Câu hỏi Cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2018 - Đáp án bài dự thi Tìm hiểu kiến thức về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm 2018

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 287,7 KB
Lượt tải: 1,218
Nhà phát hành: Sưu tầm


Taifull.net giới thiệu: Câu hỏi Cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2018: Câu hỏi Cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2018 là tài liệu tham khảo và dễ dàng hoàn thiện cho riêng minh một bài dự thi hoàn chỉnh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nội dung chi tiết:

Download.com.vn xin giới thiệu đến các bạn Câu hỏi Cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2018 được Ban Tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2018 đã ban hành, có gợi ý đáp án kèm theo. 

Hy vọng, qua tài bài viết này các bạn có thêm nhiều tài liệu tham khảo và dễ dàng hoàn thiện cho riêng minh một bài dự thi hoàn chỉnh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nội dung bài dự thi Tìm hiểu kiến thức về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Phần 1 - Tìm hiểu kiến thức (60 điểm): Gồm 20 câu hỏi (05 câu tìm hiểu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; 05 câu tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường; 10 câu hỏi về pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm).
  • Phần 2 - Sáng kiến, kinh nghiệm (40 điểm): Là các sáng kiến, giải pháp hoặc kinh nghiệm trong đảm bảo VSATTP, bảo vệ môi trường trong khi sản xuất, chế biến và tiêu dùng.

Phần I: Tìm hiểu kiến thức (60 điểm)

Câu 1: Anh/chị hiểu thế nào là môi trường? Chức năng của môi trường? Ô nhiễm môi trường là gì?

Câu 2. Thuốc bảo vệ thực vật có tác động như thế nào đến môi trường và sức khỏe con người? Anh/chị hãy cho biết một số lưu ý khi sử dụng thuốc bảo về thức vật?

Câu 3. Anh/chị hãy cho biết biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân và những hiện tượng biến đổi khí hậu chủ yếu?

Câu 4: Anh/chị cho biết mục tiêu cụ thể về bảo vệ môi trường đến năm 2020, những nhiệm vụ cụ thể và những giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”?

Câu 5: Anh/chị hãy cho biết phụ nữ có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ môi trường?

Câu 6: Theo anh/chị hộ gia đình cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Câu 7: Những hoạt động bảo vệ môi trường nào được khuyến khích thực hiện? Những hành vi nào có thể gây tổn hại đến môi trường và bị nghiêm cấm?

Câu 8: Ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường?

Câu 9: Để bảo vệ môi trường, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật người sử dụng có quyền và nghĩa vụ gì?

Câu 10: Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường gây ô nhiễm, suy thoái làm thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì trách nhiệm pháp lý đặt ra như thế nào? Tổ chức gây ô nhiễm môi trường thì quy trách nhiệm cho ai?

Câu 11. Anh/chị hiểu thế nào là thực phẩm an toàn? thực phẩm bị ô nhiễm?

Câu 12. Anh/chị hãy cho biết, sử dụng thực phẩm nhiễm kim loại nặng có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Câu 13. Theo anh/chị, việc sử dụng thực phẩm màu không được phép để chế biến gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Câu 14. Anh/chị hãy cho biết cách chọn lựa rau, quả ít nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật nhất?

Câu 15. Hiện nay có một số loại thực phẩm bị phát hiện sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vượt quá giới hạn cho phép, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm và ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người tiêu dùng. Theo anh/chị, quy định pháp luật về hình thức xử phạt vi phạm đối với các hành vi này như thế nào?

Câu 16: Anh/chị hãy cho biết những hành vi nào bị cấm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm?

Câu 17: Anh chị hãy cho biết, điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất được quy định như thế nào?

Câu 18: Theo anh/chị, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm cần phải đảm bảo những yêu cầu gì?

Câu 19: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống cần đáp ứng các điều kiện gì để bảo đảm an toàn thực phẩm?

Câu 20: Anh/chị hãy cho biết những hành vi vi phạm an toàn thực phẩm nào sẽ bị xử phạt hành chính? Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả?

II. Phần 2

Sáng kiến, kinh nghiệm (40 điểm): Là các sáng kiến, giải pháp hoặc kinh nghiệm trong đảm bảo VSATTP, bảo vệ môi trường.

Gợi ý câu trả lời 

Câu 1: Anh/chị hiểu thế nào là môi trường? Chức năng của môi trường? Ô nhiễm môi trường là gì?

1. Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”

Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: Môi trường tự nhiên; Môi trường nhân tạo

  • Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
  • Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.

2. Môi trường có các chức năng cơ bản sau:

  • Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
  • Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
  • Môi trường là nơi chứa đựng, phân hủy, tự làm sạch các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
  • Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.
  • Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
  • Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử của trái đất, lịch sử tiến hóa của sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người.
  • Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín hiệu và báo động sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật sống trên tráI đất.
  • Cung cấp, lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các cảnh quan, tôn giáo…

3. Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường

Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.

Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.

Câu 2. Thuốc bảo vệ thực vật có tác động như thế nào đến môi trường và sức khỏe con người? Anh/chị hãy cho biết một số lưu ý khi sử dụng thuốc bảo về thức vật?

Gợi ý trả lời:

1. Tình trạng lạm dụng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không đúng liều lượng, quy trình đã ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người:

- Thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể con người bằng các con đường như qua da, qua miệng, qua hô hấp và gây ngộ độc đến tính mạng con người

  •  Thuốc thâm nhập qua da, đây là con đường xâm nhập phổ biến nhất.
  • Thuốc xâm nhập qua đường miệng thường gây ngộ độc rất nặng.

- Thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường và hệ sinh thái:

  •  Thuốc BVTV diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho con người, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Các thuốc trừ sâu tồn dư lâu, không bị phân hủy ở trong đất và trong nước có thể làm cho động vật, cây trồng sống ở đó bị nhiễm thuốc lâu dài, con người ăn các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi bị nhiễm thuốc trừ sâu hằng ngày một cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có hại cho sức khỏe.
  • Các dạng thuốc BVTV phun ra chỉ được cây trồng hấp thụ một phần, còn một phần được giữ lại trong đất, nước và phân giải dần dưới tác động của các yếu tố môi trường. Thuốc bị rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến các loài động vật sống dưới nước. Thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường do bị rò rỉ trong quá trình vận chuyển, cất giữ, sử dụng, do việc tiêu hủy, xử lý các chất thải thuốc BVTV không đảm bảo an toàn; do việc rửa các thiết bị, dụng cụ có dính thuốc bừa bãi ở mọi nơi; do sử dụng thuốc quá liều và phun thuốc trong khi có gió to hoặc dùng thuốc ở sát ngay những khu vực nhạy cảm như nguồn nước sinh hoạt, nơi đông dân cư.

2. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

Tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc BVTV:

- Dùng đúng thuốc:

  • Mỗi loại thuốc có một phạm vi tác dụng nhất định. Vì vậy, để xác định được loại thuốc cần dùng, trước hết chúng ta cần biết được cây trồng đang bị đối tượng nào gây hại (nấm, vi khuẩn, côn trùng…), gây hại ở bộ phận nào của cây và mức độ gây hại ra sao. Khi chọn được chủng loại thuốc, cần phải chú ý chọn loại thuốc nào có độ độc thấp (dựa vào màu chỉ thị độ độc và kí hiệu trên bao bì), thuốc mau phân hủy và an toàn với người, cây trồng, thiên địch.
  • Không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, không có tên trong danh mục thuốc được phép sử dụng. Không sử dụng thuốc cấm, thuốc có độ độc cao.
  • Thực hiện đúng các quy định đối với thuốc hạn chế sử dụng.

- Dùng đúng liều lượng và nồng độ:

  • Liều lượng là lượng nước và thuốc cần dùng trên một đơn vị diện tích (…lit, kg/ha) và nồng độ là độ pha loãng của thuốc trong nứơc để phun. Nếu dùng nồng độ, liều lượng quá cao thì dịch hại chết nhanh nhưng tốn kém, ảnh hưởng đến môi trường và gây ngộ độc cho người sử dụng. Ngược lại nếu dùng nồng độ, liều lượng quá thấp so với khuyến cáo sẽ không diệt được dịch hại mà còn nhanh chóng gây quen thuốc.
  • Do vậy, cần tuân thủ theo đúng liều lượng và nồng độ quy định trên nhãn thuốc để đảm bảo thuốc trải đều và tiếp xúc với dịch hại nhiều nhất, hiệu quả phòng trừ sẽ cao.

- Dùng đúng lúc:

  • Tức là sử dụng thuốc khi sinh vật hại phát triển tới mức cần phòng trừ, khi sâu còn nhỏ, bệnh mới chớm phát. Chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết, tức là ở thời điểm đó nếu không phun thuốc thì khả năng sâu bệnh, cỏ dại sẽ làm thất thoát đến năng suất.
  • Nên phun thuốc vào chiều mát hoặc sáng sớm khi khô sương. Không nên phun thuốc khi sâu bệnh quá ít, mật độ thiên địch cao. Không phun thuốc khi trời nắng gắt, sắp có mưa, khi cây ra hoa hoặc gần ngày thu hoạch. Cần giữ đúng thời gian cách ly ghi trên nhãn thuốc để đảm bảo an toàn khi sử dụng nông sản.

.........

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

download.com.vn