Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 - 31 đề thi vào lớp 10 môn Văn

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 4,8 MB
Lượt tải: 16,116
Nhà phát hành: Sưu tầm


Lâu mới có thời gian rảnh, nay chia sẻ cùng các bạn: Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 là tài liệu ôn thi vào lớp 10 hữu ích dành cho các bạn học sinh. Việc luyện tập với đề thi sẽ giúp các bạn củng cố lại kiến thức và rút kinh nghiệm trong quá trình làm bài thi xét tuyển vào lớp 10 sắp tới.

Nội dung chi tiết:

Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 được Download.com.vn sưu tầm và cập nhật nhằm gửi đến các bạn học sinh đang ôn thi vào lớp 10. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập và làm quen với các dạng câu hỏi của môn Ngữ văn nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi xét tuyển vào lớp 10 sắp tới. Sau đây, mời các bạn cùng thử sức với đề thi nhé!

 Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Đăk Lăk

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẮK LẮK

ĐỀ THI CHÍNH THỨ

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau đây:

Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời.

(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam - 2017, tr.70, 71)

1) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)

2) Chỉ rõ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? (1,0 điểm)

3) Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến: “... tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.” (0,5 điểm)

Câu 2 (3,0 điểm)

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 250 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời.”

Câu 3 (5,0 điểm)

Về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, sách Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam - 2017, trang 60 có viết: “Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.”

Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong làng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ .
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

(Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam - 2017, tr.58)

----Hết ----

.............

Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Quảng Ninh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH QUẢNG NINH

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CHÍNH THỨC

 KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM 2018

 

Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

... Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẽ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ ...

(Ngữ văn 9 Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr143)

a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b.Trong các từ nhóm trên, từ nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng với nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhóm trong đoạn thơ.

c. Nêu hiệu quả nghệ thuật của điệp từ nhóm trong đoạn thơ trên.

Câu 2. (3,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch từ 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ của em về lối sống giản dị, trong đó có sử dụng một phép liên kết (gạch chân dưới phương tiện liên kết và gọi tên phép liên kết được sử dụng).

Câu 3. (5,0 điểm) Về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long có ý kiến cho rằng: Truyện đã khắc hoạ thành công hình ảnh những con người lao động bình thường mà cao đẹp.

- Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr180) để làm sáng tỏ ý kiến trên.

................... Hết ................

Gợi ý đáp án tham khảo:

Câu 1:

a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm Bếp lửa của tác giả Bằng Việt.

b. Từ “nhóm” trong hai câu thơ “Nhóm bếp lửa…” và “Nhóm nồi xôi…” được dùng theo nghĩa gốc: chỉ hành động cho lửa bén vào làm chất đốt ( củi ,rơm…) cháy lên để nấu nướng hoặc sưởi ấm.

- Từ “nhóm” trong hai câu thơ “Nhóm niềm yêu thương…” và “Nhóm dậy cả…” được dùng theo nghĩa chuyển – chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ: có nghĩa là khơi dậy hay gợi lên niềm yêu thương, những ký ức đẹp của tuổi thơ có giá trị trong cuộc đời con người.

c. Điệp từ " Nhóm" diễn tả những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời bà:

+ Bà là người nhóm lửa cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, tỏa sáng trong mỗi gia đình

+ Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui, niềm tin trong lòng người cháu
Ngoài ra, nó còn nhấn mạnh, khẳng định giá trị lớn lao của những việc bà đã làm: từ việc nhóm bếp - bà đã khơi dậy tình yêu thương, sự sống, niềm tin cho cháu và cho mọi người

Câu 2: Ý nghĩa của lối sống giản dị

- “Lối sống giản dị” chính là một lối sống đơn giản, không quá cầu kỳ, phức tạp, cũng như không bao giờ khoa trương hay sống xa hoa

- Lối sống giản dị khổng phải chỉ thể hiện qua lời nói, cách ăn mặc, việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ và hành động của mọi người trong cuộc sống cũng như trong các hoàn cảnh. Đây là một đức tính vô cùng tốt đẹp, không cầu kỳ phô trương.

Qua đó các em hãy trình bày suy nghĩ của mình và sử dụng các phép liên kết như phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nghịch đối, phép nối....

Câu 3: Dàn ý tham khảo

I. Mở bài: Vài lời giới thiệu để tác giả, tác phẩm và nhân vật anh thanh niên.

- Nguyễn Thành Long là nhà văn quê ở Quảng Nam, ông đã có nhiều đóng góp cho nền văn học hiện đại Việt Nam ở thể loại truyện ngắn và kí. Ông thường đi nhiều nơi nên có một vốn sống vô cùng phong phú.

- Lặng lẽ Sa Pa truyện của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.

II. Thân bài

Hình ảnh xuất hiện anh thanh niên

Xuất hiện trong cuộc gặp gỡ với 3 người đó là anh lái xe, ông họa sĩ và một cô gái trẻ. Đồng thời anh còn để lại nhiều ấn tượng với ông họa sỹ và các nhân vật khác.

Công việc thực hiện

– Anh sống trên núi cao, thực hiện công việc trên trạm khí tượng. Cuộc sống thiếu thốn, khổ cực.

– Công việc thực hiện trong điều kiện thời tiết khó khăn, thử thách với mưa sương gió lạnh.

– Anh có những suy nghĩ đẹp về ý nghĩa của cuộc sống, công việc mà mình đang thực hiện.

– Công việc là niềm đam mê, công việc của anh dù thầm lặng ít người biết đến nhưng anh vẫn rất yêu công việc.

Phong cách sống đẹp

– Tâm hồn anh thanh niên luôn yêu đời, yêu con người, khiêm tốn với người khác:

+ Yêu con người, yêu thiên nhiên, quý trọng tình cảm của con người với con người.

+ Trung thực với công việc (tự giác tự nguyện với công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao phó), đức tính khiêm nhường.

– Chủ động trong công việc thực hiện, lối sống khoa học, nề nếp.

Anh thanh niên là đại diện cho người lao động

– Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.

– Những con người khiến tốn, giản dị, trung thực. Âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận của em hình tượng anh thanh niên.

Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa tác giả đã ca ngợi những con người như anh thanh niên với nhân cách và tâm hồn, lí tưởng sống rất đẹp, sống cống hiến âm thầm không đòi hỏi tư lợi và đó cũng chính là thành công của tác giả Nguyễn Thành Long khi phác họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường mà cao đẹp.

..........

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

download.com.vn