Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm học 2018 - 2019 - 8 Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 11
Nội dung chi tiết:
Bộ đề thi học kì 2 lớp 11 môn Sinh học năm học 2018 - 2019 là tài liệu ôn thi cuối học kì 2 hữu ích dành cho các bạn học sinh. Mời các bạn cùng tải về trọn bộ tài liệu để tham khảo và ôn luyện nhé. Chúc các bạn đạt điểm số cao trong kỳ thi cuối học kì 2 sắp tới.
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 - Đề 1
Đề bài
SỞ GD&ĐT ……. TRƯỜNG THPT….. ----------- | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi gồm 2 trang |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM).
(Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau)
Câu 1: Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng sớm và cụp lại lúc chạng vạng tối là kiểu ứng động nào?
A. Quang ứng động.
B. Nhiệt ứng động.
C. Hóa ứng động.
D. Điện ứng động.
Câu 2: Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập
A. học khôn.
B. in vết.
C. quen nhờn .
D. học ngầm.
Câu 3: Loài cây nào sau đây có mô phân sinh bên?
A. Cây mía.
B. Cây bưởi.
C. Cây dừa.
D. Cây chuối.
Câu 4: Ở rêu, cá thể mới được tạo thành từ
A. bào tử.
B. phôi.
C. hợp tử.
D. trứng.
Câu 5: Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, các loại hoocmôn thường được sử dụng là:
A. Auxin, axit abxixic.
B. Auxin, xitokinin.
C. Giberelin, xitokinin.
D. Auxin, giberelin.
Câu 6: Mùa đông, người ta thường đốt pháo sáng ở những ruộng mía vào ban đêm nhằm mục đích gì?
A. Kích thích sinh trưởng kéo dài của cây mía.
B. Kích thích sự ra hoa của cây mía.
C. Ngăn cản sự đẻ nhánh của cây mía.
D. Ngăn cản sự ra hoa của cây mía.
Câu 7: Ở thực vật có hoa, trong quá trình hình thành giao tử đực xảy ra mấy lần phân bào?
A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
B. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
C. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
D. 2 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
Câu 8: Khi thành phần thức ăn thiếu Iốt trẻ sẽ phát triển chậm, não ít nếp nhăn, chịu lạnh kém. Vì Iốt là thành phần cấu tạo của
A. hoocmon Ơstrogen.
B. hoocmon sinh trưởng.
C. hoocmon GnRH.
D. hoocmon Tiroxin.
B. PHẦN TỰ LUẬN (8 ĐIỂM).
Câu 9 (3 điểm)
Những câu sau đúng hay sai, nếu sai hãy sửa lại cho đúng?
a. Cây bưởi có cả sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
b. Ếch và ruồi là những loài phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
c. Khi lá cây được chiếu ánh sáng đỏ, phitocrôm đỏ xa chuyển thành phitocrôm đỏ.
d. Ở thực vật hạt kín trong quá trình thụ tinh cả hai giao tử đực đều được thụ tinh.
e. Khi tỉ lệ hoocmon GA cao hơn so với hoocmon AAB hạt sẽ ở trạng thái ngủ.
f. Sinh sản hữu tính có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
Câu 10 (3 điểm)
a. Biến thái ở động vật là gì?
b. So sánh kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn?
Câu 11 (2 điểm)
a. Thế nào là sinh sản vô tính ở động vật? Kể tên các hình thức sinh sản vô tính ở động vật?
b. Hiện nay sinh sản vô tính ở động vật được ứng dụng trong những lĩnh vực nào? Cho ví dụ?
-------------hết-------------
Đáp án đề thi
SỞ GD&ĐT ….. TRƯỜNG THPT ………. -----------
| ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2018- 2019 MÔN SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề. Đáp án gồm 2 trang. |
1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM)
(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | C | B | A | B | D | C | D |
2. PHẦN TỰ LUẬN (8 ĐIỂM)
Câu | Nội dung | Điểm | ||||||||||||
Câu 1 (3điểm) | Các ý sau đúng hay sai, nếu sai sửa lại cho đúng (Nếu học sinh sửa theo cách khác mà đúng thì vẫn cho điểm) a. Đúng ………………………………………………………………….. b. Sai: Ếch và ruồi là những loài phát triển qua biến thái hoàn toàn…… c. Sai: Khi lá cây được chiếu ánh sáng đỏ xa, phitocrôm đỏ xa chuyển thành phitocrôm đỏ……………………………………………………… d. Đúng …………………………………………………………………… e. Sai: Khi tỉ lệ hoocmoon GA cao hơn so với hoocmoon AAB hạt sẽ chuyển sang trạng thái nảy mầm…………………………………………. f. Sai: Sinh sản hữu tính không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp……………………………………………………………………….. |
0,5 0,5
0,5 0,5
0,5
0,5 | ||||||||||||
Câu 2 (3 điểm) | * Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra …………………………………… * So sánh phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn: - Giống nhau: + Đều là kiểu phát triển qua biến thái…………………………………… + Vòng đời đều gồm 2 giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi………………………………………………………………………. - Khác nhau:
|
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
| ||||||||||||
Câu 3 (2 điểm) | a. Khái niệm * Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng ………………………………………………………………….. * Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật: - Phân đôi; Nảy chồi; Phân mảnh; Trinh sinh (trinh sản) ……………….. b. Ứng dụng của sinh sản vô tính ở động vật và ví dụ: - Nuôi mô sống: + VD: Ứng dụng trong việc nuôi cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da; truyền máu; cấy ghép nội tạng ……………………………….. - Nhân bản vô tính: + VD: Nhân bản vô tính cừu Đôly, chuột, lợn, bò, chó ………………….. |
0,5
0,5
0,5
0,5 |
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 - Đề 2
Đề bài
Câu 1: Điều không đúng khi nhận xét thụ tinh ngoài kém tiến hoá hơn thụ tinh trong là:
A. số lượng trứng sau mỗi lần đẻ rất lớn lên số lượng con sinh ra nhiều.
B. từ khi trứng sinh ra, thụ tinh cho đến lúc phát triển thành cá thể con hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường nước.
C. tỉ lệ trứng được thụ tinh thấp.
D. trứng thụ tinh không được bảo vệ, do đó tỉ lệ sống sót thấp.
Câu 2: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản
A. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.
B. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.
C. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ.
D. bằng giao tử cái.
Câu 3: Cơ quan chỉ huy về sự điều hòa sinh sản ở động vật là:
A. Tuyến yên
B. Vùng dưới đồi
C. Tuyến giáp
D. Tuyến sinh dục
Câu 4: Khi có thụ tinh, thể vàng được duy trì nhờ nhau thai tiết ra loại hoocmon:
A. FSH
B. HCG
C. Progesteron
D. LH
Câu 5: Chu kỳ quang là sự ra hoa phụ thuộc vào
A. độ dài ngày và đêm.
B. độ dài đêm.
C. độ dài ngày.
D. tuổi của cây.
Câu 6: Trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp là do cơ thể không có đủ hoocmôn
A. ostrogen.
B. sinh trưởng
C. tiroxin.
D. testosteron.
Câu 7: Giun dẹp có các hình thức sinh sản
A. phân đôi sinh sản.
B. phân mảnh, phân đôi.
C. nảy chồi, phân đôi.
D. nảy chồi phân mảnh.
Câu 8: ở sâu bướm, hoocmôn ecdisơn có tác dụng
A. gây lột xác và ức chế sâu thành nhộng và bướm.
B. kích thích thể allata tiết ra juvenin.
C. ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bơớm.
D. gây lột xác và kích thích sâu thành nhộng và bướm.
Câu 9: Hình thức sinh sản phân mảnh thấy ở nhóm động vật
A. ruột khoang, giun dẹp.
B. nguyên sinh.
C. bọt biển, giun dẹp.
D. bọt biển, ruột khoang.
Câu 10: Các hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển ở động vật không xương sống là
A. juvenin, tiroxin.
B. ecdisơn, tiroxin.
C. juvenin, ecdisơn.
D. tiroxin, juvenin, ecdisơn.
Câu 11: ở giai đọan trẻ em, nếu tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng sẽ dẫn đến
A. chậm lớn hoặc ngừng lớn.
B. trở thành người bé nhỏ.
C. sinh trưởng phát triển bình thường.
D. trở thành người khổng lồ.
Câu 12: Thủy tức sinh sản theo hình thức:
A. Phân đôi
B. Phân mảnh
C. Nảy chồi
D. Tái sinh
Câu 13: Kích thích sự nảy mầm của hạt, củ là tác dụng đặc trưng của:
A. Auxin
B. Etilen.
C. Axit abxixic.
D. Giberelin
Câu 14: Trong cơ chế điều hoà sinh sản tinh trùng, testosteron tiết ra từ tuyến
A. tuyến yên.
B. tế bào kẽ trong tinh hoàn.
C. vùng dưới đồi.
D. ống sinh tinh.
Câu 15: Hạt được hình thành từ
A. hạt phấn.
B. bầu nhụy.
C. bầu nhị.
D. Noãn được thụ tinh.
Câu 16: Đối với cây ăn quả, chiết cành có ý nghĩa:
A. Làm tăng năng suất so với trước đó.
B. Rút ngắn thời gian sinh trưởng thu hoạch sớm và biết trước đặc tính của quả.
C. Thay cây mẹ già cỗi bằng cây con có sức sống hơn.
D. Cải biến kiểu gen của cây mẹ
Câu 17: Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng là hoocmôn
A. FSH.
B. GnRH.
C. LH.
D. ICSH
Câu 18: Trong tổ ong, cá thể đơn bội là
A. ong cái.
B. ong thợ.
C. ong đực.
D. ong chúa.
Câu 19: Loại mô phân sinh không có ở cây phượng là mô phân sinh
A. đỉnh thân.
B. lóng.
C. bên.
D. đỉnh rễ.
Câu 20: ở ếch, quá trình biến thái từ nòng nọc thành ếch nhờ hoocmôn
A. tiroxin.
B. ostrogen.
C. sinh truơởng.
D. testosteron.
Câu 21: Trinh sản là hình thức sinh sản
A. không cần có sự tham gia của giao tử đực.
B. chỉ sinh ra những cá thể mang giới tính cái.
C. xảy ra ở động vật bậc thấp.
D. sinh ra con cái không có khả năng sinh sản.
Câu 22: Hình thức sinh sản của cây rêu là sinh sản
A. giản đơn.
B. Sinh dưỡng.
C. Bào tử.
D. hữu tính.
Câu 23: Sự hình thành cừu ĐôLi là kết quả của hình thức:
A. Sinh sản hữu tính
B. Sinh sản vô tính
C. Nhân bản vô tính.
D. Trinh sản
Câu 24: ở động vật, hoocmôn sinh trưởng được tiết ra từ
A. tuyến giáp.
B. tinh hoàn.
C. tuyến yên.
D. buồng trứng.
............
Mời các bạn tải về để xem chi tiết tài liệu