Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 11 năm 2019 - 2020 - 2 Đề kiểm tra chất lượng đầu năm lớp 11 môn Văn
Nội dung chi tiết:
Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 11 năm 2019 - 2020 có đáp án chi tiết kèm theo giúp các em học sinh ôn tập các dạng bài tập Ngữ văn chuẩn bị cho bài thi khảo sát chất lượng đầu năm.
Đồng thời giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo ra đề kiểm tra cho các em học sinh lớp 11. Sau đây mời các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Đề kiểm tra chất lượng đầu năm lớp 11 môn Văn - Số 1
TRƯỜNG THPT……………….. | ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐẦU NĂM Năm học 2019-2020 Môn Ngữ văn: Khối 11(thời gian 90 phút) |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Củ khoai lớn ở ngoài đồng
Ông trăng lên lớn ở trong bầu trời
Cánh buồm lớn giữa biển khơi
Lá cờ lớn bởi gió vời lên cao.
Con đường lớn với khát khao
Niềm vui lớn bởi tiếng chào, bàn tay
Còn như con của mẹ đây
Trong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.
(Hát ru, Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Hội nhà văn, 2014, tr 232)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên (0,5 điểm)
Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 dòng thơ sau: (0.75 điểm)
Còn như con của mẹ đây
Trong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.
Câu 3. Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong 6 dòng thơ đầu.(0,75 điểm)
Câu 4. Theo anh/chị, qua lời ru trên, người mẹ muốn giáo dục cho con bài học gì? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN
Câu 1. (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của lời ru đối với sự hình thành nhân cách con người trong xã hội hiện đại.
Câu 2. (5,0 điểm)
Chàng về đến nhà, té ra mình chết đã được hai ngày rồi. Nhân đem những việc đã qua kể cho mọi người nghe, ai cũng kinh hãi và không tin là thực. Sau họ đón một bà đồng về phụ bóng, đồng lên cũng nói đúng như lời Tử Văn. Người làng bèn mua gỗ, lại dựng một tòa đền mới. Còn ngôi mộ của người tướng kia thì tự dưng thấy bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám vậy.
Sau đó một tháng, Tử Văn thấy Thổ công đến bảo:
- Lão phu đã trở về miếu, công của nhà thầy không biết lấy gì đền đáp được. Nay thấy ở đền Tản Viên khuyết một chân phán sự, lão đã vì nhà thầy hết sức tiến cử, được đức Thánh Tản ngài đã bằng lòng, vậy xin lấy việc đó để đền ơn nghĩa. Người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau. Nếu trùng trình độ nửa tháng, sợ sẽ về tay người khác mất. Nên cố gắng đi, đừng coi là việc tầm thường.
Tử Văn vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà, rồi không bệnh mà mất.
Năm Giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan vốn quen biết với Tử Văn, một buổi sớm đi ra ngoài cửa tây vài dặm, trông thấy ở trong sương mù có xe ngựa đi đến ầm ầm, lại nghe tiếng quát:Người đi đường tránh xa, xe quan phán sự!".
Người ấy ngẩng đầu trông thì thấy, người ngồi trên xe chính là Tử Văn. Song Tử Văn chỉ chắp tay thi lễ chứ không nói một lời nào, rồi thoắt đã cưỡi gió mà đi biến mất. Đến nay con cháu Tử Văn hãy còn, người ta truyền rằng đó là "nhà quan phán sự!".
(Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ, Ngữ văn 10, tập 2, Nxb Giáo dục, 2015, tr 59)
Nếu được yêu cầu viết đoạn kết của truyện, anh/chị sẽ đồng tình với cách kết thúc như trên hay chọn một cách kết thúc khác? Trình bày và giải thích ý kiến của mình.
- - - - - - - - Hết- - - - -
................
Đề kiểm tra chất lượng đầu năm lớp 11 môn Văn - Số 2
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:
Nhiều người nghĩ rằng người trưởng thành nghĩa là người đã đạt đến một độ tuổi nhất định nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, đó là định nghĩa cổ điển về mặt sinh học. Trong xã hội hiện đại ngày nay , nếu một người có nhiều tuổi nhưng vẫn sống dựa vào người khác , vẫn không nỗ lực tự phấn đấu, vẫn ỷ lại, chây lười ăn bám … thì liệu có khác gì một đứa trẻ? Một người như thế không thể được coi là người có kinh nghiệm sống và càng không thể được coi là một người trưởng thành. mà chỉ đáng được gọi là một đứa trẻ có nhiều tuổi
Kinh nghiệm sống và sự trưởng thành không phụ thuộc vào việc bạn đã sống bao lâu, mà phụ thuộc vào việc bao nhiêu năm qua bạn đã và đang sống như thế nào.
Người trưởng thành là người:
- Muốn làm chủ vận mệnh của mình , thay vì ỷ lại,chây lười, ăn bám, đổ lỗi cho số phận
- Muốn hoàn thành tốt công việc của mình để có một sự nghiệp rạng rỡ.
- Muốn biến những khó khăn thách thức thành cơ hội giúp mình thành công hơn
- Muốn giữ vững vị thế và vị thế cạnh tranh trong một thời đại mà sự cạnh tranh đang trở lên ngày một quyết liệt
- Muốn liên tục xây dựng và phát triển lòng tự trọng và sự tự tin của mình để ngẩng cao đầu mà sống…
(Theo “Chiến thắng trò chơi cuộc sống", Adam Khoo)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Theo định nghĩa cổ điển thế nào là người trưởng thành? (0,5 điểm)
Câu 3. Theo tác giả bài viết, thế nào là người trưởng thành? (1.0 điểm)
Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm của tác giả về người trưởng thành hay không? Vì sao? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn luận về vấn đề
"Người trưởng thành là người muốn làm chủ vận mệnh của mình, thay vì ỷ lại, chây lười, ăn bám, đổ lỗi cho số phận”
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận về đoạn thơ sau:
"Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."
(Trích” Trao duyên”, Truyện Kiều - Nguyễn Du )
----------------------- Hết -----------------------
...........
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết