Bộ đề trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 9 - Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử 9

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 420,4 KB
Lượt tải: 9,280
Nhà phát hành: Sưu tầm


[Có thể bạn cần] Mời các em cùng tham khảo Bộ đề trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 9 được Taifull.net sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các em học sinh ôn thi học kỳ đạt kết quả tốt. Sau đây mời các em làm bài.

Nội dung chi tiết:

Theo quyết định của Bộ giáo dục và Đào tạo thì môn Lịch sử sẽ trở thành môn thi chính thức của kỳ thi vào lớp 10 toàn quốc. Chính vì vậy kiến thức Lịch sử lớp 9 sẽ trở thành 1 trong những phần học quan trọng và xuất hiện nhiều nhất trong bài thi lên lớp 10 môn Lịch sử sắp tới đây.

Dưới đây Download.com.vn sẽ giới thiệu đến các bạn Bộ đề trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 9 với các câu hỏi xuyên suốt kiến thức của Lịch sử lớp 9. Hi vọng bộ đề trắc nghiệm Lịch sử này sẽ giúp các em kiểm tra lại kiến thức đã học của mình để có kết quả tốt nhất trong kỳ thi. 

Chương I: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến nay.

1. Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Liên Xô như thế nào?

A. Nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.      

B. Nền kinh tế Liên Xô phát triển nhanh chóng.

C. Nền kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng.             

D. Nền kinh tế Liên Xô phát triển nhảy vọt.

2. Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực KHKT là:

A. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

B. Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

C. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người đầu tiên lên mặt trăng

D. Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới, du hành vũ trụ.

3. Câu nào nói không đúng chính sách đối ngoại của Liên Xô ?

A. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình.

B. Đi đầu và đấu tranh cho nền hoà bình, an ninh thế giới.

C. Giúp đỡ, ủng hộ các nước XHCN và phong trào cách mạng thế giới.

D. Chỉ quan hệ với các nước Đông Âu

4. Thời gian tồn tại của chế độ XHCN ở Liên Xô là:

A. 1917-1991         B. 1918- 1991         C. 1922- 1991          D. 1945- 1991

5. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm:

A. 1945            B. 1947                C. 1949                D. 1951

6. Sự kiện nào đánh dấu chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ?

A. Nhà nước Liên bang tê liệt                

B. Các nước cộng hòa đua nhau giành độc lập

C. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thành lập.

D. Ngày 25/12/1991, lá cờ Liên bang Xô Viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống.

 Chương II: Các nước Á - Phi – Mĩ latinh từ sau năm 1945 đến nay

7 .Tại sao gọi là “Năm Nam Phi”

A. Phong trào đấu tranh bắt đầu bùng nổ ở Châu Phi          

B. Năm Ai Cập giành độc lập

C. Năm 17 nước Châu Phi tuyên bố độc lập                 

D. Năm tất cả các nước Châu Phi tuyên bố độc lập

8. Chế độ phân biệt chủng tộc tồn tại miền nào Châu Phi?

A. Miền Bắc Phi           B. Miền Tây Phi       C. Miền Nam Phi         D. Miền Đông Phi

9. Cuộc nội chiến 1946-1949 diễn ra ở đâu?

A. Ấn Độ               B. Inđônêxia          C. Trung Quốc          D. Xrilanca

10. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời vào?

A. 1.8/1949         B. 1.8/1950            C. 1.8/1949        D. 1.10/1949

11. Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa (1949) là:

A. Kết thúc hơn 100 năm ách nô dịch của địa chủ và phong kiến.

B. Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.

C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

D. Tất cả các ý trên.

12.Nước nào sau 20 năm cải cách ,mở cửa (1979-2000) tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới?

A. Mĩ            B. Pháp            C. Trung Quốc          D. Nhật Bản

13. Nước đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là:

A. Việt Nam              B. Lào             C. Xin-ga-po              D. In-đô-nê- xia.

14. Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) được thành lập ở đâu ?

A. Gia-các –ta (Inđônêxia)                 B. Ma-ni-la(Phi-lip-pin)

C. Băng Cốc (Thái Lan)                   D. Cua-la-lăm-pơ (Malaixia)

15. Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian:

A. 7/ 1994             B. 4/ 1994          C. 7/ 1995              D. 7/ 1996.

16. Hãy cho biết mục tiêu của tổ chức ASEAN là gì?:

A. Giữ gìn hòa bình, an ninh các nước thành viên, củng cố sự hợp tác chính trị, quân sự, giúp đỡ giữa các nước XHCN.

B. Đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN.

C. Hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

D. Liên minh với nhau để mở rộng thế lực.

17. Cộng hòa Nam Phi nằm ở khu vực nào?

A. Cực Nam Châu Phi              B. Tây Nam Châu Phi.

C. Đông Nam Châu Phi             D. Cực Bắc Châu Phi.

18.Tổ chức nào là tổ chức liên minh khu vực ở Châu Phi?

A. ASEAN            B. NATO.         C. AU             D. SEATO

19. Người da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi trở thành tổng thống là:

A. Nen-Xơn Man-đê-la        B. Kô-phi An-nan      C. Phi-đen Ca-xrơ-rô          D. Mác-tin Lu-thơ King

20. Mở đầu cho giai đoạn đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở CuBa là gì?

A. Cuộc tấn công vào pháo đài Môncađa năm 1953                  

B. Phi-đen sang Mê-hi-cô

C. Phi-đen trở về nước                                        

D.Phi-đen lập căn cứ ở Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra

21. ”Phong trào 26-7” do Phi-đen thành lập ở đâu?

A. Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra    B. Mê-hi-cô     C.Môncađa     D.Lahabana.

 Chương III: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay.

 22. Hãy cho biết tình hình kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới 2?

A. Bị tàn phá và thiệt hại nặng nề                

B. Phụ thuộc chặt chẽ các nước Châu Âu.

C. Thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh

D. Nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và phát triển.

23. Cuộc cách mạng khoa học –kỹ thuật hiện đại lần thứ hai khởi nguồn từ:

A. Nước Mĩ        B. Nước Anh         C. Nước Đức              D. Nước Trung Quốc.

24.Mĩ lần đầu tiên đưa người lên Mặt Trăng ở thời gian nào?

A. Tháng 7 /1969           B. Tháng 7/1970        C. Tháng 7/1971          D. Tháng 7/1972

25. Trong việc thực hiện “chiến lược toàn cầu” Mĩ đã vấp phải thất bại ,tiêu biểu ở đâu?

A. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên           B. Chiến tranh Trung Quốc

C. Chiến tranh xâm lược Việt Nam             D. Chiến tranh chống Cuba

26.Những biện pháp không phải của “chiến lược toàn cầu ”do Mĩ đề ra?

A. Viện trợ để lôi kéo khống chế các nước nhận viện trợ.          

B. Lập các khối quân sự.

C. Đàn áp ngăn cản phong trào công nhân trong nước            

D. Gây các cuộc chiến tranh xâm lược.

27. Nôị dung nào sau đây không phải là tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thứ giới thứ hai ?

A. Là nước bại trận ,bị chiến tranh tàn phá nặng nề             

B. Bị quân đội nước ngoài chiếm đóng

C. Đất nước ổn định ,phát triển                             

D. Bị mất hết thuộc địa và đứng trước nhiều khó khăn

28. Hãy cho biết cơ hội mới để kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kỳ” sau chiến tranh.

A. Nhận được viện trợ kinh tế của Mĩ.

B. Khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên T6/1950.

C. Khi Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

D. Mĩ tiến hành chiến tranh chống Cu Ba.

29. Đẳng nào giữ vai trò quan trọng và nắm cương vị lãnh Nhật Bản trong suốt một thời gian dài?

A. Đảng liên minh dân chủ Thiên chúa giáo.               B. Đảng Dân chủ Tự do.

C. Đảng tự do.                                      D. Công đảng.

30. Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế từ khi nào?

A. Từ những năm 70 của thế kỷ XX.

B. Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX.

C. Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX.

D.Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX.

31. Hiến pháp mới của Nhật Bản được ban hành vào thời gian nào?

A. 1945           B.1946            C.1947        D.1948

32. Kinh tế Nhật Bản lâm vào suy thoái ở thời gian nào?

A. Những năm 70 của thế kỷ XX.                B. Những năm 80 của thế kỷ XX.

C. Những năm 90 của thế kỷ XX.                D. Những năm cuối của thế kỷ XX.

33. Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 phục hồi?

A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận.       

B. Tinh thần lao động tự lực của các nước Tây Âu.

C. Được sự giúp đỡ của Liên Xô.                  

D. Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác – san.

34. Khối quân sự Bắc đại tây dương (NaTo) do Mĩ thành lập nhằm mục đích gì?

A. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

B. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam.

C. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

D. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

35. Liên minh Châu Âu (EU) là tổ chức có tính chất gì?

A. Liên minh quân sự.                  B. Liên minh giáo dục- văn hóa – y tế.

C. Liên minh về khoa học kỹ thuật.        D. Liên minh kinh tế chính trị.

 Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

download.com.vn