Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam từ 1945-1954 - Tài liệu ôn thi THPT quốc gia môn Lịch sử

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 243,5 KB
Lượt tải: 15
Nhà phát hành: Sưu tầm


[Share] Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam từ 1945-1954 có đáp án kèm theo giúp thí sinh dễ dàng hệ thống lại kiến thức, luyện trả lời câu hỏi trắc nghiệm để có thêm kinh nghiệm khi làm bài thi THPT Quốc gia môn Lịch sử.

Nội dung chi tiết:

Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử được thi theo hình thức trắc nghiệm, phần Lịch sử Việt Nam sẽ chiếm khoảng 70% đề thi. Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam từ 1945-1954 có đáp án kèm theo giúp thí sinh dễ dàng hệ thống lại kiến thức, luyện trả lời câu hỏi trắc nghiệm để có thêm kinh nghiệm khi làm bài thi THPT Quốc gia môn Lịch sử.

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam từ 1945-1954

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC

- Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám.

- Xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, “giặc dốt” và khó khăn tài chính

- Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ và đường lối kháng chiến của Đảng

- Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.

- Chiến thắng Biên Giới thu đông 1950.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.

- Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.

- Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khó khăn lớn nhất của đất nước ta sau cách mạng tháng Tám gì ?

A. Hai mươi vạn quân Tưởng kéo vào miền Bắc để giải giáp quân Nhật nhưng lại nuôi dã tâm lật đổ chính quyền cách mạng.

B. Nạn đói, nạn dốt đe doạ nghiêm trọng cuộc sống của nhân dân ta..

C. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.

D. Các tổ chức phản cách mạng ra sức chống phá cách mạng.

Câu 2. Quân đội Đồng minh các nước vào nước ta sau năm 1945 là?

A. quân Anh, quân Mĩ

B. quân Pháp, quân Anh

C. Quân Anh, quân Trung Hoa Dân quốc

D. quân Pháp, quân Trung Hoa Dân quốc

Câu 3. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chúng ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù, trong đó nguy hiểm nhất là?

A. quân Trung Hoa Dân Quốc.

B. thực dân Pháp.

C. đế quốc Anh.

D. phát xít Nhật.

Câu 4. Quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai của chúng ở miền Bắc có âm mưu gì?

A. Giải giáp khí giới quân Nhật.

B. Giúp đỡ chính quyền cách mạng nước ta.

C. Đánh quân Anh.

D. Cướp chính quyền của ta.

Câu 5. Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là?

A. nạn đói.

B. giặc dốt.

C. tài chính.

D. giặc ngoại xâm.

Câu 6. Tình hình tài chính nước ta sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám như thế nào?

A. Tài chính bước đầu được xây dựng.

B. Ngân sách Nhà nước trống rỗng.

C. Tài chính phát triển

D. Tài chính lệ thuộc vào Nhật – Pháp.

Câu 7. Tàn dư văn hóa do chế độ thực dân phong kiến để lại sau Cách mạng tháng Tám là?

A. Văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

B. Văn hóa hiện đại theo kiểu phương Tây.

B. Văn hóa mang nặng tư tưởng phản động của phát xít Nhật.

D. hơn 90% dân số không biết chữ.

Câu 8. Mục tiêu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau cách mạng thánh Tám là?

A. Bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam.

B. đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam.

C. mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam.

D. chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam

Câu 9. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có biện pháp gì để giải quyết nạn “mù chữ” sau Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Thành lập Nha Bình dân học vụ.

B. Xây dựng nhiều trường học.

C. Xoá bỏ văn hoá thực dân nô dịch phản động.

D. Thực hiện cải cách giáo dục.

Câu 10. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập năm 1945 là nhà nước của?

A. công, nông, binh.

B. toàn thể nhân dân.

C. công nhân và nông dân.

D. công, nông và trí thức.

Câu 11. Ý nào sau đây không phải là khó khăn của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Các cơ sở công nghiệp chưa kịp phục hồi sản xuất.

B. Ngân sách Nhà nước hầu như trống rỗng.

C. Nhân dân mới giành được chính quyền.

D. Trên cả nước ta còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.

Câu 12. Thuận lợi nào là cơ bản nhất đối với cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Phong trào cách mạng thế giới phát triển sau chiến tranh.

B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành.

C. Cách mạng có Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.

D. Nhân dân phấn khởi gắn bó với chế độ.

Câu 13. Ngày 6 – 1 – 1946 ở Việt Nam diễn ra sự kiện nào sau đây?

A. Thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp; thành lập Ủy ban hành chính các cấp.

C. Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên, thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến.

D. Tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 14. Sau bầu cử Quốc hội(1/1946), các địa phương Bắc Bộ, Trung Bộ làm gì để xây dựng chính quyền?

A. Thành lập quân đội ở các địa phương.

B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

C. Thành lập các Xô viết ở các địa phương.

D. Thành lập tòa án nhân dân các cấp.

Câu 15. Hai mục tiêu chiến lược của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng 1945-1946 là gì?

A. Thành lập chính phủ chính thức của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

B. Thực hiện nền giáo dục mới và giải quyết nạn đói.

C. Quyết tâm kháng chiến chống thực dân pháp.

D. Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và ra sức xây dựng chế độ mới..

Câu 16. Biện pháp căn bản và lâu dài để giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là?

A. nghiêm trị những người đầu cơ tích trữ lúa gạo.

B. thực hiện phong trào thi đua tăng gia sản xuất.

C. tổ chức điều hòa thóc gạo giữa các địa phương.

D. thực hiện lời kêu gọi cứu đói của Hồ Chí Minh.

Câu 17. Để giải quyết nạn đói trước mắt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi:

A. Nhường cơm sẻ áo

B. Tịch thu lúa gạo của nhân dân

C. Kêu gọi sự hỗ trợ của thế giới

D. Sự hỗ trợ của các nước Đông Nam Á

Câu 18. “Cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa, đem gạo đó ( mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”. Câu trên do ai phát biểu?

A. Hồ Chí Minh.

B. Phạm Văn Đồng.

C. Trường Chinh.

D. Tôn Đức Thắng.

Câu 19. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, những thế lực ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc?

A. Quân Nhật, quân Mĩ.

B. Quân Anh, quân Nhật.

C. Quân Pháp, quân Nhật.

D. Quân Nhật, quân Trung Hoa Dân quốc.

Câu 20 . Trước âm mưu và hành động xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp, chủ trương của Đảng và chính phủ ta như thế nào?

A. Quyết tâm lãnh đạo kháng chiến

B. Đàm phán với Pháp

C. Nhờ sự giúp đỡ bên ngoài

D. Hòa hoãn với thực dân Pháp.

download.com.vn