Chỉ thị số 21/2010/CT-UBND về tăng cường bảo vệ môi trường nước hệ thống sông Đồng Nai từ nay đến năm 2011 giai đoạn 2011 - 2015 -
Nội dung chi tiết:
Chỉ thị số 21/2010/CT-UBND về tăng cường bảo vệ môi trường nước hệ thống sông Đồng Nai từ nay đến năm 2011 giai đoạn 2011 - 2015
Chỉ thị số 21/2010/CT-UBND của UBND TP Hồ Chí Minh: Về tăng cường bảo vệ môi trường nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------- Số: 21/2010/CT-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------------------------------------- Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 10 năm 2010 |
CHỈ THỊ
Về tăng cường bảo vệ môi trường nước lưu vực hệ thống
sông Đồng Nai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
từ nay đến năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015
__________________
Trong thời gian qua, thành phố đã có nhiều nỗ lực trong việc ngăn ngừa, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng nhiều giải pháp khác nhau vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính lâu dài. Tuy nhiên, tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp, nhiều vấn đề bức xúc cần phải được tập trung giải quyết, đặc biệt là việc ô nhiễm nguồn nước sông Sài Gòn - Đồng Nai, hệ thống sông, kênh, rạch của thành phố.
Hiện tượng xả các chất thải không qua xử lý, hoặc chưa xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn nhiều; nhiều cơ sở sản xuất có ngành nghề gây ô nhiễm môi trường như dệt nhuộm, giấy, bột giấy, cao su, thuộc da, hóa chất, lương thực, thực phẩm,… nhưng khả năng về xử lý chất thải kém, thường xả thẳng vào nguồn nước các sông, kênh, rạch. Những hoạt động này dù đã được cơ quan chức năng bảo vệ môi trường kiểm tra, thanh tra và xử lý nhưng chưa triệt để, sự giám sát còn thiếu đồng bộ. Công tác quản lý nhà nước trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường còn hạn chế; chưa kết hợp chặt chẽ việc phát triển kinh tế, đầu tư với bảo vệ môi trường.
Từ những nguyên nhân trên, nhằm từng bước cải thiện chất lượng môi trường sông, kênh, rạch, đặc biệt là hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai trên địa bàn thành phố đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, đáp ứng nguồn cấp nước sạch cho hoạt động kinh tế - xã hội của thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Giám đốc các Sở - ban - ngành thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện; lãnh đạo các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan thực hiện ngay các giải pháp cấp bách từ nay đến cuối năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
1. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Giao nhiệm vụ cho Chi cục Bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầu mối tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trong việc phối hợp với các cơ quan Trung ương liên quan, 11 tỉnh thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai thực hiện Đề án Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (gọi tắt là Đề án sông Đồng Nai); đồng thời chủ động, tham mưu tổ chức điều phối triển khai các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường nhằm thực hiện Đề án sông Đồng Nai trên địa bàn thành phố có hiệu quả;
b) Chủ trì, phối hợp các Sở - ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận - huyện chỉ đạo, đôn đốc thực hiện Đề án sông Đồng Nai trên địa bàn thành phố, định kỳ 06 tháng tổng hợp báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân thành phố;
c) Tăng cường, hoàn thiện hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố, hệ thống quan trắc chất lượng nước thải tự động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; thường xuyên thực hiện chương trình quan trắc, giám sát chất lượng môi trường nói chung và chất lượng nước sông, kênh, rạch thành phố; làm đầu mối thông tin, chia sẻ dữ liệu với các Sở - ngành liên quan và các tỉnh, thành trên lưu vực sông Đồng Nai, Ủy ban sông Đồng Nai;
d) Chủ trì và phối hợp với các Sở - ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận - huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra để xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Ngăn ngừa, ngăn chặn sự gia tăng ô nhiễm nguồn nước một cách triệt để; tổ chức bộ máy nhân sự và trang thiết bị nhằm ứng phó sự cố môi trường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường;
đ) Nghiên cứu đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển cơ chế cộng đồng tự quản và giám sát môi trường;
e) Chịu trách nhiệm là cơ quan thường trực, tham mưu toàn diện cho Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình triển khai thực hiện Đề án sông Đồng Nai trên địa bàn thành phố; theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện.
2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở - ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận - huyện kiểm soát các nguồn thải vào hệ thống kênh thủy lợi, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở - ngành liên quan tuyên truyền, vận động người dân sử dụng đúng và hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật; kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.
3. Giám đốc Sở Công Thương có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân quận - huyện kiểm soát môi trường trong lĩnh vực ngành công thương, các cụm công nghiệp tập trung;
b) Kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đi đôi với hình thành các cụm công nghiệp bảo đảm các điều kiện về xử lý môi trường.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết