Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019 - 2020 sở GD&ĐT Bình Thuận - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 130,3 KB
Lượt tải: 26
Nhà phát hành: Sưu tầm


Có thể bạn quan tâm Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019 - 2020 sở GD&ĐT Bình Thuận - Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019 - 2020 sở GD&ĐT Bình Thuận giúp các bạn làm quen với cấu trúc đề thi, rút ra cách phân bổ thời gian hợp lý trong quá trình làm bài thi.

Nội dung chi tiết:

Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019 - 2020 sở GD&ĐT Bình Thuận được Download.com.vn sưu tầm và cập nhật nhằm gửi đến các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi vào lớp 10.

Thông qua đề thi này sẽ giúp các bạn làm quen với cấu trúc đề thi, rút ra cách phân bổ thời gian hợp lý trong quá trình làm bài thi. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÌNH THUẬN


ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút,
(Đề thi có 01 trang)

Đề bài

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4.

“Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.

Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.”

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)

Câu 2. Tìm những từ láy được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm)

Câu 3. Câu văn "Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.” là câu đơn hay câu ghép? Chỉ ra thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu. (1,5 điểm)

Câu 4. Câu văn cuối cùng liên kết với câu văn phía trước bằng phép liên kết gì? Xác định từ ngữ có tác dụng liên kết? (0,5 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi), trình bày suy ngẫm của em về nhận định: “Năm tháng in hằn những vết nhăn trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo những vết nhăn trong tâm hồn”.

(Trích Điều kì diệu của thái độ sống - Mac Anderson, tr.68, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2017)

Câu 2. (4,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.”

(Dẫn theo: Chị em Thúy Kiều, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam -2014, tr.81)

---------Hết -----------

Đáp án đề thi

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4.

“Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”.

Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.”

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Câu 2. Những từ láy được sử dụng trong đoạn văn: xa xăm, dài dài

Câu 3. Câu văn "Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.” là câu ghép

Hai bím tóc dày(CN), tương đối mềm(VN), một cái cổ cao (CN), kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. (VN)

Câu 4. Câu văn cuối cùng liên kết với câu văn phía trước bằng phép liên kết thế: "mắt tôi" - "nó"

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Câu 2. (4,0 điểm)

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du (đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới)

- Truyện Kiều là tác phẩm gây tiếng vang, trở thành kiệt tác văn học Việt Nam

- Trích dẫn đoạn thơ: khắc họa vẻ đẹp của những trang tuyệt thế giai nhân mà còn thể hiện tài năng miêu tả chân dung nhân vật bậc thầy của Nguyễn Du.

II. Thân bài

1. Khái quát vấn đề chung

- Miêu tả nhân vật khắc họa tính cách và số phận của con người là tài năng của Nguyễn Du, đây là thành công lớn của ông

+ Xây dựng thành công nhiều nhân vật để lại dấu ấn như Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Mã Giám Sinh, Sở Khanh

- Miêu tả nhân vật chính diện: sử dụng bút pháp lý tưởng hóa nhân vật. Miêu tả nhân vật phản diện: bút pháp hiện thực hóa. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều thể hiện vẻ đẹp toàn bích tới chuẩn mực Á Đông là hai nàng Vân, Kiều.

2. Phân tích vẻ đẹp nhân vật Thúy Vân (4 câu thơ đầu)

- Ban đầu, Nguyễn Du gợi tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều từ hình ảnh thiên nhiên: mai, tuyết. Bút pháp ước lệ gợi ấn tượng về vẻ đẹp với cốt cách như mai, thanh tao, và cốt cách trong trắng, tinh khôi như tuyết

- Bốn câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân: thanh cao, duyên dáng, trong trắng

+ Câu thơ “Vân xem trang trọng khác vời” khái quát được vẻ đẹp cao sang, quý phái của nàng.

+ Vẻ đẹp của Vân sánh với những thứ đẹp nhất từ tự nhiên như hoa, mây trăng, tuyết, ngọc

+ Chân dung của Thúy Vân đẹp từ khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, làn da, với phong thái điềm đạm (các chi tiết so sánh, ẩn dụ thú vị trong thơ)

→ Vẻ đẹp của Vân hơn mọi chuẩn mực của tự nhiên, khiến tự nhiên cúi đầu chịu “thua”, “nhường”, ắt hẳn cuộc đời nàng sẽ được an ổn, không sóng gió

- Vẻ đẹp của Thúy Kiều (4 câu thơ tiếp theo)

+ Kiều càng sắc sảo mặn mà: Vẻ đẹp của Thúy Kiều mặn mà về tâm hồn, sắc sảo về trí tuệ

+ Tác giả sử dụng lối ước lệ tượng trưng: thu thủy, xuân sơn để đặc tả riêng đôi mắt trong sáng, long lanh của Kiều

+ Thúy Kiều gợi lên là trang tuyệt thế giai nhân với vẻ đẹp khiến tự nhiên phải ganh ghét, đố kị: hoa ghen, liễu hờn

→ Chân dung Thúy Kiều khiến tạo hóa ganh ghét, tài hoa thiên bẩm, tâm hồn đa sầu đa cảm dự báo số phận trắc trở, nghiệt ngã đầy sóng gió bởi “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”

- Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân trước rồi miêu tả Thúy Kiều, thủ pháp đòn bẩy này làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều

- Sử dụng tài tình các tính từ miêu tả vẻ đẹp Vân, Kiều (vẻ đẹp mang số phận): mặn mà, trang trọng, sắc sảo...

- Các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, đối xứng, liệt kê, tăng tiến, điển tích điển cố... được sử dụng linh hoạt trong đoạn trích.

→ Bút pháp ước lệ tượng trưng là cách thể hiện con người quen thuộc trong thơ ca trung đại (miêu tả qua những công thức, chuẩn mực có sẵn được quy ước trong nghệ thuật)

III. Kết bài

- Đoạn thơ khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều nhờ bút pháp ước lệ tượng trưng, thủ pháp đòn bẩy và các biện pháp tu từ

- Nguyễn Du thể hiện cảm hứng nhân văn qua việc đề cao con người, ca ngợi vẻ đẹp tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.

download.com.vn