Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 sở GD&ĐT Cao Bằng - Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Toán, Ngữ văn năm 2018
Nội dung chi tiết:
Với mong muốn đem đến cho các bạn có thêm nhiều tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia, Download.com.vn xin giới thiệu đến các bạn Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 sở GD&ĐT Cao Bằng. Đây là tài liệu vô cùng bổ ích, giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 tại Download.com.vn để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.
Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Toán năm 2018
Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018
SỞ GD&ĐT CAO BẰNG | KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 |
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
"Một bà lão chống gậy qua đường giữa dòng xe cộ tấp nập. Một học trò phía bên kia đường nhìn thấy, nhận ra sự nguy hiểm đối với bà lão liền vội chạy tới: “Bà ơi, bà đưa tay cháu dắt bà qua”. Bà lão móm mém nở một nụ cười thân thiện: “Cảm ơn cháu! Cháu thật ngoan!...
Một người ăn xin khốn khổ, đói rách, vận bộ quần áo nhem nhuốc, chân tay run lên vì cơn đói hành hạ. Người hành khất bước chân vào một quán cà phê, ngả nón xin tiền, mong được bố thí vài ngàn bạc lẻ để mua một chiếc bánh mì. Khách uống cà phê vẫn thản nhiên rít thuốc, ánh mắt lạnh lùng vô cảm. Ông lão hành khất đến bên người bán vé số đang giao vé cho khách, và lại chìa nón ra. Người bán vé số vùi tay vào túi quần, lôi ra mấy tờ bạc nhàu nát bị vo tròn, lấy ra một tờ, vuốt phẳng và bỏ vào cái nón của ông lão. Ông già cảm động run run, không nói lời ơn mà cúi đầu xuống, ánh mắt lộ ra một sự biết ơn vô cùng. Thì ra, ông già ấy bị câm.
Trong cuộc sống có biết bao nhiêu sự cảm ơn có lời và không lời như thế. Với những người có văn hóa, “cảm ơn” là lời nói được sử dụng hàng ngày, những lời luôn được cất lên bằng cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất. Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh niên chưa nghĩ như vậy. Họ coi cảm ơn chỉ là những lời khách sáo, vì thế, chẳng cần phải nói ra. Hình như các bạn ấy vẫn nghĩ một cách giản đơn rằng nói lời cảm ơn hay làm các cử chỉ biểu lộ sự biết ơn là “vô duyên”, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi.
Thế nhưng, cuộc sống hiện đại và yêu cầu về quy tắc giao tiếp giữa người với người đòi hỏi chúng ta phải tập làm quen với lời “làm ơn” và sau đó là “cảm ơn”. Thật hạnh phúc khi ta làm được một việc có ý nghĩa, một điều tốt đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác, kéo mọi người lại gần nhau hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không dửng dưng, bạc bẽo vì đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời nói xuất phát tự đáy lòng, chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn!”
( Theo bài viết tham gia diễn đàn Đem mọi người đến gần nhau hơn, báo điện tử thanhnienonline ngày 11/11/2016 - Dẫn theo SGK Ngữ văn 11, tập 2 ban cơ bản)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Nhận xét về hành vi của bà lão và ông già ăn xin khi được giúp đỡ (nhắc nhở trong đoạn trích)
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Với những người có văn hóa, “cám ơn” là lời được sử dụng hằng ngày.
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan niệm: nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ sự biết ơn……………chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách. Vì sao?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa câu nói sau:
Lời nới chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Câu 2: (5 điểm)
Cảm nhận của anh /chị về vẻ đẹp của xứ Huế qua tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ngữ văn 12, tập một. Từ đó, liên hệ với bài thơ “Đây thôn vĩ dạ” của Hàn Mặc Tử (Ngữ văn 11) Tập hai, NXB Giao dục Việt Nam, 2016) để thấy được cá tính sáng tạo của mỗi tác giả
------------------HẾT------------------------