Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5 - Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5
Nội dung chi tiết:
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5 được tuyển chọn từ các trường trên toàn quốc với nhiều đề thi học sinh giỏi lớp 5 hay, đề thi học sinh giỏi lớp 5 các cấp. Download.com.vn hy vọng sẽ giúp các em có thêm nguồn tài liệu tham khảo và ôn tập hữu ích cho kì thi học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 sắp tới. Mời các em tham khảo. Chúc các em đạt kết quả cao!
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 1)
Môn Tiếng Việt Lớp 5
(Thời gian làm bài 60 phút)
Câu 1: (2 điểm)
Dựa vào nghĩa của tiếng nhân em hãy xếp các từ trong ngoặc đơn thành hai nhóm:
- nhân: có nghĩa là người.
- nhân: có nghĩa là lòng thương người.
(nhân loại, nhân đức, nhân dân, nhân ái, nhân vật, nhân hậu.)
Em hãy đặt hai câu với mỗi nhóm từ vừa tìm được (mỗi nhóm một câu)
Câu 2: (2 điểm)
Cho đoạn văn sau:
a) “Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.”
(Theo Hoàng Lê)
b) “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. tre trông thanh cao, giản gị, chí khínhư người.”
(Thép Mới)
Tìm những từ ghép, từ láy trong hai đoạn văn trên.
Câu 3: (2 điểm). Đọc đoạn thơ sau:
Tan học về giữa trưa
Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
Cái gậy tre run run.
Bà ơi, cháu tên là Hương
Cháu dắt tay bà qua đường...
Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về, cháu vẫn còn thương
(Mai Hương)
Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường.
Câu 4: (5 điểm)
Em hãy kể lại một câu chuyện về một việc làm tốt của em hoặc người mà em quen biết
...................................................................
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Hướng dẫn châm bài kiểm tra khảo sát chất lượng
HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 1)
Môn Tiếng Việt Lớp 5
Câu 1: (2 điểm)
- Xếp đúng mỗi nhóm nghĩa của từ nhân Cho (0,5 điểm)
+ nhân: có nghĩa là người: Nhân loại, nhân dân, nhân vật.
+ nhân: có nghĩa là lòng thương người: Nhân đức, nhân ái, nhân hậu.
- Đặt được mỗi câu đúng cấu trúc ngữ pháp, mỗi câu có một từ nằm trong mỗi nhóm từ trên. Cho (0,5 điểm)
Câu 2: (1điểm)
- Tìm đúng các từ ghép: nhân dân, bờ bãi, dẻo dai, chí khí. Cho (0,5 điểm)
- Tìm đúng các từ láy: nô nức, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp. Cho (0,5 điểm)
Câu 3: (2 điểm) học sinh nêu được các ý sau:
- Bạn học sinh là người có tầm lòng nhân hậu, tan học về giữa trưa nắng, nhìn thấy bà cụ mù lòa đi trên đường phố, bạn đã bộc lộ sự cảm thông và chia sẻ nỗi đau khổ cùng bà. Cho (1 điểm)
- Tấm lòng nhân hậu của bạn học sinh được thể hiện qua hành động cụ thể: dắt bà cụ qua đường. Tấm lòng ấy càng đẹp hơn khi hình ảnh bà cụ khơi dậy trong tim bạn nhỏ một tình thương sâu nặng đối với con người hoạn nạn. Cho (1 điểm)
Câu 4: (5 điểm)
1/ Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu về hoàn cảnh, nhân vật trước khi xảy ra câu chuyện: (câu chuyện xảy ra ở đâu, sự việc chuẩn bị cho câu chuyện bắt đầu là gì...)
2/ Thân bài: (3 điểm)
Học sinh được diễn biến của câu chuyện từ lúc mở đầu đến khi kết thúc.
+Nêu được sự việc mở đầu cho câu chuyện là gì. Cho (0,5 điểm)
+ Nêu được những sự việc tiếp theo của câu chuyện điễn ra lần lượt theo một trình tự thời gian hợp lý. Cho (2 điểm)
+ Nêu được kết thúc câu chuyện diễn ra như thế nào. Cho (0,5 điểm)
3/ Kết bài: (1 điểm)
Nêu được cảm nghĩ hoặc nhận xét của mình về việc làm tốt.
(Trên đây là một số gợi ý cơ bản về đáp án chấm. Trong quá trình chấm bài người chấm cần vận dụng linh hoạt đáp án chấm để chấm sát với thực tế bài làm của học sinh)