp án đề thi

I. Phần trắc nghiệm: (6 điểm – mỗi câu đúng 0,5 điểm).

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B C C A D B D A

II. Phần tự luận: (4 điểm)

CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

- Cú pháp câu lệnh: while <điều kiện> do ;

- Hoạt động: Khi thực hiện câu lệnh chương trình kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện đúng thực hiện câu lệnh sau từ khóa do và quay lại kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện sai bỏ qua câu lệnh sau từ khóa do và kết thúc.

1

1

 

 

Câu 2

Program trung_binh;

Uses crt;

Var n, i: integer;

Diem: array[1..50] of real;

Begin

Clrscr;

Write(‘Nhap so luong hoc sinh N = ‘); Readln(n);

Writeln(‘Nhap diem cho tung hoc sinh’);

For i := 1 to n do

Begin

Write(‘Diem HS ‘,i,’ = ‘); readln(Diem[i]);

End;

For i : = 1 to n do

Writeln(‘Diem cua HS ‘,i, ‘ = ‘,diem[i]);

Readln;

End.

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

1

 

...........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

download.com.vn