Bộ đề thi học kì I môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018 (Có đáp án) - Đề thi học kì I môn Ngữ văn lớp 9 có bảng ma trận đề thi
Nội dung chi tiết:
Nhằm giúp các bạn học sinh củng cố lại kiến thức đã học và làm quen với dạng đề thi môn Ngữ văn lớp 9, mời các bạn cùng tham khảo Bộ đề thi học kì I môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án môn. Hy vọng đề thi sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 1 lớp 9 sắp tới.
Đề thi học kì I môn Ngữ văn lớp 9
Đề 1:
Câu 1: (2,0 đ) Đọc phần trích sau:
Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:”Đây quả là vật dùng mà vợ tôi mang lúc ra đi”.
- Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong phần trich trên.
- Chuyển lời dẫn trực tiếp trong phần trich trên thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 2: (2,0 đ) Đọc các câu thơ sau đây:
Một đèo...một đèo...lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
(“Đèo Ba Dội”- Hồ Xuân Hương)
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- Phạm Tiến Duật)
- Chỉ ra các biện pháp tu từ trong các câu thơ trên.
- Phân tích tác dụng của các phép tu từ đó.
Câu 3: (2,0 đ) Đọc đoạn thơ sau:
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
(“Bếp lửa” – Bằng Việt)
- Từ “Nhóm” trong câu thơ nào dùng với nghĩa gốc? Từ “Nhóm” trong câu thơ nào dùng với nghĩa chuyển?
- Phân tích sự chuyển nghĩa của những từ “Nhóm” đó.
Câu 4: (2,0 đ)
- Đặt một đoạn hội thoại có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ.
- Phân tích sự vi phạm phương châm hội thoại trong đoạn hội thoại trên.
Câu 5: (2,0 đ) Nhận xét về câu nói: “Phu nhân của tôi hôm nay đang đi lên rẫy làm nương.”, có bạn cho rằng cách dùng từ “phu nhân” như vậy không phù hợp. Em có đồng ý như vậy không? Hãy giải thích cho câu trả lời của em.
Đáp án đề thi học kì I môn Ngữ văn lớp 9
Câu/ý | Nội dung | Điểm | |
1 | a. | - Đây quả là vật dùng mà vợ tôi mang lúc ra đi. | 1đ |
b. | Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói rằng đó quả là vật dùng mà vợ chàng mang lúc ra đi. | 1đ | |
2
| a. | - Điệp ngữ “Một đèo”. - Điệp ngữ “Không có”. - Hoán dụ “trái tim”. - Liệt kê “Không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước”. | 0,25đ 0,25đ0,25đ0,25đ |
b. | - Nhấn mạnh sự trùng điệp của những con đèo nối tiếp nhau. - Nhân lên những thử thách khốc liệt. - Thể hiện hình ảnh của người chiến sĩ lái xe. - Diễn tả sự khốc liệt của cuộc chiến tranh. | 0,25đ0,25đ0,25đ0,25đ | |
3 | a. . | - Từ “Nhóm” trong hai câu thơ “Nhóm bếp lửa…” và “Nhóm nồi xôi…” được dùng theo nghĩa gốc. - Từ “Nhóm” trong hai câu thơ “Nhóm niềm yêu thương…” và “Nhóm dậy cả…” được dùng theo nghĩa chuyển. | 0,5đ
0,5đ |
b. | Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ: có nghĩa là khơi dậy hay gợi lên niềm yêu thương, những ký ức đẹp của tuổi thơ có giá trị trong cuộc đời con người. | 1đ | |
4 | a. | HS đặt được một đoạn hội thoại có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ. | 1đ |
b. b | Phân tích sự vi phạm phương châm hội thoại trong đoạn hội thoại trên. | 1đ | |
5 | Đồng ý. Vì từ “phu nhân” dùng trong những trường hợp mang tính chất trang trọng, còn ở hoàn cảnh bình thường này không phù hợp. | 2đ |
Đề 2:
Câu 1: (2,0 đ) Đọc phần trích sau:
Lão cầm lấy đóm, gạt tàn và bảo:”Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!”.
(“Lão Hạc” – Nam Cao)
- Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong phần trich trên.
- Chuyển lời dẫn trực tiếp trong phần trich trên thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 2: (2,0 đ) Đọc các câu thơ sau đây:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
(“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”- Nguyễn Khoa Điềm)
Đi tu Phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không.
(Ca dao)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
(“Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận)
- Chỉ ra các biện pháp tu từ trong các câu thơ trên.
- Phân tích tác dụng của các phép tu từ đó.
Câu 3: (2,0 đ) Đọc đoạn thơ sau:
1/ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu, nồng đượm.
(“Bếp lửa” – Bằng Việt)
2/ Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
- Từ “lửa” trong câu thơ nào dùng với nghĩa gốc? Từ “lủa” trong câu thơ nào dùng với nghĩa chuyển?
- Phân tích sự chuyển nghĩa của từ “Nhóm” đó.
Câu 4: (2,0 đ)
- Đặt một đoạn hội thoại có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ.
- Phân tích sự vi phạm phương châm hội thoại trong đoạn hội thoại trên.
Câu 5: (2,0 đ) Nhận xét về câu nói: “Ngoài sân, nhi đồng đang vui đùa.”, có bạn cho rằng cách dùng từ “nhi đồng” như vậy không phù hợp. Em có đồng ý như vậy không? Hãy giải thích cho câu trả lời của em.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9
Câu/ý | Nội dung | Điểm | |
1 | a. | Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ! | 1đ |
b. | Lão cầm lấy đóm, gạt tàn và bảo ông giáo rằng có lẽ lão sẽ bán con chó. | 1đ | |
2
| a. | - Ẩn dụ : mặt trời” trong câu thơ thứ 2. - Chơi chữ: thịt chó - thịt cầy. - So sánh : Mặt trời – hòn lửa. - Nhân hóa: Sóng cài then, đêm sập cửa. | 0,25đ 0,25đ 0,25đ0,25đ |
b. | - Em bé là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mẹ như mặt trời với muôn loài. - Tạo sự hấp dẫn, thú vị. - Gợi cảnh hoàng hôn trên biển rực rỡ, sinh động. | 0,25đ
0,25đ 0,5đ | |
3 | a. | - Từ “lửa” trong câu thơ 1được dùng theo nghĩa gốc. - Từ “lửa” trong câu thơ 2 được dùng theo nghĩa chuyển. | 0,5đ 0,5đ |
b. | Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ: có nghĩa là | 1đ | |
4 | a. | HS đặt được một đoạn hội thoại có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ. | 1đ |
b. | Phân tích sự vi phạm phương châm hội thoại trong đoạn hội thoại trên. | 1đ | |
5 | Đồng ý. Vì từ “nhi đồng” dùng trong những trường hợp mang tính chất trang trọng, còn ở hoàn cảnh bình thường này không phù hợp. | 2đ |
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp