Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 8 - Tài liệu ôn thi học sinh giỏi lớp 8 môn Toán

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 873,6 KB
Lượt tải: 21
Nhà phát hành: Sưu tầm


Cập nhật bởi Taifull.net 20 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 8 giúp các em rèn luyện được kỹ năng giải Toán cũng như đánh giá được năng lực của mình thông qua việc giải những bài tập này

Nội dung chi tiết:

20 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 8 gồm những bài Toán nâng cao theo chương trình học lớp 8.

Tài liệu giúp các em rèn luyện được kỹ năng giải Toán cũng như đánh giá được năng lực của mình thông qua việc giải những bài tập này. Mời các em cùng tham khảo tài liệu. Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi học sinh giỏi Toán 8.

Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 8

Chuyên đề 1: Phân tích đa thức thành nhân tử
 
A. MỤC TIÊU:
  • Hệ thống lại các dạng toán và các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử
  • Giải một số bài tập về phân tích đa thức thành nhân tử
  • Nâng cao trình độ và kỹ năng về phân tích đa thức thành nhân tử

B. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP

I. TÁCH MỘT HẠNG TỬ THÀNH NHIỀU HẠNG TỬ:

Định lí bổ sung:

  • Đa thức f(x) có nghiệm hữu tỉ thì có dạng p/q trong đó p là ước của hệ số tự do, q là ước dương của hệ số cao nhất
  • Nếu f(x) có tổng các hệ số bằng 0 thì f(x) có một nhân tử là x – 1
  • Nếu f(x) có tổng các hệ số của các hạng tử bậc chẵn bằng tổng các hệ số của các hạng tử bậc lẻ thì f(x) có một nhân tử là x + 1
  • Nếu a là nghiệm nguyên của f(x) và f(1); f(- 1) khác 0 thì f(1)/(a - 1) và f(-1)/ (a + 1) đều là số nguyên.

Để nhanh chóng loại trừ nghiệm là ước của hệ số tự do

1. Ví dụ 1: 3x2 – 8x + 4

Cách 1: Tách hạng tử thứ 2

3x2 – 8x + 4 = 3x2 – 6x – 2x + 4 = 3x(x – 2) – 2(x – 2) = (x – 2)(3x – 2)

Cách 2: Tách hạng tử thứ nhất:

3x2 – 8x + 4 = (4x2 – 8x + 4) - x2 = (2x – 2)2– x2 = (2x – 2 + x)(2x – 2 – x) = (x – 2)(3x – 2)

II. THÊM, BỚT CÙNG MỘT HẠNG TỬ:

1. Thêm, bớt cùng một số hạng tử để xuất hiện hiệu hai bình phương:

2. Thêm, bớt cùng một số hạng tử để xuất hiện nhân tử chung

III. ĐẶT BIẾN PHỤ:

Ví dụ 1: x(x + 4)(x + 6)(x + 10) + 128 = [x(x + 10)][(x + 4)(x + 6)] + 128 = (x2 + 10x)(x2 + 10x + 24) + 128

Đặt x2 + 10x + 12 = y, đa thức có dạng

(y – 12)(y + 12) + 128 = y2 – 144 + 128 = y2 – 16 = (y + 4)(y – 4) = ( x2+ 10x + 8 )(x2 + 10x + 16 ) = (x + 2)(x + 8)( x2 + 10x + 8 )

download.com.vn